Bạn đang xem trang 2 / 8 trang

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Chủ nhật T4 06, 2008 12:51 am
Viết bởi Ansamurai
Tùngさん:Dạo này em hơi bận, chưa thể hoàn thành bản kế hoạch về phần "hướng dẫn du học" được.
E sẽ cố gắng hết sức, mong mọi người thông cảm.


@ Tùngさん: Anh nhắc nhở Tùng さん lần này là  thứ hai Tùng báo trể việc rồi đấy. Anh mong là sẽ không có lần thứ ba nhé. Công việc web là công việc chung, đừng để công việc của mình ảnh hưởng quá nhiều đến công việc của mọi người. Ngoài ra, khi báo trể việc em nên báo cụ thể là trể đến lúc nào, khi trể thì có giải pháp nào thay thế thì hay hơn ( Tất nhiên anh cũng thông cảm với Tùngさん là đây là dịp vào học lại nên có nhiều chuyện bận rộn-->頑張って)

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Chủ nhật T4 06, 2008 2:12 am
Viết bởi Portraitpainter
@Tùng: Em cố gắng báo cáo tiến độ để mọi người được biết nhé, nếu chưa thực hiện cũng nên báo cáo, nói rõ lí do vì sao ( vd: do bận baito, học,...), phương hướng sắp tới( vd: em không làm tiếp được, hoặc em sẽ vẫn thực hiện, sau mấy tuần sẽ làm được điều gì,...). Em ít trả lời khiến mọi người cũng không hiểu đang có chuyện gì xảy ra.

@Anh Ân:

Anh nhắc nhở Tùng さん lần này là  thứ hai Tùng báo trể việc rồi đấy. Anh mong là sẽ không có lần thứ ba nhé. Công việc web là công việc chung, đừng để công việc của mình ảnh hưởng quá nhiều đến công việc của mọi người.

 Về tiến độ công việc em đề nghị để Tùng tự quyết định, vì nếu thúc ép khiến Tùng 無理やり thì hiệu quả công việc cũng không tốt được ạ.

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Chủ nhật T4 06, 2008 11:45 am
Viết bởi Youtome
  Thực ra thì em đang hơi bận baito,và chuẩn bị năm học mới nên ko có thời gian. Hơn nữa,gần 1 tuần vừa rồi em phải đi kengaku với chỗ học bổng nên ko lên mạng được,em dự định là hoàn thành công việc rồi mới báo cáo cả thể,mong mọi người thông cảm.
  Em xin thông báo tình hình công việc như sau:
 Em đã hoàn thành bản tổng kết gồm 3 phần:
  1.Thống kê lại những câu hỏi và những câu trả lời trong các topic của dongdu.org từ trước tới nay.
  2.Chia làm 2 ý để phân tích : Du học Đông Du và du học tư phí
  3.Tổng hợp (em đang làm giở,em dự định khi hoàn thành sẽ gọi điện cho anh Nghĩa để xin ý kiến và tài liệu)
  Hiện giờ em ko có mặt ở nhà nên ko thể post mấy phần này lên được,chiều mai em đi học về sẽ post lên để mọi người cho ý kiến.
 E xin lỗi!

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Hai T4 07, 2008 2:22 am
Viết bởi Ansamurai
  Thực ra thì em đang hơi bận baito,và chuẩn bị năm học mới nên ko có thời gian. Hơn nữa,gần 1 tuần vừa rồi em phải đi kengaku với chỗ học bổng nên ko lên mạng được,em dự định là hoàn thành công việc rồi mới báo cáo cả thể,mong mọi người thông cảm.
  Em xin thông báo tình hình công việc như sau:
 Em đã hoàn thành bản tổng kết gồm 3 phần:
  1.Thống kê lại những câu hỏi và những câu trả lời trong các topic của dongdu.org từ trước tới nay.
  2.Chia làm 2 ý để phân tích : Du học Đông Du và du học tư phí
  3.Tổng hợp (em đang làm giở,em dự định khi hoàn thành sẽ gọi điện cho anh Nghĩa để xin ý kiến và tài liệu)
  Hiện giờ em ko có mặt ở nhà nên ko thể post mấy phần này lên được,chiều mai em đi học về sẽ post lên để mọi người cho ý kiến.
 E xin lỗi!


Tùngさん:Cảm ơn Tùngさん đã báo cáo rõ tình hình để mọi người được biết. Anh cảm thấy yên tâm rồi.

Về tiến độ công việc em đề nghị để Tùng tự quyết định, vì nếu thúc ép khiến Tùng 無理やり thì hiệu quả công việc cũng không tốt được ạ.


