Bạn đang xem trang 2 / 6 trang

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 8:30 pm
Viết bởi Lang Thiet Phong
Cảm ơn Namh, tôi đang muốn tìm hiểu về đạo Phật.Sẽ tìm thử bộ sách ấy xem có nhai được trang nào không.Bộ bằng tiếng Nhật chắc là sẽ dễ tìm ở đây hơn.
[smile][smile][smile]

ちなみに cho mình hỏi,việc xướng Kinh (tụng kinh) thành lời đónh vai trò thế nào trong việc tu hành nhỉ? Ngoài hiệu dụng mang tính ôn luyện (ghi nhớ, học thuộc..) có hiệu ứng tâm lí hay hiệu dụng đặc biệt gì khác nữa không  nhỉ ?!

@Namnh :Có thể mùa xuân tới nếu thuận tiện tôi sẽ về Việt Nam, nên hì hì, cứ yên tâm. Lâu ngày cũng chưa tái ngộ nhỉ.
[wink]

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Năm T11 22, 2007 9:06 pm
Viết bởi namnh
Rất vui khi thấy pác C nói như vậy.
Tớ sẽ rủ Kongo_Musha đi cafê lun.


Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 12:45 am
Viết bởi Kongou-Musha
Bộ Thiền Luận trước 75 cụ Trúc Thiên chỉ dịch quyển thượng, quyển trung và quyển hạ do cụ Tuệ Sĩ dịch. Vì dịch từ tiếng Anh nên rất vất vả, gần như hai cụ phải viết lại vậy. Vì có rất nhiều khái niệm rất khó diễn giải qua tiếng Tây, như "tánh không" hay "đốn ngộ", "tiệm ngộ"....


Ngày xưa, học trò đọc sách thánh hiền cũng đọc thành tiếng sang sảng. Việc tụng kinh thành tiếng cũng có tác dụng tương tự là làm dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Nhưng còn có một điều quan trọng nữa đó là nói ra lời chân thật, chân lý nên có tác dụng không thể nghỉ bàn (bất khả tư nghị). Đặc biệt là đối với Chân ngôn (Singon). Tác dụng của nó vượt quá sự hiểu biết lý luận của con người, không thể nghỉ về nó mà cũng không thể bàn luận về nó nên gọi là bất khả tư nghị (Fukasigi---> có lẽ từ đó mà xuất phát hình dung động từ Fusigi na trong tiếng Nhật). Chỉ có tuân theo tuyệt đối mà thôi.

Một vài trang Thiền luận (của người bạn gửi cho)









Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 12:49 am
Viết bởi Kongou-Musha
Thật là hoan hỷ khi thấy những người trẻ tuổi để tâm tìm hiểu Phật giáo!

Một nhà khoa học phương Tây đã từng nói: trong thế kỷ mới, có thể bạn không theo nhưng cũng phải biết qua Phật giáo như là một thứ kỹ thuật của tâm hồn.


Quả thật như vậy, nếu lấy Phật giáo đi thì gần như nền văn hóa Á đông trở thành số Zero.

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 10:15 am
Viết bởi nguyenhoangtue

Cảm ơn Namh, tôi đang muốn tìm hiểu về đạo Phật.Sẽ tìm thử bộ sách ấy xem có nhai được trang nào không.Bộ bằng tiếng Nhật chắc là sẽ dễ tìm ở đây hơn.


ちなみに cho mình hỏi,việc xướng Kinh (tụng kinh) thành lời đónh vai trò thế nào trong việc tu hành nhỉ? Ngoài hiệu dụng mang tính ôn luyện (ghi nhớ, học thuộc..) có hiệu ứng tâm lí hay hiệu dụng đặc biệt gì khác nữa không  nhỉ ?!

@Namnh :Có thể mùa xuân tới nếu thuận tiện tôi sẽ về Việt Nam, nên hì hì, cứ yên tâm. Lâu ngày cũng chưa tái ngộ nhỉ.


Thực ra thì trước 1975 có hai bản dịch về bộ Thiện Luận này. Nhưng bản dịch của Hoà thượng Tuệ Sỹ thì vẫn nặng ký hơn (Hình như bây giờ Hoà Thượng đang đàn Piano mỗi chiều ở Chùa Vạn Hạnh - Sài gòn - một trung tâm phật giáo nổi tiếng ở Miền nam trước 1975, nơi đây sản sinh ra rất nhiều nhân tài về văn hoá, triết học, văn chương ... cho Việt Nam như: Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Hoài Khanh, Thich TRí Hải, Thich Thanh Từ....)Nói về bộ Thiền luận này thì có vẻ như Phạm Công Thiện trong bài viết của mình ở Cuốn sách: Ý thức mới trong văn nghệ và triết học do Là Bối xuất bản( Sài Gòn trước 1975) khi Ông vừa tròn đôi mươi rất xuất sắc.

