Trường tiểu học cho trẻ khuyết tật - Giấc mơ của tôi

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Trường tiểu học cho trẻ khuyết tật - Giấc mơ của tôi

Trường tiểu học cho trẻ khuyết tật - Giấc mơ của tôi

Viết bởi Bùi Thị Hồng Hoa » Chủ nhật T8 26, 2012 3:56 pm

Tôi ấp ủ hoài bão xây một ngôi trường tiểu học cho trẻ khuyết tật mang tên "Cuộc sống mến thương" ở tỉnh Quảng Nam. Đó là một trong những khu vực bị rải chất độc màu da cam, nên số lượng trẻ em bị dị tật bẩm sinh rất nhiều. Trong đó, trẻ khuyết tật về các cơ quan vận động chiếm phần đông. Vì vậy, tôi muốm mở các lớp học chủ yếu hướng tới đối tượng trẻ gặp khó khăn về các cơ quan vận động.

Với đặc thù như vậy, các lớp học sẽ bố trí những thiết bị tối thiểu giúp các em khuyết tật dễ dàng hơn trong di chuyển và thực hiện những hoạt động thân thể khác. Trường sẽ tổ chức dạy theo bộ sách giáo khoa phù hợp với từng loại tật và đối tượng có khả năng tiếp thu kiến thức do bộ giáo dục và đào tạo biên soạn ( năm 2010 lần đầu tiên, một trường dành cho trẻ khuyết tật ở thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng cho học sinh học theo bộ sách này). Để các bậc phụ huynh yên tâm đưa con em mình tới "Cuộc sống mến thương", tôi dự định trường sẽ thực hiện chính sách miễn học phí. Hơn nữa trường mở theo hình thức bán trú, các em sẽ học, vui chơi và ăn bữa trưa tại trường do nhà bếp của trường nấu. "Cuộc sống mến thương" nhận dạy trẻ em khuyết tật trong độ tuổi từ 6 tới 15 tuổi. Hi vọng sau khi rời mái trường, các em sẽ có kiến thức cơ bản làm hành trang để tự tin hơn vững bước trên những chặng đường đời tiếp theo. Tôi muốn giúp các em xóa bỏ mặc cảm tự ty, hòa nhập với các bạn bình thường.

*****
Xem phim tư liệu, đọc những bài báo về người khuyết tật, nước mắt tôi đã rơi vì xúc động. Một cái gì đó nhói đau trong tim. Thương thay đôi mắt không thể nhìn thấy ánh sáng lung linh và vẻ đẹp kỳ diệu của vạn vật. Buồn thay cặp tai chẳng thể nghe được tiếng đồng loại. Quặn lòng nhìn những cặp môi hở hàm ếch lúc nào cũng nhe răng cười đau đớn. Xót xa khi thấy những cơ thể không lành lặn, không thể tự do di chuyển hay cầm nắm vật mình muốn...

Sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo thuộc tỉnh Hà Nam, từ nhỏ, tôi đã thấy mẹ vất vả với gánh rau và một năm hai vụ lúa để nuôi tôi ăn học. Khi nghĩ tới các gia đình có con mang khuyết tật, tôi càng hiểu hơn nỗi cực của các bậc làm cha mẹ. Học, tôi quyết tâm sẽ học thật tốt để thay đổi hoàn cảnh của chính mình và có thể giúp đỡ phần nào cho những con người kém may mắn hơn mình.

Nhận được Học bổng Lá Xanh của các ân nhân người Nhật chính là bước khởi đầu để tôi sang xứ sở hoa anh đào du học. Sống, học tập ở đất nước hiện đại và có nền kinh tế top đầu thế giới, tôi đã tận mắt thấy sự tiến bộ trong cách nghĩ và các biện pháp hỗ trợ dành cho người khuyết tật của người Nhật. Khi đèn xanh giao thông bật sáng, tôi vô cùng ngạc nhiên nghe thấy tiếng chim kêu - dấu hiệu giúp người mù qua đường. Xe bus, tàu điện đều có thiết kế đặc biệt dành cho người khuyết tật, thậm chí từ nhà vệ sinh cũng được xây dựng phù hợp cho người phải ngồi xe lăn...Tôi ao ước một khi nào đó Việt Nam cũng có những điều kiện tốt như vậy. Một động lực mãnh liệt thôi thúc tôi đi theo con đường nhà giáo, và mục tiêu xây trường lớp cho trẻ em khuyết tật.

Tôi ngưỡng mộ và cảm phục những tấm gương như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt hai tay từ nhỏ đã cố gắng viết và làm được nhiều việc bằng chân. Thầy đã viết lên huyền thoại cuộc đời mình từ đôi chân. Hay nghệ sĩ mù Thanh Tùng là một nạn nhân của chất độc màu da cam nhưng anh đã mang cây đàn bầu dân tộc đi biểu diễn nhiều nơi trên thế giới. Tiếng đàn của anh làm rung động tâm hồn người nghe, vượt qua mọi bức tường của ranh giới màu da, dân tộc... Hay gần đây, một gương mặt cô gái trẻ Trần Thị Hoan ảnh hưởng của đioxin khi sinh ra chị đã bị thiếu hai chân từ đầu gối, tay trái thiếu mất bàn tay, tuy nhiên chị đã nỗ lực học tập và giờ đang làm cho một công IT với vốn tiếng Anh rất giỏi...Ước mơ trong tôi cồn cào. Nhất định tôi sẽ làm được. Tôi sẽ mở được trường học và học sinh của tôi sẽ trở thành những công dân có ích cho đời. Dù bị khiếm khuyết một phần cơ thể hay gặp khó khăn về nghe, nhìn nhưng họ nhất định không phải là gánh nặng của xã hội, nếu họ được đào tạo và được học một nghề để mưu sinh. Tôi tin như vậy.

Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ hoài bão của mình với mọi người. Hi vọng tôi sẽ tìm thấy những tấm lòng yêu trẻ, vì trẻ em khuyết tật Việt Nam và gặp được những người cùng chí hướng, để trong một tương lai gần giấc mơ thành hiện thực.