Bạn đang xem trang 2 / 2 trang

Re:Sức mạnh của tự nhiên

Đã gửi: Hai T10 17, 2005 11:21 pm
Viết bởi navq
  Bài viết đúng bao nhiêu phần chắc chỉ các chuyên gia mới nói được ,tuy vậy đây cũng là một bài viết thú vị .
  Về văn hoá Sa Huỳnh và Óc Eo ,Trước em cũng chỉ nghe qua ,tài liệu cũng hơi it mà phân tán nên chỉ xin tóm lại vài ý chính .
  Văn hoá Sa Huỳnh ơ miền trung môt trong những văn hoá cổ xưa nhất Đông Nam Á ,tồn tại cùng thời với văn hoá Đông Sơn ở miền bắc khoảng 1000 năm Tcn tới 100 năm Scn (về niên đại còn có nhiều giả thuyết )trải dài từ Quảng Nam tới Đồng Nai .Cư dân Sa Huỳnh không phải là dân bản xứ mà la di dân từ các đảo phía nam (Nam Đảo tức quần đảo Indonêxia) tới , hay giống người Mã Lai bây giờ .
Nhiều giả thuyết cho rằng cư dân Sa Huỳnh chính là tổ tiên của cư dân Lâm Ấp (hay Chiêm Thành Champa sau này ) quốc gia chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ ( tín ngưỡng ,cách tổ chức xã hội ,chữ Phạn )Dân Sa Huỳnh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá và thương mại biển ,(chắc ở miền trung ít đất nông nghiệp) có thể đã từng có một hải cảng sầm uất  ở chính Hội An bây giờ .Ngoài ra mĩ thuât ,đồ gốm Sa Huỳnh ,đồ sắt ,thuỷ tinh được nói là đặc sắc ,tinh xảo .
  Óc Eo được người Pháp khai quật từ nhưng năm 40 nhưng do chiến tranh liên miên mà ngày nay công cuộc khai quật và nghiên cứu mới tiếp diễn để lộ ra một nền văn minh từng là bậc nhất Đông Nam á tại chính Nam Bộ Việt Nam .Óc Eo từng là thủ đô của vương quốc Phù Nam (theo tên gọi cổ của người Trung Hoa )tồn tại từ thế kỉ 1 đến 7 Scn , nằm ở khu vực tỉnh An Giang và Hậu Giang bây giờ .Cư dân Phù Nam cũng là di dân từ phía Nam ,sống bằng nghề đánh cá và thương mại ,giỏi thuỷ lợi,cũng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ ,trước theo đạo hindu sau chuyển sang đạo Phật .Các nhà khảo cổ cho rằng ở đây dã từng là một thành phố cảng ,một chạm trung chuyển hàng từ tây sang đông ,từ La mã ,Ấn Độ tới Trung Hoa (có tìm thấy tiền La Mã và gốm TRung Hoa tai đây ).Tầm ảnh hưởng của Phù Nam trải dài phía tây tới tận Miến Điện phía nam tới tận Malayxia.Vì sao nền văn minh bị biến mất hiện có nhiều giả thuyết .Có y kiến cho rằng vào thế kỷ 7  cùng với sự phát triển của ngành hàng hải vị trí trung chuyển của Óc Eo bị thế bởi các hải cảng ơ phía nam bán đảo Malayxia nên bị suy thoái dần,hoăc bị các sắc dân phía tây hay người Cham pa tiêu diêt , hoặc đồng bằng sông Cửu Long bi hồng thuỷ (như bài viết trên ),có khi là cả ba.