Bạn đang xem trang 2 / 5 trang

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Tư T2 11, 2009 9:12 pm
Viết bởi KIT08
chào anh chi.em la` Nga ,khoa'06,em cũng đang học ngành 建設社会工学 trường 九州工業大学.v..v..[bounce]

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Năm T2 12, 2009 1:49 am
Viết bởi seven love
 Em cũng xin phép đăng ký 1 chân tham gia với ạ. Hy vọng có thể học hỏi được thêm nhiều về lĩnh vực thiết kế đô thị, cũng như có thể cùng mọi người bàn về thực trạng, cũng như giải pháp về đô thị Việt Nam.
 
  Thông, K05 - 横浜国立大学、シビルエンジニアリング(土木)コース

 

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Năm T2 12, 2009 2:05 pm
Viết bởi iznogod
Chào mọi người, mình khóa 06, hiện đang học ở 東北大、M1、サステナブル環境構成学

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Sáu T2 13, 2009 2:04 am
Viết bởi lionking

Chào mọi người, mình khóa 06, hiện đang học ở 東北大、M1、サステナブル環境構成学


"Mình" là ai, nói vậy ai biết" mình" là ai?
@anh Tuệ: Sắp đủ 15 rồi đấy anh!

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Sáu T2 13, 2009 9:29 pm
Viết bởi anhsiu
    Chờ nhiều ngày mà topic vẫn lạnh tanh , để làm nóng và khởi động Topic em xin phép mạo mụi mở màng bằng  bài : " Tìm hiểu khái quát về LRT " . Có thể nói bài viết không mang nhiều tính chuyên môn và khoa học , chỉ là 1 bài giới thiệu hết sức khái của 初心者 mang sự yêu thích của chuyện mình quan tâm .
     よろしくお願いします。
    Bài viết sẽ được viết và đăng từ từ theo từng đoạn , từng mục sau khi đã tiếp thu sự phê bình và phản bát và có thời gian viết tiếp . Nếu không có bất kỳ bình luận nào thì chắc xin dừng để về viết và tìm hiểu 1 mình .
   Đầu tiên sẽ là đoạn đầu tiên và khái quát nhất .

    Tìm hiểu khái quát về Light rail transit ( LRT)
1-      Bối cảnh chung :

Năm Chiêu Hòa thứ 7 , tại Nhật Bản có 83 tuyến 路面電車 tại 67 đô thị tham gia hoạt động , đến năm Chiêu Hòa 18 thì hình thức giao thông này đạt mức chuyên chở tối đa lên đến 26 億người /năm ( tính trong toàn quốc ) và trở thành 1 hình thức giao thông chủ yếu trong lòng các đô thị . Nhưng sau đó , quá nhiều tuyến đường mới được xây dựng ( đến mức gọi là hỗn loạn và thiếu tầm nhìn ) thì hiệu suất của 路面電車 cũng bị suy giảm , so với xe buýt thì thiếu tính kinh tế nên hình thức này đã bị loại bỏ tại nhiều đô thị . Hiện nay chỉ còn 19 tuyến đường tại 18 đô thị trong cả nước .


Thế nhưng sau 1 vài năm phát triển của hình thức giao thông cá nhân ( ô tô và xe máy ) các vấn đề đã nảy sinh , tạo ra 1 vật cản không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị . Sự gia tăng số lượng ô tô ( đối với các nước tiên tiến ) và xe máy+ô tô ( đối với các nước đang phát triển ) đã buộc xây dựng ngày càng nhiều tuyến đường  ( để giải quyết nạn uồn tắt giao thông ) chiếm 1 khối không gian đáng kể trong đô thị .  Nó cướp đi những mảnh đất giành cho diện tích công viên , các quảng trường hoạt nhưng công trình công cộng khác …. Mặt khác khí thải do các phương tiện này đem lại là không nhỏ , nhiên liệu sử dụng cũng là 1 vấn đề lớn … khiến người ta buộc phải suy nghĩ trở lại việc tái cấu trúc lại hình thức giao thông công cộng .