@Hoàn さん:Chuyện này là chuyện 常識 nên em không cần phải nhắc nhở anh. Vấn đề anh muốn là trong công việc chung thì anh em cố gắng thông báo tình hình công việc thường xuyên và cụ thể. Ngay cả chuyện trể nãy công việc thì cũng phải rõ ràng. Và anh em nên hiểu rằng anh cũng là người hiểu và thông cảm với những hoàn cảnh của anh em vì rõ ràng bản thân cũng có những hoàn cảnh tương tự.

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Hai T4 07, 2008 7:47 pm
Viết bởi Youtome
  Sau đây em xin trình bày về đề án "Sổ tay du học Nhật Bản".Mặc dù đã thu gọn hết sức,nhưng vẫn còn khá dài, nên em xin tách ra làm nhiều phần để mọi người dễ theo dõi.
  Phần 1: Đánh giá tổng quát
  Sau khi xem lại tất cả các câu hỏi cũng như thắc mắc của các thành viên,em xin tập hợp lại thành 5 nội dung chính:
  1.Hỏi về Đông Du
  2.Hành lý sang Nhật
  3.Thủ tục xin visa của học sinh tư phí.
  4.Các trường tiếng Nhật,điểm mạnh + yếu
  5.大学、専門学校に関する

 
   Ban đầu em dự định sẽ trích dẫn các câu hỏi và câu trả lời,nhưng vì quá dài,nên em xin phép được tự tổng hợp và xửa chữa theo ngôn ngữ của em. Em sẽ đi vào giải quyết các thắc mắc theo trình tự 5 câu hỏi ở trên, và cuối cùng sẽ thêm vào 2 phần mới là "大学生活 và 奨学金獲得"

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Hai T4 07, 2008 8:02 pm
Viết bởi Youtome
Phần 1:Hỏi về Đông Du
 Phần lớn thì các câu hỏi đều có cùng 1 nội dunng là "Tiêu chuẩn để đi du học Đông Du,làm thế nào để du học Đông Du,Địa chỉ liên lạc của nhà trường..."
 I.Để tìm hiểu về trường 1 cách tổng quát,có thể tham khảo ở 2 trang Web.
  1.http://www.dongdu.org : Trang web của sinh viên Đông du tại Nhật bản. thuộc sự quản lý gián tiếp nhà trường Đông du thông qua Ban thông tin Đông du.   Không có hội Đông du, chỉ có gia đình Đông du, nói đúng hơn là những anh em xuất thân từ trường nhật ngữ Đông du.
   
  2.http://www.dongdu.edu.vn  :Trang web của trường Nhật ngữ Đông du.

  Địa chỉ liên lạc:
     
 Trường Nhật ngữ Đông Du
 43D/46 Hồ Văn Huê,
 Phú nhuận, tp Hồ Chí Minh
 TEL: 84.8.8453782 Fax: 84.8.8477528



II.Các thông tin cụ thể về trường Đông Du.

 
   Hỏi 1: Cơ quan nào đứng ra tổ chức Chương trình Du học Đông Du
Đáp 1: Trường Nhật ngữ Đông du ,
Là một tổ chức giáo dục tư nhân
Chuyên giảng dạy Nhật ngữ, đưa thanh niên đi du học , làm công tác xã
hội (Quỹ Học bổng Lá Xanh, Quỹ Học bổng Mai Vàng, Xây trường
cho vùng xâu, vùng xa).


     Hỏi 2 : Trường Nhật ngữ Đông Du là tổ chức tư nhân, và Chương trình Du học Đông Du mang tính không vụ lợi. Hai chuyện này có mâu thuẫn không ?
Đáp 2: Mới nghe thấy có vẻ mâu thuẫn. Sự thực như sau :
- Thầy Nguyễn Đức Hòe, Hiệu trưởng Trường Nhật ngữ Đông Du, ngay từ những năm 1964 khi còn đang theo học Cao học tại Nhật đã có kế hoạch và thử nghiệm Chương trình này trên danh nghĩa của Cư xá Đông Du do chính Thầy thành lập tại Tokyo. Trường Nhật ngữ Đông Du là tổ chức Tư nhân thành lập sau Giải phóng năm 1991, tuy tên có khác, nhưng mang cùng một lý tưởng: Xây dựng Quê hương Tổ quốc . Lý tưởng này cũng được Thành Uỷ Tp HCM và Bộ Trưởng Giáo dục và Đào tạo lúc đó tán đồng. Nghĩa là, Chương trình Du học Đông du không phải là một công việc kinh doanh, mà là để đóng góp cho Xã Hội theo lý tưởng của các Thầy Cô Đông Du.


