Bạn đang xem trang 2 / 3 trang

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Năm T6 17, 2004 4:32 pm
Viết bởi Nobita
May quá! Có chú nôbita rành về cầu đường, đất cát đây rồi. Muốn hỏi nobita một chút.
Đối với 1kg xi măng thì trộn  hỗn hợp với một lượng nước, cát khoảng bao nhiêu thì thích hợp nhất?
Nếu chỉ trộn xi măng với nước không thì có thể đúc thành vật thể có độ bền chấp nhận được hay không?
-Khi tạo một vật thể nào đó,làm thế nào để có thể tháo khung mẫu ra chỉ để phần vật thể đã đúc mà thôi?
-Khi thao tác với ximăng,những trở ngại,thất bại nào thường xảy ra?
-Ví dụ muốn đúc một quả tạ kiểu tập tay(hai quả tạ hai đầu,ở giữa là tay cầm) thì làm thế nào là hợp lý nhất?

Mấy bữa nay nhận được nhiều cafe với bia quá, đến nỗi ... nobita quên cả vệic hồi âm cho fantasista (để còn lấy quà nữa chứ [wink]). ゴメン!

Việc thiết kế tỷ lệ cấp phối của ximăng hay bêtông xi măng là cả một bài toán, yêu cầu phải xác định các thành phần tỷ lệ 配合 như: N/X; C/X; Đ/X. Đương nhiên là tùy vào khả năng chịu lực của cấu kiện và cường độ của cốt liệu mà tỷ lệ này khác nhau. Ở Việt Nam, tất cả các tỷ lệ này đều được thống kê lại trong cuốn "Sổ tay thi công KTXD". Thực tế nobita thi công thì tỷ lệ X/N vào khoảng 0.42 đến 0.45. Còn cát thì gấp 2 đến 3 lần XM. (hì ... hì ...)

Nước trộn với XM thì ... không thể dùng để đúc được. XM+cát+nước -> thành hỗn hợp vữa xây dựng. Vữa dùng để tô, trát và làm công tác hoàn thiện. Nó còn được dùng để xây tường (gạch). Vào khoảng thập niên 80, ở VN còn dùng vửa để "đúc khôn" các sản phẩm trang trí nội thật như bông gió, hoa văn. Nhưng ngày nay nó được thay thế bằng vật liệu thạch cao là chủ yếu (vì đẹp hơn và có độ bền lớn hơn vữa rất nhiều). Còn XM+nước -> sẽ được "hồ dầu", đương nhiên với 1 lượng nước khá nhiều thu được dung dịch "sền sệt". Nó dùng để tráng bề mặt các nền nhà. Ngày nay chúng ta ít gặp dạng này vì hầu hết nền nhà đều được ốp gạch hoặc lát đá. Tuy nhiên, nó có thể sử dụng trong công tác phòng và chống thấm khá tốt.

Ván khuôn chủ yếu được làm bằng gỗ hoặc sắt (kim loại). Và kỹ thuật đóng ván khuôn sẽ quyết định chất lượng công trình. Ngày nay, để thuận lợi cho việc vận chuyển và kinh tế, ván khơn thường làm bằng thép. Trước khi đúc, người ta thường "bôi" lên bền mặt ván khuôn 1 lớp "làm bóng", ở VN thường sử dụng đó là nhớt hoặc mỡ bò. Xin lưu ý, ván khuôn phải kín để tránh sự mất nước của Bêtông. Nếu không bề mặt cấu kiện sẽ bị "rỗ".

Để đúc tạ tay, nobita nghĩ, fantasista nên tận dụng những vật liệu có sẵn. Ví dụ có thể sử dụng lon cafe đã dùng xong để làm hai quả tạ. Khi đúc quả thứ nhất thì nhớ đặt "tay cầm" vào (nên dùng bằng sắt). Chú ý công tác định vị. Khi bêtong đạt được độ cố kết nhất định (khoảng 1tuần) thì sẽ tiến hành đúc tương tự cho phần còn lại.