Tàu điện là 1 trong những phương pháp được đưa ra trong thế kỷ trước và mang lại nhưng hiệu quả nhất định . Nó giải quyết được mạch giao thông đoạn dài và đoạn trung . Nhưng thực tế nó vẫn chưa giảm thải được lượng ô tô vì 1 số các vấn đề tồn tại : nhà ga bố trí cách xa nhau , tuyến đường thiếu sự linh hoạt , yêu cầu phí vận chuyển nên cần 1  lượng hành khách rất lớn … do đó mạch giao thông đoạn ngắn vẫn chưa được giải quyết .
Xe buýt cũng là 1 hình thức giao thông công cộng khá phổ biến và xuất hiện từ trước nhưng trong hiện trang các tuyến đường đang quá tải thì xe buýt lại không đảm bảo về thời gian đến và đi , bất tiện đối với trẻ em , người già , lượng hành khách chuyên chở quá nhỏ …. Nên cũng không giải quyết được sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân .


Từ các yêu cầu của môi trường , đô thị và con người hình thức giao thông 新しい路面電車(LRT) đã dành được nhiều sự quan tâm . Hình thức giao thông này đã được các nước tiên tiến ( chủ yếu tại các nước Châu Âu ) sớm đưa vào sử dụng như 1 loại hinh giao thông đoạn ngắn tại các thành phố du lịch . Tại Nhật Bản nó đang thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu về giao thông và đang trong quá trình thi công xây dựng thí điểm tại Utsunomiya , Hirosima ….

Boston Mỹ

orland Pháp


2.Giới thiệu sơ lược về LRT :
a.Khái niệm: Là 1 hình thức giao thông công cộng cự ly ngắn . Ở loại giao thông này tàu điện ( 1 đến 2 toa ) sẽ chuyển động theo quỹ đạo nhất định trên đường ray được lắp đặt cố định trên các trục đường bộ .



b. Các ưu điểm của LRT :
     Có thể nói 1 cách so sánh , hệ thống LRT đối với 1 đô thị ( quy mô nhỏ ) như 1 thang máy đối với 1 cao ốc . Đó là 1 thang máy nằm theo chiều ngang . Nếu như các phương tiện cá nhân là lối đi thang bậc thì LRT là loại thang cuốn nhưng với tốc độ cao hơn . Chúng ta có thể nhìn thấy 1 số ưu điểm của LRT như sau :
     -Đường ray cùng với các tuyến đường bộ , không cần hệ thống ga , trạm dừng cự ly ngắn tạo sự cơ động cho phương tiện và tính thực tiễn trong việc đưa vào sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày , giảm nhưng nhu cầu về sử dụng ô tô trong cự ly ngắn .


     -Thiết kế sát mặt đường với sàn tàu sát nhau thuận tiện cho trẻ em và người già , người khuyết tật… .



     -Số lượng chuyên chở tương đối lớn cùng với việc sử dụng nhiên liệu là điện nên không gây hại đối với môi trường .
     -Đường ray cố định nên không bị ảnh hưởng bởi nạn tắt đường , tôc độ có thể được nâng cao và thời gian đi và đến chính xác .
     -Tạo 1 không gian đô thị mới , tạo không gian コミュニティ ( so với các phương tiện giao thông cá nhân ) .


nguồn ảnh : 森本研究室のホームページ
     Với những ưu điểm trên , người ta có quyền hy vọng rằng với hình thức giao thông áp dụng trên mạch giao thông đoạn ngắn này có thể giải quyết được nạn uồn tắt trong lòng đô thị , mở ra 1 số không gian mới như : Quảng trường , công viên ….cũng như  giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái trong đô thị .
     Nhưng bên cạnh các ưu điểm , các nhược điểm cũng đặc ra thách thức cho việc áp dụng hình thức này .Sự phức tạp trong quá trình chuyển đối từ hình thức giao thông cá nhân sang hình thức giao thông công cộng cũng là 1 công việc cần nhiều đầu tư .