Chiến tìm sách này chi mà khó khăn ghê hè? Em lên thư viện trường ToKodai mà tìm, Thư Viện trường nào ở Nhật mà không có cuốn này, Anh- Nhật song ngữ. Nếu Tokodai không có thì để Anh mượn ở Chibadai cho. Còn muốn đọc Cuốn dịch thì mình nghĩ nên đọc cả hai bản của Tuệ Sỹ và Trúc Thiên, nhưng mà phải là sách được sách xuất bản trước 1975,  đọc xong mới phê được. Còn về Việt Nam đến đường Nguyễn Thị Minh Khai - Sài Gòn nơi bán sách cũ, cách nào cũng tìm ra, nhưng chắc là hơi đắt, khoảng từ 200.000 đến 300000đồng Vn.

Một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ mạn phép bàn về bộ Thiền Luận này!

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 11:24 am
Viết bởi Lang Thiet Phong
Cảm ơn mọi người nhiệt tình chỉ bảo.Quả thực sau gần 7 năm lặn lội ở Nhật, những thứ rút ra thành chân lí, thành giá trị sống cho bản thân thì nằm trọn vẹn trong những quan điểm của Phật giáo.Mong mọi người chỉ bảo thêm.

Trong Kinh Phật có nhiều bộ Kinh, như Kim Cang, Bàn Giả, Liên Hoa...rồi có những phái Phật chỉ theo một bộ Kinh (cũng không biết có phái nào theo 2 bộ hay không nữa).Nghe chung chung là có bộ dễ khó ,không biết việc "chung thủy" với một bộ Kinh và tham khảo nhiều bộ..có ưu điểm khuyết điểm gì không ,mong mọi người chỉ giáo.

@Fuchi : cảm ơn bạn, bộ Thiều Chửu này quả là hữu ích. (8000 chữ chắc thừa dùng rồi)

@a.Tuệ :em sẽ tìm thử ,chắc là tìm được thôi.[smile]

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Sáu T11 23, 2007 3:51 pm
Viết bởi Kongou-Musha
Chào anh Tuệ

Em đã scan xong quyển "Zen e no Izanai" như lần trước nói, đã liện hệ mấy lần với anh qua PM nhưng không được. Nếu anh còn muốn đọc quyển này thì PM cho em nhé.

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Bảy T11 24, 2007 12:08 am
Viết bởi fuchi
bạn Nhip Phong đừng lo lắng là mình đọc bao nhiêu bộ kinh mà hãy nhìn rõ ý nghĩa mà dức phât muốn truyền , hãy nhìn rõ ý các tổ muốn nói
 tóm lại bạn hãy nhớ 8 chữ này va  hãy nghiệm nó qua các bài kinh mà mình đọc tự nhiên bạn sẽ hiểu điều mà mình cần tìm cho chính mình
 ƯNG VÔ SỞ TRỤ
NHƯ SANH KỲ TÂM
 chúc bạn thành công , nếu có duyên thì chúng ta sẽ gặp nhau
 

Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Chủ nhật T11 25, 2007 10:55 am
Viết bởi Lang Thiet Phong
Cảm ơn Fuchi đã chỉ giáo.Thực ra hiện tại theo như mình biết thì cũng có quá nhiều phái ,tông trong ngay chính đạo Phật, không biết đâu là thực,giả .Chính vì việc muốn tìm được đúng đâu là điều Phật dạy, nên muốn hiểu được sự tương quan giữa các bộ Kinh khác nhau, chứ không phải là vì "ham học" ,hihi.Chỉ sợ trót nhỡ theo một cái điều không hợp thì lại tàu hoả nhập ma thì tiêu.[smile][smile][smile]



Re:「白隠禅師座禅和讃」

Đã gửi: Chủ nhật T11 25, 2007 11:50 am
Viết bởi anhsiu
"Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận” (thấy chưa, dễ hiểu quá đi, đừng nói triết học khó nữa nhá).
haaaaa hahhaahhâ