Khi thao tác với ximăng, điều mà quan trọng nhất đó là NƯỚC. Nước sẽ quyết định đến cường độ cũng như sự linh hoạt và khả năng thi công của bêtông. Để đông rắn, ximang phải cần nước. Nhưng nếu nước quá nhiều (nước thừa)-> độ sụt lớn -> betong quá dẽo -> dễ thi công nhưng chất lượng betông sẽ rất kém. Lưu ý, sau khi trộng ximang hay betong xong, không được để quá 1h (hoặc 1h30ph), sau thời gian này betong sẽ từ từ hình thành liên kết (nếu tinh ý sẽ thấy hỗn hợp bị "vón cục"), và cường độ lúc bấy giờ nếu đem thi công thì chỉ còn lại khoảng 10% so với ban đầu. Sau khi đúc xong, nên bão dưỡng trong điều kiện ẩm hoàn toàn (100%). Có thể làm bằng cách trùm bao tải hoặc phủ cát và tưới nước thường xuyên. Làm như thế chất lương mẫu đúc sẽ rất đẹp. Ximăng không nên đặt gần môi trường ẩm và phải đặt cách đất ít nhất 10cm.

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Năm T6 17, 2004 4:40 pm
Viết bởi fantasista
Oh,Nobita đã cứu cho fanta khỏi một bàn thua trông thấy như Zidane cứu đội Pháp dzậy.Khi nào gặp,sẽ tiếp Nobita vài xị nhé[cheer].À mà,hình như Nobita chưa đến tuổi vị thành niên để được phép nhậu thì phải?[grin]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 5:15 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn, nguyên là cán bộ Viện Khoa học giao thông vận tải, mới đây đã xây dựng xong một ngôi nhà cứu nạn (chống động đất, lũ quét, gió lốc...) ở Gia Lâm, Hà Nội. Công nghệ xây dựng nhà cứu nạn vẫn nằm trong vòng bí mật vì tác giả đang đợi Cục Sở hữu công nghiệp cấp bằng sáng chế.

Đầu năm 1994, một cây cầu áp lực đất “thuần Việt” gọn nhẹ mang tên Tây Ninh có tính năng chống các chấn động từ nền đất không bền vững đã được đưa vào sử dụng tại Thạch Thất, Hà Tây. Cây cầu gồm bốn khổ, khẩu độ 14 m, mặt làm bằng bê tông liên hợp có tải trọng đủ cho đoàn xe 10 tấn và từng chiếc xe nặng 60 tấn đi qua.


Cầu áp lực đất.  
Trông đơn giản nhưng phải mất 4 năm nghiên cứu, kỹ sư Nguyễn Văn Mẫn mới biến ý tưởng một cây cầu chống động đất của mình trở thành hiện thực. Cây cầu áp lực đất không đòi hỏi vật liệu cũng như thiết bị thi công mới, được làm bằng xi măng cốt thép bình thường nhưng thiết kế với một số cấu trúc đặc biệt nhằm giảm sự tác động của những cơn địa chấn (nếu có) như: không cố định vĩnh cửu phần móng cầu với nền đất mà dùng các khớp nối và những thanh kèo xiên đặc dụng để truyền áp lực tải trọng từ trên xuống móng cầu; vẫn giữ cố định những điểm kết nối đảm bảo cầu không bị cuốn trôi trong điều kiện bão lũ...

Điểm quan trọng nhất là tính toán, định dạng hai bên mố cầu sao cho tương ứng với các chấn động và đảm bảo sự cân bằng hai đầu để không làm biến dạng cây cầu khi bị lực nhiều phương từ các phương tiện vận tải truyền xuống.

Ưu điểm của sáng chế loại cầu áp lực đất là khả năng thiết kế cầu ngay cả trên các nền địa chất yếu, đất bị lún với tải trọng tùy mức độ yêu cầu.

Do khai thác được áp lực ngang của nền đất nên công đoạn xử lý móng cầu không mất nhiều công sức như các loại cầu khác, thời gian thi công giảm một nửa và chi phí giảm 35 - 40%! Bộ Giao thông vận tải đã đồng ý cho kỹ sư Mẫn áp dụng nghiên cứu của mình vào việc xây dựng một số cầu từ năm 1993, đến nay, cầu áp lực đất đã chứng minh được tính ưu việt và vẫn đang được sử dụng. Cục Sở hữu công nghiệp sau quá trình xem xét đã cấp bằng bảo hộ độc quyền sáng chế cầu áp lực đất cho ông Nguyễn Văn Mẫn.

Ngay sau khi áp dụng thành công loại cầu chống các chấn động từ nền đất, kỹ sư Mẫn đã lao ngay vào ý tưởng tạo một ngôi nhà an toàn không chỉ trong các cơn địa chấn mà còn có khả năng chống lại một số thiên tai hay xảy ra tại VN như lũ quét, gió bão, đất lở... Và cuối cùng, sau hơn bảy năm tìm tòi, nghiên cứu, ông đã thành công...