流れ
c.Nhược điểm
3.Các quy trình chuyển đổi – thi công LRT
a.Quá trình chuyển giao
b.Vấn đề tính kinh tế
c.Vấn đề thi công
4.Tính khả thi của LRT đối với việc đưa vào VN

   

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Bảy T2 14, 2009 9:03 am
Viết bởi fall_aqua
Về cái LRT này thì đã nhiều lần nghe mấy thầy trong khoa nhắc đến ,nhất là dự án sắp được thí điểm ở Utsunomiya .
Bạn Hải mở đầu với LRT , hẹn vài bữa nữa mình cũng muốn giới thiệu một chút về cái gọi là 自転車専用通行帯(自転車道または自転車レーン)(gọi đơn giản là đường dành riêng cho xe đạp).
ちなみに、em la Mai Thu Thuỷ ,năm 1 ngành 都市システム 茨城大学、参加させてもらいます!





Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Bảy T2 14, 2009 10:22 am
Viết bởi nguyenhoangtue
Chào Em Hải! Diễn đàn ni Anh không để cho Lạnh đâu mà! Thực ra là để coi đối tượng tham gia diễn đàn đang học chuyên môn gì để mình đưa ra chủ đề cho thích hợp thôi. Nhưng dù sao cũng cám ơn Em đã mở ra một bài chuyên môn đầu tiên, giới thiệu sơ lược về LRT. Bài viết của Em khá tốt, nếu như càng tốt hơn( Cho có tính khoa học) thì em nên đưa vào những nguồn tài liệu mà mình đã tham khảo. Chắc có lẽ là Em sẽ đưa vào trong những lần post sau. Chúc Em vui, Em cố gắng duy trì topic này.

Còn ai học về Thiết kế Kiến Trúc, Đô thị không??? Lên tiếng đi, Không lẽ Dông du chưa được 10 người học về nghành này à!

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Hai T2 16, 2009 1:08 pm
Viết bởi Nobita
Nhân tiện đọc bài về LRT này, tôi muốn giới thiệu đến các bạn tập san "Mạng Cơ sở Hạ tầng Giao thông Vận tải Việt Nam" số tháng 1/2009. Nội dung của tập san này bao gồm:
---------------------------------------------------------
Lời mở đầu! - Ban Biên Tập
  1. Thư Đầu Năm 2009! - GS.TS. Nguyễn Trường Tiến
  2. Kỹ thuật và công nghệ xây dựng: Thách thức & Cơ hội. - GS.TS. Nguyễn Trường Tiến
  3. Các phương thức vận tải của Việt Nam - KS. Phạm Như Muôn
  4. Phương pháp tối ưu hoá trong quản lý hệ thống mặt đường ôtô - KS. Đinh Văn Hiệp
  5. Nghiên cứu các giải pháp tăng cường an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam -KS. Mai Mạnh Hồng
  6. Giới thiệu về sổ tay thiết kế kháng gió của Hiệp hội Cầu Đường bộ Nhật Bản - TS. Phạm Hoàng Kiên
  7. Vài nét về mô phỏng dòng xe trong tương quan với công cụ HCM - KS. Nguyễn Việt Phương
  8. Tổng quan về các mô hình - phần mềm thoát nước mưa đô thị - KS. Phạm Ngọc Sáu & SV. Đoàn Ngọc Hà
  9. Đường sắt Việt Nam - KS. Phạm Như Muôn
 10. Nâng cao hiệu quả làm việc nhóm - KS. Nguyễn Trọng Thạch & KS. Phạm Ngọc Tân
 11. Góc lượm lặt - Ban Biên Tập
         * Chuyên mục 1: Chia sẻ kinh nghiệm với các kỹ sư mới ra trường
         * Chuyên mục 2: Kỹ sư mới ra trường nên đi làm thi công hay thiết kế?
         * Chuyên mục 3: Kinh nghiệm kỹ sư
         * Chuyên mục 4: Định hướng lựa chọn chuyên môn
         * Chuyên mục 5:  Góc vui là chính
 12. Giới thiệu các hoạt động cộng đồng trong lĩnh vực xây dựng & phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Việt Nam - Ban Biên Tập
         * Câu lạc bộ Giao lưu Kỹ thuật Nhật - Việt (JVEEF) - NCS. Trần Việt Hùng
         * Diễn đàn chuyên ngành cầu đường Bách khoa Đà Nẵng - KS. Phan Hoàng Nam
Mục Lục
---------------------------------------------------------
Link download: Tập san CauduongNET, số 01/2009