Hỏi 3 : Nghe nói để đi du học Nhật được phải cần nhiều thủ tục phức tạp khó khăn , như : -người bảo lãnh -tiền ký quỹ ngân hàng -phải đóng tiền học phí khi nhập học . . . . Sự thực thế nào ?
Đáp 3:Đúng như vậy. Khó khăn lớn nhất là :
- Người bảo lãnh : chịu trách nhiệm về mặt pháp luật, tài chánh liên quan tới sinh viên trong thới gian lưu trú tại Nhật. Chuyện quan trọng như vậy, ít ai dám đảm nhận, dù là họ hàng thân thích, huống hồ là người ngoại quốc không hề quen biết.
- Tiền ký quỹ tại Ngân hàng: mỗi sinh viên phải có tiền trong ngân hàng trước khi vào Nhật du học, khoảng 20.000 USD, để bảo đảm có tiền chi phí cho chuyện học hành và sinh hoạt của mình, không tạo gánh nặng cho xã hội Nhật. Số tiền này phải có nguồn gốc rõ ràng, và phải chứng minh được không phải là tiền tham ô, hay vay mượn nhất thời.
- Tiền học phí phải đóng ngay khi nhận được giấy nhập học khoảng 6.000 USD.



      Hỏi 4 : Vậy các vấn đề này Trường Nhật ngữ Đông du giải quyết như thế nào ?
Đáp 4: Nhật Bản là một quốc gia tiên tiến, mọi người phải tuân thủ các quy định luật pháp đã ban hành. Đông Du đã giải quyết như sau :
- Người bảo lãnh : là bạn bè người Nhật của cá nhân Thầy Hiệu trưởng hay thân hữu của Trường Đông Du, những người tán đồng lý tưởng và tôn chỉ của Trường (rất may Thầy có quan hệ khá rộng, và được nhiều người quý trọng)
- Tiền ký quỹ: phần lớn sinh viên gửi đi du học Nhật được các Tòa Báo lớn của Nhật đứng ra bảo lãnh thay vì bằng tiền mà là bằng uy tín. Số còn lại, vẫn phải bảo lãnh bằng tiền, nhưng thay vì ký quỹ cho từng người, Trường ký quỹ gộp cho cả nhóm (10 - 15 người) một số tiền nhất định có thể chi dùng toàn bộ cho những trường hợp bất thường, do đó tổng số tiền sẽ nhỏ hơn một chút so với ký quỹ riêng rẽ gộp lại
- Tiền ký quỹ, một phần của Trường, một phần do các sinh viên đang du học đóng (để tương trợ, dùng không hết còn lại sung vào Quỹ bảo lãnh), nhưng phần lớn vẫn do bạn bè của Thầy cho vay.
-Tiền học phí phải đóng khi nhận giấy chứng nhận nhập học: cũng do sự thương thuyết khéo léo, và uy tín của Thầy Hiệu trưởng ( Trường Đông Du nhận trách nhiệm chi trả nếu sinh viên không trả), sinh viên được trả sau, trả góp theo khả năng từng người.
TẤT CẢ CÁC CHUYỆN TRÊN ĐỀU ĐƯỢC TRƯỜNG GIÚP ĐỠ HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.
TUY KHÔNG THỰC SỰ CHI BẰNG TIỀN MẶT NHƯNG CÔNG SỨC GIÚP ĐỠ CỦA TRƯỜNG TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI KHOẢNG 500 TRIỆU ĐỒNG VN CHO MỖI SINH VIÊN.



    Hỏi 5 : Trong thời gian chuẩn bị Sinh viên phải học Nhật ngữ và ôn tập các kiến thức cơ bản tại Trường Nhật ngữ Đông Du trong khoảng 1 năm, học phí mỗi tháng bao nhiêu ?
Đáp 5: Tiền học phí thường được tính theo số giờ giảng dạy. Lớp dự bị du học, mỗi ngày học từ 8 giờ sáng đến 21 giờ tối, gồm 4 tiết học Nhật ngữ, 4 đến 6 tiết học về Toán, Lý, Hoá với giờ giảng của Thầy cô, còn lại là tự học. Học phí hiện tại là 1.000.000đồng VN / tháng với 200 tới 250 tiết giảng, nghĩa là khoảng 5.000 đồng cho một tiết giảng. So với học phí của các Trường Ngoại ngữ khác, học phí trên quá rẻ. Cho thấy thiện chí giúp đỡ sinh viên nghèo đi du học của Trường.