Công nghệ mới dễ thực hiện


Ngôi nhà chống động đất do kỹ sư Mẫn thiết kế cho gia đình mình.
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu thiết kế các công trình chống động đất. Tại Nhật Bản, khi làm móng cao ốc, các kỹ sư đã tạo một hệ thống giảm chấn, theo đó nền nhà trước khi nối xuống đất sẽ đi qua một lớp tấm đệm lò xo dày tùy theo độ cao của tòa nhà. Còn tại Pháp, nguyên lý cũng tương tự nhưng người ta thay lớp lò xo đặc dụng bằng các loại cao su, lốp ôtô nhồi đất để chống động đất.

Tuy nhiên, theo kỹ sư Mẫn, các công trình kiến trúc theo các phương pháp trên sẽ chỉ được giảm chấn ở phần nền, còn phần khung, tường phía trên sẽ phải chịu toàn bộ lực nghiêng, kéo theo chiều của lò xo nên rất có thể gây các vết nứt nguy hiểm, thậm chí gãy đôi nhà.

Theo phương pháp của ông, nhà cứu nạn cũng được thiết kế giảm chấn dựa theo lực đàn hồi của các vật liệu co giãn. Tuy nhiên, nhà cứu nạn không dùng vật liệu đàn hồi trên toàn bộ mặt bằng công trình mà chỉ dựa trên phần khung nhà. Ông Chấn nói: “Phương Tây chống chấn động cho nhà bằng cách dàn vật liệu đàn hồi trên toàn diện tích, còn tôi chỉ cần làm trên chu vi. Nền đàn hồi sẽ gồm hai phần chính: hệ trục giảm chấn (bao gồm hai thanh giảm chấn nằm vuông góc ở mỗi tầng) và những tấm đàn hồi. Nguyên lý trượt ngang cũng được áp dụng.

Khi có động đất, do nền nhà cứu nạn không bắt chặt với mặt đất nên trước tiên ngôi nhà sẽ trượt cùng hướng với chiều chấn động, sau đó các tấm đàn hồi sẽ phát huy tác dụng, cuối cùng là trục giảm chấn sẽ giữ vững cấu trúc, hình dáng ngôi nhà và giảm chấn trên từng tầng”.

Theo quan điểm của kỹ sư Mẫn, những nghiên cứu chống động đất từ trước đến nay chưa thành công là do các nhà khoa học chưa tính được hết hệ lực tính, cường độ cũng như vị trí tác động các lực của vỏ trái đất lên ngôi nhà (khi có động đất). Nhờ hệ thống giảm chấn, với thiết kế kín, chuyên biệt theo nghiên cứu của ông Mẫn, nhà cứu nạn còn có thể tránh được các thảm họa khác có hệ lực co kéo mạnh theo nhiều phương như gió lốc, lũ quét...

Để xây dựng nhà cứu nạn, giống như cầu áp lực đất, không cần vật liệu đặc biệt, chỉ cần một chuyên gia để thiết kế khung thép, chỉ số kỹ thuật, độ dài của khung...

Ngoài các chỉ số bắt buộc như: cường độ chịu lực của hệ khung phải đáp ứng khoảng 300-350kg/cm2 (nhà bình thường chỉ khoảng 200kg/cm2), mức chịu lực của tấm đàn hồi từ 80 đến 100kg/cm2 cùng một số bí quyết công nghệ khác, còn lại về cơ bản, nguyên vật liệu, cách xây dựng là không khác so với nhà bình thường. Toàn bộ chi phí cho một ngôi nhà cứu nạn, tùy địa điểm cũng như yêu cầu của gia chủ, sẽ đắt gấp rưỡi so với xây nhà bình thường.

Tự bỏ tiền xây xong một ngôi nhà cứu nạn tại Gia Lâm (Hà Nội), ông Nguyễn Văn Mẫn cho biết đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế. Theo ông, trên thế giới chưa có ai công bố về một thiết kế giống nhà cứu nạn của ông. Hiện ông đã gửi bản vẽ chi tiết, các thông số kỹ thuật, báo cáo khoa học lên Cục Sở hữu công nghiệp để được xem xét cấp bằng bảo hộ độc quyền. Nếu nghiên cứu này được ứng dụng đại trà có kết quả, đây chắc chắn sẽ là một công trình có ý nghĩa rất lớn đối với vùng núi phía Bắc nước ta và vùng đồng bằng sông Cửu Long hay bị lũ lụt.