@anhsiu: thanks em về bài giới thiệu khá khái quát về LRT. Mong chờ những bài viết tiếp theo. Em có thể tham khảo thêm thông tin về đường sắt Việt Nam ở bài viết "Đường sắt Việt Nam" của kỹ sư Phạm Như Muôn (trang 77).

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Hai T2 16, 2009 4:33 pm
Viết bởi anhsiu
 Cám ơn mọi người đã góp ý , cám ơn anh Phương về tài liệu .
 Em cũng đang viết tiếp , nhưng trong quá trinh viết thì lại gặp 1 số cái khó so với kiến thức thiếu trầm trọng của em . Nhất là chuyện về : Có khả năng áp dụng tạ VN hay ko ? quả thực là không đơn giản như em đã nghĩ .
  Mọi người cho em chút thời gian , vì em cũng ko muốn đưa 1 mớ thông tin lên mà chẳng có lợi ích gì , chỉ như 1 bài báo giới thiệu thì thiếu gì chỗ để đọc .
  Vậy thì mấy bạn( anh ) cứ triển khai những câu chuyện tiếp theo , đừng vì bài của em mà topic phải dừng 1 cách lạnh lẽo .

Re:Cùng bàn về thiết kế kiến trúc, đô thị

Đã gửi: Ba T2 17, 2009 3:34 am
Viết bởi anhsiu
お待たせ!流れ của bài có chút thay đổi .
3.Yêu cầu về thiết bị để hoàn thành 1 LRT
Toa tàu : đây là 1 phần liên quan nhiều hơn phía cơ khí ( Cấu tạo máy , 車内のデザイン。。。). Nhưng thiết kế đầu tàu phải dựa trên đơn đặt hàng của phía quản lý giao thông .  1 số tiêu chuẩn được bên giao thông yêu cầu về tốc độ , số lượng vận chuyển , kích thước của tàu , trọng tải , số toa ….dựa trên những tính toán về lưu lượng giao thông , đặc trung về cảnh quan trên tuyến đường . Ví dụ về 1 số đầu tàu được sử dụng tại 1 số nơi như sau :
広島:-Tốc độ tối đa : 80km/h
     -Sức chứa tối đa : 153người(bình quân 0.3m2/hành khách)
     -kích thước : 30.52*2.45m



Strasbourg (Pháp) :-Tốc độ tối đa : 70km/h
            -Sức chứa tối đa : 210người( 0.25m2/hành khách)
            -kích thước : 33.1m*2.4m



Bruxelles (Bỉ):-Tốc độ tối đa : 70km/h
         -Sức chứa tối đa : 172người(bình quân0.25m2/hành khách)
         -Kích thước : 22.8m*2.3m


Đường ray : -Bề rộng cho 2 đường tàu ( ngược xuôi ) khoảng chừng 6 m .
             -Giải quyết tiếng ồn và rung động cho các công trình lân cận ( so với các phương tiện xe bus thì LRT là phương tiện được đánh giá có ít giao động trong tàu , tạo cảm giác thoải mái cho hành khách do vậy nhiều thành phố du lich đã đưa vào sử dụng tại các tuyến đường dành cho du lich . )


             -Có nhiều nơi đã tận dụng đường ray tạo thêm màu xanh cho đô thị , điểm mà mặt đường nhựa không thể có đựơc .



 
     Dây cáp : Lợi dụng các cột đèn đường đã có từ trước là 1 phương pháp được hầu hết các nơi đang làm . Việc e ngại về hệ thống dây làm ảnh hưởng đến cảnh quan chung của con đường dường như là không cần thiết .


