Bạn đang xem trang 2 / 3 trang

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Sáu T12 08, 2006 10:45 am
Viết bởi nguyenhoangtue
 He he,ừ thì thất phu! Cay cú quá sao thưởng thức nhạc hay post bình nhạc nữa hả trời. Chỉ đọc qua câu trả lời này thì mimh nghi đã đến lúc chấm dứt nói chuyên với Jugo rồi ,thật đáng tiếc, cho dù mình chăng biết ban la ai!Cai kiểu phát biểu như vậy gần đây trên diễn đàn Đông Du cũng không ít.Cám ơn Huynh nhiều nhé! đúng là phải biết im lặng Huynh à! Câu này ngày xưa Anh nói với em ,bây giờ Em lại nhắc nhở Anh rồi đó! Con Người mau quên thiệt.

 

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Sáu T12 08, 2006 10:51 am
Viết bởi Chihiro03
Sao thích nói gì thì nói vậy...Ngay khi judo nói câu "mấy bài bình nhạc như thế này không có gì đáng để học hỏi cả", Judo có nghĩ là mình đang xúc phạm đến người post bài, những người đang xem bài được post không?
Nếu thấy có những bài hay hơn thì sao không share để mọi người cùng xem và cùng suy nghĩ?
Một suy nghĩ khi trong một trang với bài viết về một nhạc sĩ Chihiro rất thích lại có những bài viết với những lời lẽ không thể chấp nhận được...Nếu judo thấy không đúng thì hãy gữi tin nhắn cho Chihiro hơn là post bình phẩm.よろしくお願いします!

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Sáu T12 08, 2006 1:16 pm
Viết bởi jugo
Đùa chừng đó đủ rồi,đi đây[smile]
Cảm ơn hai bạn Huynh và Chihiro,phản ứng rất nhiệt tình.
Asu phản ứng bình thường
(có gì thì nhắn PM nhé)

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Bảy T12 09, 2006 4:48 pm
Viết bởi nguyenhoangtue
     Cái mập mờ danh tiếng của Trịnh Công Sơn là do sự phá bỏ biên giới giữa các điều mà chúng ta thường xem là khác biệt, một phương pháp mà Cao Huy Thuần gọi là “đối hợp.”[iii] Trịnh Công Sơn hay dùng lối văn đối nghịch, một nghệ thuật ngôn ngữ hay dùng dể nhấn mạnh sự khác nhau của hai điều, nhưng ngược lại Trịnh Công Sơn hay đem đối nghịch làm trung họp như trong các câu này:  “Tình không xa nhưng không thật gần”;[iv] “Không xa đời và cũng không xa mộ người”;[v] Một phố hồng một phố hư không.”[vi]  Trịnh Công Sơn giống như một nhà thiền sư phủ nhận rằng tuyết thì trắng, quạ thì đen nhưng với mục đích để nói lên rằng muốn giác ngộ thì phải tránh xa cái đối lập giữa “có” và “không” để thành một tổng thể hài hòa.[vii]  Lời ca của Trịnh Công Sơn giống như các công án trong Phật giáo, chẳng hạn như công án nổi tiếng nói về lăng nghe tiếng vổ của một tay, và giống như công án bài hát của Trịnh Công Sơn không thể giải thích được bầng đầu óc.  

         Khi nói về triết lý trong nhạc Trịnh Công Sơn chúng ta cũng cần nói tới ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh nữa. Các bạn thân của Trịnh Công Sơn xác nhận rằng ông, cũng như một số đông các nhà trí thức miền nam vào cuối thập niên năm mươi và đầu thập niên sáu mươi, rất bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa hiện sinh.[viii]  Thái Kim Lan bảo rằng ở Huế hồi đó nhiều người nói về lo âu [angst], hư vô [nothingness], nôn mửa [nausea] và nỗi hoài công phi lý của Sisyphus.[ix]  Nguyễn Văn Trung hồi đó mới từ Bỉ về, theo Bửu Ý là “nòng cốt” của các cuộc tranh luận về triết lý tại Huế.[x]  Nguyễn Văn Trung viết nhiều bài về hiện sinh và đăng trong tạp chí Đại Học, do ông làm chủ nhiệm.  Các bạn của Trịnh Công Sơn bảo rằng ông rất ham đọc sách của Camus về huyền thoại Sisyphus.  Các bạn này cũng bảo Trịnh Công Sơn rất thích các phim trong đó có tài tử James Dean đóng vai của một người lưu lạc cô đơn.[xi]  Chúng ta thấy hình ảnh chàng cô đơn này trong nhiều bài của Trịnh Công Sơn trong đó có bài “Dã tràng ca.”  Trong bài này Trịnh Công Sơn muốn so sánh mình với Sisyphus, qua một hình ảnh đã được Việt Nam hóa là con dã tràng suốt ngày “xe cát biển đông” trong khi “nghe thân lưu đày.”


Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Tư T12 13, 2006 9:35 pm
Viết bởi nguyenhoangtue
Trong cuốn Huyền Thoại Sisyphus Camus có nói trong cái thế giới phi lý này chúng ta thường hay bị quyến rũ bởi hai cách trốn thoát: một là tự vẫn thân sác, hai là tự vẫn triết lý, tức là nuôi dưỡng niềm hy vọng rằng mình sau nay khi chết đi sẽ được lên chốn thiên đàng vĩnh cửu.  Tuy bị quyến rũ nhưng theo Camus chúng ta phải từ chối hai con đường giải thoát này và phải chọn một con đường khác: con đường chống đối thế giới phi lý này giống như nhân vật Sisyphus trong huyền thoại vậy.  Ông Nguyễn Văn Trung đã giải thích thuyết của Camus theo một cách khác.  Ông viết về tự vẫn triết học như thế này:  “Hy vọng một đời khác, hoài niệm một quê nhà sau tù đầy là một cách phủ nhận tình trạng phi lý khác, mà không chấm dứt được phi lý.  Camus gọi những giải pháp thoát ly đó là một tự vẫn triết lý (Suicide philosophique).”  Nguyễn Văn Trung cho rằng theo Camus chúng ta phải chấp nhận rằng “Tù đầy chính là Quê nhà.”[xii]  



Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Chủ nhật T5 27, 2007 2:31 pm
Viết bởi nguyenhoangtue
Một cách cảm nhân va thưởng thức nhạc Trịnh Công Sơn

http://youtube.com/watch?v=QlaOxwjLx1M&mode=related&search=

http://www.youtube.com/watch?v=s7vrKRR7Jm8

http://www.youtube.com/watch?v=9Qtu6GQITZY
Cuối tuần vui ve!

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Chủ nhật T5 27, 2007 5:10 pm
Viết bởi yeutinhyeu
Nghe nhạc Trịnh thì chẳng bao giờ chán!
càng nghe càng thấy hay...cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đâu đó cũng có thể tìm thấy hình ảnh của mình trong những ca từ của ông.
http://youtube.com/watch?v=tI-3R10uRis&mode=related&search=

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Chủ nhật T5 27, 2007 7:08 pm
Viết bởi nguyenhoangtue
Rất có thể Trịnh Công Sơn đã bị ảnh hưởng của Camus qua cách giải thích của Nguyễn Văn Trung.  Giáo sư Trung đã Việt Nam hóa lý thuyết về lưu đầy và thiên đàng vĩnh cửu của Camus. Lời giải thích của Nguyễn Văn Trung đã làm lẫn lộn hoài vọng về một cõi thiên đàng trong kiếp sau với hoài vọng về quê nhà. Trịnh Công Sơn quả thật đã bị lôi kéo từ hai dòng lực tù đầy và quê nhà.  “Nhiều đêm muốn đi về con phố xa / Nhiều đêm muốn quay về ngồi yên dưới mái nhà,” ông đã hát trong “Lời thiên thu gọi.” Nhưng vì đã được uốn nắn trong một nền văn hóa mà trong đó tình yêu quê nhà đóng một vai trò rất mạnh Trịnh Công Sơn đã không do dự chọn quê nhà.  Ông đã hát “Chân đi xa trái tim bên nhà,” trong “Có nghe đời nghiêng” và “Tìm thấy nỗi nhớ từ mỗi chiếc lá / Góc phố nào cũng thấy quê nhà” trong “Tình yêu tìm thấy.”  Do đó ta thấy Trịnh Công Sơn không chấp nhận sự nổi loạn chống lại thế giới phi lý như Camus đã cổ võ.  Trịnh Công Sơn không thể nào chọn lưu đầy làm nơi quê nhà. Tù đầy theo Trịnh Công Sơn không phải là sự nổi loạn hiện sinh mà là sự nhìn nhận của một ngừoi con Phật trước nỗi khổ và tình cách tạm bợ của cuộc đời: “Còn bao lâu cho thân thôi lưu đầy chốn đây” Trịnh Công Sơn hỏi trong “Phúc âm buồn.” “Còn bao lâu cho thiên thu xuống trên thân này,

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Hai T5 28, 2007 10:54 am
Viết bởi tuantuatut
nghe nhạc của Trịnh Công Sơn thì ko đi làm baito được [cool][cool]

Re:Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn

Đã gửi: Hai T5 28, 2007 12:10 pm
Viết bởi bo_doi_cu_ho
[cry] http://www.youtube.com/watch?v=s7vrKRR7Jm8  nhìn anh chàng thiếu 1 tay mà vừa thổi kèn vừa đánh đàn....