Hỏi 6 : Tại sao lại bắt sinh viên học tập quá nhiều như vậy ?
Đáp 6:Tất nhiên phải có lý do. Đó là chuyện đi du học ngoại quốc không đơn giản dễ dàng như mọi người thường nghĩ. Nhất là học tại một quốc gia có ngôn ngữ hoàn toàn toàn mới lạ với người Việt như tiếng Nhật. Không nên quan niệm là có thể học tại Nhật bằng Anh ngữ, vì Đại học Nhật chủ yếu dạy cho người Nhật bằng Nhật ngữ (đây là chuyện hiển nhiên vì Nhật Bản là một quốc gia độc lập, một cường quốc cả về kinh tế lẫn khoa học kỹ thuật). Tài liệu sách vở cũng vậy, chủ yếu viết bằng tiếng Nhật. Thời gian giảng thêm bằng Anh ngữ cho sinh viên ngoại quốc (nếu giáo viên có thiện chí ), cũng chỉ giới hạn khoảng 30 phút/ lần, và chỉ vài lần trong một tháng mà thôi. Nói vậy ta có thể hình dung kết quả học tập của những người đi du học tại Nhật mà không quan tâm tới Nhật ngữ.
Để học được tại đại học phải đọc, viết, nghe, nói thông thạo tiếng Nhật ( chứ không phải là vài câu chào hỏi, hay ở trình độ vừa đọc vừa đánh vần). Với thời gian hạn chế trong 1 hay 2 năm của lớp Dự Bị Du Học Đông Du, tất nhiên phải cố gắng hết sức để học, số giờ học dự định đề ra còn quá ít so với số giờ Anh văn phải học tính từ lúc bắt đầu học cho tới lúc có thể nghe hiểu các bài giảng tại đại học Anh, Uc, hoặc Hoa kỳ.
Ngoài ra cũng có vấn đề về các kiến thức cơ bản như Toán, Lý, Hoá, do chương trình giáo dục của VN, do từ khả năng truyền đạt của thầy, do suy nghĩ lệch lạc của học sinh, học để đối phó, học không đồng đều . . . Với trình độ hiện tại của sinh viên Việt Nam, rất cần phải được ôn tập lại toàn bộ, để đảm bảo có cùng trình độ với sinh viên Nhật. Không những thế, còn phải thi “kiểm tra năng lực theo học đại học Nhật” và thi nhập học vào từng trường mình muốn học. Chuyện ôn tập và bổ sung kiến thức cho bằng trình độ của Nhật là cần thiết. Các kiến thức này bao gồm kiến thức của 3 năm học (lớp 10, 11, và 12). Số giờ học Đông Du hoạch định có phần không đủ.
KHÔNG THÀNH QUẢ NÀO MÀ KHÔNG ĐÒI HỎI PHẢI HY SINH.



     Hỏi 7 : Trong thời gian chuẩn bị du học, chỗ ăn ở của sinh viên giải quyết thế nào ?
Đáp 7: Sinh viên sẽ sống tập thể trong các Cư xá, do Hội Phụ huynh Du học sinh Đông Du các tỉnh quản lý. Chi phí sinh hoạt tự hạch toán và tự thanh toán trong nội bộ từng cư xá. Trung bình, tiền nhà khoảng 200.000 đồng và tiền ăn (ăn ngoài hay tự nấu ăn nội bộ) khoảng 500.000 đồng một tháng.



    Hỏi 8 : Cả học phí, cả sinh hoạt phí gộp lại mỗi sinh viên phải tốn khoảng 2 triệu một tháng. Con nhà nghèo làm sao chịu nổi ?
Đáp 8: Đúng vậy! Nhưng thực tế làm sao tránh khỏi. Trường Đông Du có nghĩ tới chuyện này, nên đã có chế độ cấp học bổng miễn một phần hay toàn phần học phí cho các sinh viên nghèo. Số người được cấp học bổng khoảng 10% tổng số học viên, khoảng 20 tới 25 người mỗi năm.


     Hỏi 9 : Dẫu có được miễn giảm học phí , vẫn phải tốn mỗi tháng cả triệu đồng. Làm sao sinh viên nghèo lo được ?
Đáp 9: Để Chương trình Du học Đông Du có thể tới được những sinh viên ưu tú nhưng nghèo, Trường cũng lập ra chế độ cho vay tiền chuẩn bị du học trong thời gian ở Việt Nam . Điều kiện duy nhất để vay tiền là có học lực giỏi, thái độ học tập, sinh hoạt tốt (phải thử thách trong 3 tháng sau khi nhập học trước khi được vay, để đảm bảo sinh viên thực sự có khả năng du học, thái độ học tập, và đạo đức tốt, xét một cách khách quan hơn là theo chủ quan của sinh viên hay của phụ huynh). Trường có thể cho vay toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt không tính lãi (tối đa 2 triệu một tháng, vay cho đến ngày lên đường du học) Trường đang phấn đấu để các sinh viên mà bố mẹ dẫu nghèo đến phải chăn vịt ngoài đồng với một căn lều tre thì con vẫn có thể đi du học được.