Trên thế giới có hai vành đai động đất lớn, thường có các trận địa chấn mạnh trên 8 độ richter là vành đai dãy Alpes xuyên Á và vành đai Thái Bình Dương. VN tuy không nằm trong hai vành đai trên nhưng bản thân cũng có đới động đất riêng do những đường đứt gãy kiến tạo địa tầng. Mạnh và thường xuyên nhất là đới Tây Bắc (từ Sơn La đến Thanh Hóa), tiếp theo là đới sông Hồng và sông Cả, ít xuất hiện hơn là đới Cao Bằng - Quảng Ninh, Nam Quảng Trị... Một trận động đất cỡ 7,2 độ richter có sức chấn động bằng 62 quả bom nguyên tử Mỹ đã bỏ xuống Hiroshima (Nhật). Cả nước ta hiện có 15 trạm quan trắc dự báo động đất nhưng do trang thiết bị còn kém nên hiệu quả rất thấp.

(Theo Tuổi Trẻ)

Lâu quá rồi không gặp Nobita,vẫn đến trường đều đặn đấy chứ[smile]


Nobita có nhận xét gì về Cầu áp lực đất hay nguyên lý chống động đất mà ông Mẫn cho là thế giới chưa làm như vậy...Không có bản vẽ cụ thể nên cũng khó nhưng chắc Nobita có kinh nghiệm chắc có thể lý giải được phần nào chăng


Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 5:45 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Giới thiệu với các bạn một kiến trúc sư,kỹ sữ,một hoạ sỹ người Tây ban Nha
Santiago Calatrava ...

Và sau đây là một số cây cầu mà ông đã thiết kế:

 













Nobita có thấy đây chỉ là những cây cầu nhỏ, nhưng design và cấu tạo rất độc đáo không ?

Nobita có thể phân tích các nguyên tắc chịu lực của những cây cầu trên không?

Không hiểu các công đoạn thi công thế nào nữa...

Đúng là thế giới có rất nhiều người giỏi mà chúng ta cần phải học hỏi

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 5:55 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Hình thứ 3 từ dưới lên, không hiểu cầu được cấu tạo thế nào mà mà,vừa mỏng manh,lại có khẩu độ lớn như vậy nhỉ


Có thể tham khảo những công trình khác của ông tại trang web sau:

http://www.calatrava.com/

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Sáu T8 20, 2004 10:35 am
Viết bởi Nobita
Ôi, anh Phương kiếm được những hình ảnh về cầu tuyệt thật. Đúng là 見事!!!Thank a lot of !!!
Nobita nghĩ, vì đây là những cây cầu nhịp nhỏ, vì vậy nó đã phát huy hết tác dụng của kiến trúc. Đương nhiên nguyên lý cấu tạo phải được đảm bảo. Chỉ nhìn vào hình, nobita không dám bàn luận gì về cấu tạo hay nguyên tắc hoạt động; mà chỉ biết "ngẩn ngơ" trước vẻ đẹp của chúng.
Về công trình cầu áp lực và nhà chống động đất của KS Nguyễn Văn Mẫn: nobita đã nghe nói nhiều về ông từ lúc còn ngồi trên giảng đường đại học. Nói về đầt nền, chúng ta nghĩ ngay đến Mc.Hill, Quit-Kơ-Loo (xin lỗi vì tên tiếng Anh của ông này nobita quên mất tiêu rùi, hic.hic...), đây là những nhà khoa học nổi tiếng thế giới theo trường phái Cơ Học Đất Hiện Đại; liên tưởng ngay đến Vòng tròn Morh ứng suất. Hai đại lượng đặc trưng cho đất nền, đó là lực dính C và góc trượt fi (góc nghĩ của vật liệu). Dưới tác dụng của tải trọng thẳng đứng, đất nền sẽ bị biến dạng theo cả hai phương: đứng (người ta gọi là lún) và ngang (chính là hệ số nở hông). Cái hay của KS Mẫn là thiết kế công trình "sống chung" với các biến dạng đó. Vì trong tính toán, thông thường người ta xem dất nền như là một "Bán không gian đàn hồi". Nobita nghĩ, đây chính là vấn đề "lấy nhu chế cương" của KS Mẫn. Hy vọng ông sẽ sớm được cấp bằng Độc quyền sáng chế.  

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Sáu T8 20, 2004 11:30 am
Viết bởi Nobita
Part 3: Rigid Frame (khung cứng)


Về mặt cấu tạo cơ bản, phần khung cứng và phần móng (trụ, mố cầu) được tách rời nhau. Tuy nhiên, sẽ có một thành phần thanh nào đó trong khung sẽ liên kết chặt chẽ với phần móng, tạo thành một khốn vững chắc cho khung --> khung cứng.
Dằm trong cầu loại này thường được sử dụng có tiết diện chữ I hoặc dầm hộp. Việc tính toán thiết kế có phần khác biệt so với tính toán ở cầu dầm (girder bridges). đặt biệt là phần nối nữa khung cứng và hệ móng, đòi hỏi phải có độ chính xác rất cao.
Cho dù có rất nhiều loại mặt cắt, trong cầu khung cứng, người ta chỉ sử dụng một số mặt cắt chuyên dụng như khung PI, khung V vẹt (V bị vát phần nhọn) và khung V chuẩn.