      Trạm dừng : Tiêu chí hàng đầu là sự đơn giản của các trạm dừng . Cùng với những yêu cầu về công năng như : mặt sàn của trạm ngang bằng với mặt của sàn tàu tiện cho người tàn tật và người già , mái trú mưa , hệ thống biển báo giờ đi đến …. thì thiết kế của trạm cũng là 1 phần quan trọng đến cảnh quan chung của con đường dùng LRT .


       Ngoài ra cũng cần 1 trung tâm quản lý giờ đến đi , tín hiệu đèn và những công trình trong trường hợp phải qua hầm hoặc qua sông ( cầu …) 。。。
     Ở đây xin trích giới thiệu bản giá ( dự kiến ) của 15km đường LRT tại Utsunomiya :
Đơn vị tính : 億円
Toa tàu : 70.0
路面・路盤:95.1
Trạm dừng : 1.0
Hệ thống dây cáp , đèn tín hiệu … : 60.0
Phí cho trung tâm quản lý : 2.4
Cầu bắt ngang sông và vực : 52.0
Đường ray:44.2
Các chi phí khác : ( ví dụ chi phí về giải tỏa đất ….) : 27
Tổng chi phí : 355.1
Số tiền này trích từ ngân sách quốc gia : 94.6 , địa phương : 225.7 , từ các doanh nghiệp có liên quan : 35 .
Nguồn : http://www.city.utsunomiya.tochigi.jp/dbps_data/_material_/localhost/lrtseibihi.pdf ( từ trang web của 市役所) 
     Như vậy về chi phí khoảng chừng 5000 tỷ VND cho 15 km đường LRT . Chi phí này sẽ giao động rất nhiều trong điều kiện của tuyến đường tiến hành .


4.Ví Dụ điển hình về cách xử lý đô thị khi đạo nhập LRT tại UTSUNOMIYA

Mục đích : - Giải quyết sự quá tải giao thông tại trục đường chính ( tuyến đường trước mặt ga Utsunomiya )( xảy ra hiện tượng ách tắt vào giờ cao điểm  ) .
      -Thay đổi cảnh quan đô thị , tạo không gian trống và quảng trường tại các khu vực chỉ định , không khí trong sạch với ít khí thải ôtô …
      - Tạo 1 con đường với 2 bên đường có thể mở rộng về hoạt động kinh doanh , dich vụ , du lịch . Với tiêu chí : 宇都宮:“jazz-餃子”最高の街.
      -Giải quyết phương tiện giao thông cho 高齢者.
Triển khai thực hiện : Khi nói đến việc đưa 1 hệ thống giao thông mới vào 1 đô thị thì việc suy nghĩ đến những thói quen tham gia giao thông , thói quen sinh hoạt của cộng đồng là việc không thể không làm . Nhất là đối với 1 dự án giao thông , để tạo hiệu quả cần thực hiện từng bước để không tạo ra 1 cú sock quá lớn , nhiều trường hợp lại đi phản tác dụng . Dự án tại Utsunomiya Có 3 giai đoạn .
Giai đoạn 1 : Chuẩn bị
Đưa xe bus vào phần đường chuyên dụng , giải tỏa những cọc trên vỉa hè .
Hiện tại

Sau khi đưa vào

Xử lý những tòa nhà , biển quản cáo có màu sắc không hòa hợp với cảnh quan chung
Hiện tại

Sau khi xử lý

 
Tạo những bãi đậu xe đầu và cuối đường

 
Tăng hệ thống đèn trong đêm


Giai đoạn 2 : Thi công và lắp đặt ( giai đoạn này LRT cùng tồn tại chung với phần đường ô tô cùng song song hoạt động )
Lặp đặt đường ray và tàu


Hệ thống trạm dừng

 
Mở hoạt động tại các khoảng đất trống , tạo thói quen tập trung của người tại các nơi đó



Giai đoạn 3 : Hoàn thành ( xóa đường ô tô , tạo 1 hệ thống LRT hoàn chỉnh )


 

 
Nguồn tham khảo :
宇都宮まちづくり推進機構 交通とまちづくり部会長 森本 home page

Dự tính nội dung bài tiếp theo :
.Tính khả quan của việc đạo nhập LRT vào VN