    Hỏi 10 : Tiền vay sinh viên sẽ trả lại như thế nào ?
Đáp 10: Trường cho vay, không có thế chấp, và chịu mọi rủi ro. Nhưng Trường tin chắc rằng sinh viên có thể hoàn trả không khó khăn lắm với thu nhập làm thêm của mình tại Nhật (có thể trả xong sau vài tháng). Hàng tháng các em phải chịu khó tiết kiệm trả dần trong thời gian một năm. Dẫu sao vẫn còn hơn phải từ bỏ giấc mơ du học chỉ vì nghèo, hay gây cực khổ cho bố mẹ.




   Hỏi 11 : Sinh viên được tuyển chọn vào lớp Dư bị Du học có chắc chắn được đi du học hay không ?
Đáp 11: Xin trả lới thẳng là KHÔNG. Trường chỉ tạo cơ hội cho sinh viên,còn bản thân các em phải cố gắng học tập và sinh hoạt thế nào có thể thuyết phục được Trường rằng mình là người xứng đáng đi du học, mới được hưởng ân huệ to lớn của Trường (tương đương với 500 triệu đồng).
- Vì thực tế lực học của các em khác khá nhiều so với thành tích của học bạ của Trường, của điểm thi tốt nghiệp, và ngay cả với kết quả thi đại học, và chẳng những thế còn khác hơn nhiều khi ứng viên phải sống và học tập không có sự chở che của bố mẹ.
- Ngoài ra cũng còn tuỳ thuộc ứng viên có chịu nổi cường độ học tập, có chấp nhận rèn luyện tác phong đạo đức đòi hỏi hay không. Đông Du chủ trương đào tạo toàn diện, cả kiến thức, lẫn đạo đức, biết nhận và biết cho, biết bổn phận của một thành viên trong xã hội, biết trách nhiệm của một người công dân. Trường đòi hỏi rất nghiêm khắc, khác hẳn với cuộc sống trước đây tại Cấp 3 hay tại Đại học. Nhưng hầu hết sinh viên đều hiểu ra được sự cần thiết, và tự nguyện chấp nhận.
- Trừ một thiểu số (khoảng 10% con nhà giàu), bố mẹ có quyền có thế, đã tiêm nhiễm nặng nề ảnh hưởng xấu từ xã hội, phải kéo dài thêm thời gian rèn luyện (cho tới khi nào đạt yêu cầu của Trường) hay không thể cải sửa được đành phải trả về (bất cứ giờ phút nào), 90% còn lại đều được giúp đỡ cho đi du học đúng theo dự định.


   Hỏi 12 : Nghe nói có trường hợp sinh viên được cấp cả vé máy bay ?
Đáp 12: Đúng, chuyện đó có thật. Nhưng chỉ giới hạn trong những sinh viên chấp nhận làm thêm kiếm sống bằng công việc phát báo. Các sinh viên này có thu nhập tương đối cao, khoảng 96.000 yên (tính sang tiền Việt khoảng 13 triệu đồng) được Toà báo trả tiền học phí và tiền nhà ở (khoảng 50.000 yên). Tới nay chỉ có sinh viên nam được tham gia công việc này, nhưng bắt đầu từ năm 2007 Trường đang thử nghiệm với sinh viên nữ.


  Hỏi 13 : Sinh viên tới Nhật rồi có còn liên lạc gì với Trường không ?
Đáp 13: Có. Trường Đông Du không kinh doanh dịch vụ đào tạo và đưa người đi du học lấy lời, mà tự nguyện làm công việc đào tạo nhân tài cho Đất Nước, do đó không những không nhận thù lao cho phần giúp đỡ của mình, mà còn tiếp tục theo dõi giúp đỡ sinh viên nhiều năm sau khi tới Nhật, cả khi về nước nếu họ cần. Cụ thể là Trường còn chịu trách nhiệm về các khoản học phí Sinh viên nợ khi tới Nhật và có thể cả sau này nữa (vì lý do nào đó, như ốm đau, tai nạn. . . ) Khi gặp khó khăn như bệnh tật, mất việc tạm thời. . . tập thể sinh viên Đông Du sẽ cưu mang và nếu cần còn có thể cầu cứu sự giúp đỡ của Thầy Hiệu Trưởng và Bạn bè của Thầy.
- Hàng năm Thầy Hiệu Trưởng đều qua Nhật thăm hỏi tình hình học tập và sinh hoạt của học trò mình, cũng như ngoại giao mở rộng Chương trình Du học lớn hơn nữa.