Khung dạng V vẹt thích hợp cho các cầu bắc ngang qua thung lũng. Vì trong trường hợp này, có thể phần móng cầu bắt buộc phải có dạng nghiêng (do cấu tạo địa hình), khung V vẹt có thể đáp ứng điều này, đồng thời vượt nhịp mà không cần đến phần trụ đỡ ở giữa nhịp (tham khảo hình trên)

Cấu tạo khung V là mức phát triển cao hơn. Mỗi phần tử khung V sẽ "chống đỡ" 2 bên của dầm; đồng thời sẽ giảm bớt sự phát sinh của các thanh trong khung --> hiệu quả về kinh tế.

Cấu tạo khung PI thường được sử dụng nhiều nhất trong các cầu đường bộ và đường cao tốc trong thành phố. Các khung PI sẽ nằm phía trên mặt đường, tạo ra việc "giao thông khác mức". Đây chắc chắn sẽ là sự lực chọn cho các đô thị lớn ở Việt Nam trong việc giải quyết tình trạng giao thông quá tải như bây giờ.

西沢大橋
(にしざわおおはし)

[list][*]Cấu tạo: Cầu khung cứng V, 5 nhịp[*]Chiều dài: 360m[*]Khối lượng thép sử dụng: 2952T[*]Hoàn thành: năm 1994[*]Vị trí: Yamanashi-Ken[/list]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Sáu T8 20, 2004 5:11 pm
Viết bởi Tuan
 Đúng là dân SVXD thứ thiệt mà.
Anh Nobita ơi ?
Hiện nay nếu đi Nhật thì học XD ở đâu thì thích hợp nhất ?
XDcầu đường -XĐân dụng của Nhật thì cái nào mạnh hơn?
Kỹ thuật XD của Nhật về mặt thực tế thì có gì khác so với  KTXD ở VN?

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Bảy T8 21, 2004 2:30 pm
Viết bởi hoaithu
Tuyệt tuyệt thật!!![eek]
các anh làm cho niềm đam mê về xây dựng-kiến trúc của em càng ngày càng lớn lên !!
[tongue]
mặc dù là con gái nhưng mà em thực sự thích lãnh vực này đấy!!
cám ơn các sempai!! các sempai hãy tích cực pót bài tiếp đi, kohai sẽ ko bỏ sót bài nào đâu!!
[grin][grin][grin][grin]

Re:Tổng quan về Cầu !!!

Đã gửi: Chủ nhật T8 22, 2004 6:30 am
Viết bởi Nobita
Hiện nay nếu đi Nhật thì học XD ở đâu thì thích hợp nhất ?
XDcầu đường -XĐân dụng của Nhật thì cái nào mạnh hơn?
Kỹ thuật XD của Nhật về mặt thực tế thì có gì khác so với  KTXD ở VN?

Theo anh nghĩ, đã sang Nhật thì em học cái gì và học ở đâu cũng không quan trọng. Mà điều quan trọng hơn hết là em có thích học nó hay không. Đương nhiên, ai lại không thích vào các trường 第一流, nhưng cũng còn tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Sau khi sang Nhật, tự nhiên em sẽ tìm thấy sự lựa chọn cho mình thôi.
Về cầu đường và xây dựng dân dụng, rất khó so sánh với nhau vì cái nào cũng có điểm mạnh. Nhưng hình như ở Nhật không phân ngành Cầu đường và Dân dụng một cách rõ ràng như ở Việt Nam. Chỉ có các ngành như 建築、土木環境、都市計画、v.v...
Về thực tế, đương nhiên là khác rất nhiều so với Việt Nam. Về trình độ tổ chức thi công cũng như thiết bị phương tiện phục vụ công trình, công nghệ. Với con mắt của người đã từng đi thi công 1 năm ở Việt Nam, anh cảm thấy cái hay nhất ở Nhật trong thi công, đó là thời gian, vệ sinh, và an toàn (giao thông và lao động). Thật khó có thể nói hết được những điều mà anh cảm nhận được. Sau khi sang Nhật, em sẽ khám phá được chúng ngay thôi mà.