   Hỏi 14 : Các giải thích bên trên nghe có vẻ quá lý tưởng, sợ không có thật ?
Đáp 14: Đúng vậy, rất khó tin trong xã hội hiện tại, nhưng lại có thật. Bạn nên tìm hiểu kỹ hơn từ những bạn cùng Trường, cùng Tỉnh, hay cả những người chưa quen biết hay gia đình có con đã tham gia Chương trình, hay qua Hội Khuyến học các Tỉnh (hầu hết các Tỉnh đều đã có sinh viên đi du học). Hiện tại đã có 442 người đã đi du học và khoảng 50 người đã về Việt Nam làm việc.



    Hỏi 15 : Chương trình Du học Đông Du có sự đồng ý của Nhà Nước Việt Nam hay không ? Tại sao không phổ biến xâu rộng cho nhiều người biết ?
Đáp 15: Đông du là một tổ chức tư nhân, tự nguyện làm công việc đưa thanh niên đi du học không lấy tiền, trong khuôn khổ tư cách pháp nhân là Trường Nhật ngữ Đông Du (có giấy phép). Trường không làm dịch vụ, mà chỉ tự nguyện giúp đỡ, chuyện thủ tục do chính sinh viên tự làm dưới sự cố vấn giúp đỡ của Trường.
- Việc đưa thanh niên đi du học tại Nhật cũng là theo đề nghị của Thành Ủy Thành phố Hồ Chí Minh (buổi họp ngày 17/3/1991) và có sự tán đồng của Bộ trưởng Bộ Gíáo dục và Đào tạo ( người cũng có mặt trong buổi họp). Hoạt động này được thực hiện một cách công khai trong suốt 15 năm qua, nếu vi phạm luật pháp hay không được Nhà Nước tán đồng, chắc chắn đã bị ngăn chặn từ lâu.
- Đông Du không chủ trương quảng cáo xâu rộng để tránh bị hiểu nhầm như các công ty Dịch vụ Du học mang tính kinh doanh thường thấy nhan nhản trên báo chí, hay trên các băng rôn treo khắp các ngả đường. Và cũng sợ bị áp lực của người có tiền, có quyền thế ép đưa con cháu họ đi du học mà không đạt mức yêu cầu của Trường.



 


 
 Phần hỏi đáp ở trên được trích dẫn phần lớn từ http://www.dongdu.edu.vn. Ngoài ra,còn có những câu hỏi như sau:

 Hỏi:Thi tuyển vào Đông Du như thế nào?
 Đáp: Du học sinh Đông Du có thể chia làm 2 phần chủ yếu là "học sinh hết cấp 3" và sinh viên tốt nghiệp đại học.
  Ở mỗi khu vực, mỗi tỉnh thành đều có hội khuyến học, và trong mỗi hội khuyến học đều có 1 bộ phận phụ trách về du học Đông Du.
  Các học sinh phải liên hệ với hội khuyến học để xin hồ sơ, và việc có diễn ra xét tuyển ở hội khuyến học hay ko thì phụ thuộc vào chính bản thân của hội đó.     Sau khi qua vòng hội khuyến học,sẽ đến đợt xét tuyển của trường Đông Du.
  Các đợt xét tuyển thường chia thành 3 khu vực:
  Khu vực miền Nam: Diễn ra ở TP HCM
  Khu vực Miền Bắc: Thường tổ chức ở Nam Định
  Khu vực Miền Trung: Thường tổ chức ở Đà Nẵng
  1. Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học: Nhà trường sẽ tổ chức phỏng vấn, thường là trực tiếp với thầy hiệu trưởng. Những sinh viên tốt nghiệp ở các ngành kĩ thuật thường có nhiều lợi thế hơn.
  2. Đối với học sinh tốt nghiệp cấp 3: Hình thức xét tuyển có nhiều thay đổi theo thời gian, có thể tổ chức thi hoặc phỏng vấn. Yêu cầu là phải có điểm thi đại học đạt trên 20 (đối với Nam Định là trên 21, những ai xin bổ xung thì trên 22).
 Thời gian gần đây, do số lượng du học sinh tăng nhiều, nên khả năng cao là chỉ phỏng vấn mà thôi.


Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Hai T4 07, 2008 11:06 pm
Viết bởi Youtome
 Phần 2: Hành lý sang Nhật
 Nhìn chung đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhưng lại あいまい nhất. Đối với mỗi người, ở mỗi vùng miền, hành lý cần thiết sẽ khác nhau:
 Sau đây là bản đồ và các tỉnh thành Nhật Bản, mọi người có thể dựa vào đó để biết mình đến khu vực nào, thời tiết ra sao...
 


 Các bạn có thể vào đây để tham khảo thêm về đất nước Nhật Bản.
 Đất nước Nhật Bản là một quần đảo hình cánh cung nằm cạnh đông đại lục Âu - á phía Tây bắc Thái bình dương, với chiều dài Bắc - nam là 2500 km do nhiều đảo nhỏ tạo nên. Các đảo chính là : Hokkaido, Honsnhu, Kyushu, Okinawa. Nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên khí hậu nói chung là ôn hoà và có 4 mùa rõ rệt, màu xuân và mùa thu khí hậu rất dễ chịu, mùa hè ( tháng 6,7,8 ) khí hậu nóng và oi bức, mùa đông ( tháng 12, thánh 1 và 2 ) rất lạnh có nhiều tuyết. Trừ Hokkado ra vào mùa mưa ( tháng 6 ) các đảo đều có nhiều ngày mưa.
 Cụ thể hơn
    * Hokkaidō: vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.

   * Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū', gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.

   * Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.

   * Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.

   * Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.

   * Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.



 
 
    Sau đây là những hành lý nên mang theo:
 1.Quần áo: Dựa vào vùng miền và thời tiết đã nêu ở trên để điều chỉnh cho hợp lý.
   Riêng các vùng lạnh, nên mang theo nhiều quần áo ấm, khăn quàng cổ và găng tay da. Chú ý nên là găng tay da vì khi trời mưa hoặc có tuyết, găng tay len sẽ bị ướt. Không nên mang nhiều áo len cũng như quần áo quá dày. Vì ở Nhật, ngoài trời thì lạnh, nhưng trong nhà cũng như trong các công trình công cộng đều có máy điều hòa. Nên mặc nhiều lớp áo mỏng thì hay hơn.
   Nên mang theo 1,2 đôi giày thể thao loại tốt. Vì phần lớn khi làm việc cũng như sinh hoạt hằng ngày, chúng ta phải sử dụng giày rất nhiều trong việc đi lại.
 2.Đồ ăn: Đồ ăn của Nhật khá khác với Việt Nam, vì vậy trong khoảng nửa tháng đầu, do không quen có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống.
  Nếu có thể nên mang theo vài thứ đồ ăn như 1 vài gòi mì tôm, 1 số thứ gia vị mà mình thích (bột canh, xả, ớt, canh chua...). Không nên mang theo đường, muối, hay nước mắm, mì chính, vì bên này cũng có bán mà giá cả cũng không phải là đắt lắm.
  3.Thuốc: Thuốc ở Nhật cũng khá đắt. Thường khi bị ốm hay bệnh tật gì, mọi người đi khám ở viện và mua thuốc ở đó luôn. Vì vậy, để tiện llợi, nên mang theo 1 số thuốc cảm, thuốc đau bụng. Việc mang theo thuốc bổ hay thuốc đặc chủng thì tùy mọi người.
  4.Quà tặng: Nếu có thể, mọi người nên cầm theo 1 ít sản phẩm Việt Nam để làm quà. Sẽ có rất nhiều đối tượng để mình làm chuyện đó (thể hiện lòng biết ơn đối với người bảo lãnh, các sempai, thầy cô giáo, bạn bè trong trường học, hoặc tại những chổ làm việc...). Vấn đề này thì tùy thuộc sở thích của từng người, mình xin có 1 chút ý kiến như sau:
  Nên mang theo cà phê và bánh Đậu Xanh. Đây là 2 món đồ tiện, đẹp, và người Nhật cũng khá thích.
  Có thể mang theo những sản phẩm truyền thống như tranh Đông Hồ, đèn Lồng...
  5.Đồ dùng học tập: Quan trọng nhất vẫn là bút chì, thuận tiện nhất là bút chì kim, có thể mang theo bút bi cũng được, nhưng rất ít khi dùng đến
   Phần lớn có thể mua được ở Nhật với giá rẻ và chất lượng thì... khỏi ý kiến luôn.
 6.Đồ dùng hàng ngày: Nên mang theo đầy đủ đồ dùng cá nhân, nếu có thể mang mỗi thứ 2 cái thì tốt. Ví dụ như là : bàn chải đánh răng, kem đánh răng, khăn rửa mặt, khăn tắm, xà bông, dầu gội đầu...
   7.Các thứ khác: Nên mang theo những đồ lưu niệm của bản thân, đôi khi sẽ có tác dụng về tinh thần.
  Nên rửa 1 số lượng lớn ảnh 3x4, 4x6 , sẽ có nhiều cơ hội dùng đến. Nếu có ảnh mặc véc thì tốt nhất.

  Trên đây chỉ là những ý kiến cơ bản, nếu ai có kinh tế, nên mang theo tiền là tốt nhất. Vì ở Nhật thì cái gì cũng có, và nếu mua hàng 100yên, thì cũng ko phải là đắt lắm.
  Ngoài ra, nếu có senpai, có thể liên lạc trước để xin đồ, cũng như nghe lời khuyên trực tiếp của senpai là tốt nhất.  


Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Ba T4 08, 2008 12:08 am
Viết bởi Youtome
Phần 3.Thủ tục xin visa cho học sinh tư phí
  Đất nước Nhật bản là một đất nước công nghiệp phát triển, có môi trường sống và học tập tốt, một nền văn hóa đa dạng nên hằng năm luôn đón nhận rất nhiều du học sinh từ khắp mọi miền trên thế giới, trong đó có du học sinh Việt Nam.
  Có nhiều hình thức du học tại Nhật, và hiện nay hình thức du học tự túc đã trở nên phổ biến. Vấn đề là thủ tục để có thể xin visa du học tư phí và cách hoàn thành những thủ tục đó như thế nào thì xin được trình bày sau đây:

 
 1. Học tiếng Nhật trong nước, và sang Nhật dự thi.. Như vậy, bạn sẽ cần visa để đi dự thi, là visa ngắn hạn.
  Để xin Visa ngắn hạn thì không khó lắm, sẽ phụ thuộc vào cá nhân bạn nhiều hơn. Trước hết là giữ liên lạc và quan hệ tốt với trường dự thi, để nhà trường gửi giấy phép dự thi, cũng như khi gặp vấn đề bên Đại sứ quán, nhà trường có thể trình bày giúp bạn.
  Thứ hai, đương nhiên là khả năng tiếng Nhật, điều kiện kinh tế và khả năng trình bày nguyện vọng du học của bạn khi phỏng vấn với Đại sứ quán.


  2.Sang Nhật học tiếng Nhật 1 thời gian rồi thi vào đại học:
  Trước hết bạn phải nộp đơn xin nhập học vào một trường tiếng Nhật nào đó. Nếu nhà trường chấp nhận bạn nhập học, họ sẽ hướng dẫn những giấy tờ cần thiết cần nộp cho nhà trường, sau đó nhà trường tiến hành thủ tục xin giấy phép nhập cảnh giúp bạn.
  Sau khi trường thông báo xin được giấy phép nhập cảnh, bạn phải đóng tiền nhập học và học phí cho  nhà trường để trường gửi giấy phép nhập cảnh cho bạn. Và bạn đem giấy đó cùng với hộ chiếu đi xin Visa.
 Còn tiền nhập học, học phí, các lệ phí khác... thì tùy thuộc vào từng trường Nhật ngữ.
  Ngoài ra, bạn phải có 1 người bảo lãnh ở Nhật. Người này không nhất thiết phải là người Nhật mà tốt nhất là người thân có thu nhập cao và có một  khoản tiền để dành trong tài khoản vào khoảng trên 250 triệu đồng.
 
  Chúc bạn thành công trong việc thực hiện thủ tục xin Visa du học tại Nhật. Và hẹn gặp lại bạn tại đất nước mến yêu này.


Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Ba T4 08, 2008 12:17 am
Viết bởi Youtome
  Phần 4. Các trường tiếng Nhật tại Nhật Bản:

  Khu vực Hokkaido:6 trường
 
     1. Học viện Nhật Ngữ quốc tế Sapporo(札幌国際日本語学院 -
Japanese Language Institute of Sapporo)
     2. International Academy(インターナショナルアカデミー)
     3. Khoa tiếng Nhật học viện hành chính Yoshida(吉田学園公務員専門学校 日本語学科 - Yoshida gakuen Official Bussines Technical College)
     4. Khóa tiếng Nhật học viện Shoken Kanyobi(創研学園看予備日本語科 - Soken Institute of Japanese Language Course)
     5. Khoa tiếng Nhật trung tâm ngôn ngữ Sappor(札幌ランゲージセンター日本語科 - Sappro Language Center Japanese Course)
     6.札幌IAY日本語学校

Re:[SR] Sổ tay Du học Nhật Bản.

Đã gửi: Ba T4 08, 2008 3:00 pm
Viết bởi Ansamurai
 Phần còn lại tối mai em sẽ viết tiếp!

Ok, Tùngさん triển khai công việc tiến triển như vậy là khá tốt. Cuối tuần này nếu có thời gian rãnh anh sẽ xem kỹ qua và góp ý thêm cho Tùng さん nhé. Ngoài ra, nếu anh em thấy gì bất cập mong đóng góp thêm ý kiến cho Tùng さん.