Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Chủ nhật T1 10, 2010 2:20 pm

Trước khi mở đầu năm hữu nghị Việt-Trung , mời mọi người xem lại một số tổng kết cuối năm 2009 qua bài sưu tầm sau :

Hồng Lê Thọ, Anh Ba Sàm's Blog
08.01.2010

Như lãnh đạo hai nước Việt-Trung xác định, năm 2010 sẽ là năm có nhiều kỉ niệm ngày lễ lớn trong quan hệ giữa hai nước, vì thế, có thể nói 2010 là năm đánh dấu bước phát triển trên tầm cao chiến lược của quan hệ Việt-Trung. Nhưng vào cuối tháng 11/2009 bản tin của Tân Hoa Xã cho biết TQ đã cử tàu Ngư Chính 311 và Ngư Chính 303 đến vùng “Tây Sa và Nam Sa”. Bản tin này cũng nói rằng Trung Quốc có nhu cầu tuần tra vì “có hiện tượng nước ngoài lợi dụng việc tránh bão để vi phạm lãnh hải” của họ. Đây là gáo nước lạnh thứ nhất.

Tiếp đến, ngay từ những ngày đầu năm mới, chưa kịp mừng vui thì người VN chúng ta liên tiếp nhận  gáo nước lạnh thứ haitừ Trung Quốc tát vào mặt: ngày 31/12/2009, Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố “Một số ý kiến về việc đẩy mạnh phát triển xây dựng đảo du lịch quốc tế Hải Nam” chính thức cho phép mở tuyến du lịch vào quần đảo Hoàng Sa từ năm 2010 như Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam, ông Vệ Lưu Thành, nói với các nhà báo “Chúng tôi sẽ phát triển du lịch, kinh tế và xã hội trên vùng đất và đại dương thuộc chủ quyền của TQ. Tôi không nghĩ phát triển kinh tế tại đảo Hải Nam sẽ ảnh hưởng đến nước khác” (1), xem quần đảo nầy là “ao nhà” TQ “muốn làm gì thì làm”, là quần đảo thuộc lãnh thổ của TQ, không thể tranh cãi được !(2).

Gáo nước lạnh thứ ba là nội dung trả lời phỏng vấn đầu năm của Đại sứ TQ tại VN. Vào ngày 6/1/2010, Đại sứ Tôn Quốc Cường nói một cách hùng hồn rằng "Kinh nghiệm quý báu nhất rút ra trong tiến trình 60 năm quan hệ Trung – Việt đó là “hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại”, một lời khuyên của người đồng chí với 16 chữ vàng của Chủ tịch Giang Trạch Dân(đương quyền) hồi đó đã gửi gắm hay đây là một thái độ trịch thượng, hàm ý VN không nên đấu tranh chống lại TQ trong những vấn đề song phương, trong đó có vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ? "Thất bại” ở đây có nghĩa gì ? Lại là “một bài học” như TQ đã xua quân sang “trừng phạt” nước ta vào năm 1979 ? Ông hẳn là một nhà ngoại giao “ngô nghê” thực thà, hay một viên quan chức quốc phòng của PLA quen thói dọa nạt? ĐS Tôn Quốc Cường còn lớn tiếng kêu gọi VN nên “Tạm gác lại tranh chấp”; “ Nếu điều kiện chưa chín muồi” rằng "Để giải quyết tranh chấp, hai bên cần xuất phát từ đại cục, toàn cục và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, tạm gác lại tranh chấp, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường, thuận lợi của quan hệ hai nước”(3) trong khi TQ vẫn tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền, lấn chiêm trên biển Đông ngày càng trắng trợn, ra sức tăng cường sự hiện diện của các loại tàu đánh cá có vũ trang trá hình, tàu tuần tra ngư nghiệp, tàu chiến cở lớn quần thảo để xua đuổi, ức hiếp và đe dọa ngư dân VN trên vùng biển của nước ta nhưng theo ngài Đại sứ thì “báo chí Trung Quốc ít đưa tin về tranh chấp trên biển, tranh chấp về nghề cá và chúng tôi luôn xuất phát từ đại cục, tuy rằng chúng tôi có lý”(!?)(4). “Đại cục” mà ngài Đại sứ muốn nói ở đây phải chăng là chiến lược vươn ra giành quyền bá chủ trên biển Đông bằng lực lượng hải-không quân hùng mạnh và hiện đại trong những năm đầu thế kỷ 21.

Từ lâu, TQ đã đưa ra chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” tài nguyên trên biển Đông trên cở sở các nước tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa phải thừa nhận chủ quyền đơn phương của TQ theo đường “lưỡi bò” ham hố! Nay Đại sứ TQ nhắc lại cũng không ra ngoài chủ trương nầy chứ nào phải TQ thừa nhận chủ quyền của VN trên quần đảo HS mà họ đã chiếm đóng bất hợp pháp bằng vũ lực vào năm 1974. Chiến lược hải quân của TQ đã vạch ra một tuyên phòng thủ đi theo đường lưỡi bò nầy biến Hoàng Sa và các đảo đã chiếm trong quần đảo Trường Sa thành những căn cứ quân sự vững chắc, những chiếc tàu sân bay cố định trên biển như tướng Trương Lê, nguyên phó tổng tham mưu trưởng PLA tuyên bố với báo chí ngày 26/9/2009(5). Hơn thế nữa, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng, còn nói rằng Trung Quốc không nên là đại cường duy nhất trên thế giới mà không có tàu sân bay. Đồng thời, có thông tin rằng Trung Quốc muốn triển khai hai hạm đội hàng không mẫu hạm trước năm 2015. Có bằng chứng để thế giới tin rằng Trung Quốc rất nghiêm túc trong cố gắng củng cố Vạn lý Trường thành trên biển. (6)

TQ đang nỗ lực dồn sức hình thành một hạm đội gồm cả hải-lục-không quân phối hợp có thể tác chiến tầm trung vươn đến eo biển Malacca. Vì vậy trong khi chờ đợi hải quân thực hiện xong việc bố trí trận địa bằng trang thiết bị, khí tài chiến tranh hiện đại thì “tạm gác tranh chấp” chăng.

Trong khi việc thương thảo tranh chấp chủ quyền song phương hay đa phương trên biển Đông chưa triển khai thì hàng loạt hành động như trên có phải là điềm lành cho quan hệ Việt-Trung hay ngược lại gây rối rắm, căng thẳng không cần thiết. Vế thứ hai “điều kiện chưa chín mùi” mà ngài ĐS muốn nói là gì, phải chăng là quan hệ Mỹ-Trung còn nhiều vướng mắc, quan hệ với các nước ASEAN chưa lọt vào quĩ đạo mà TQ đang vạch ra, âm mưu lôi kéo và chia rẽ khối ASEAN chưa xong và nền kinh tế VN vẫn còn nằm ngoài tầm kiểm soát của TQ mặc dù kim ngạch nhập siêu trong quan hệ thương mại Việt-Trung năm nay vẫn ở mức cao.

Một nhân tố quan trọng tạo ra “điều kiện chín mùi” để chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Trường Sa phải chăng là lúc VN rơi vào khủng hoảng kinh tế, bị cô lập, cấm vận như giai đoạn khi quan hệ Mỹ-Việt, với các nước tây phương và ASEAN chưa bình thường hóa xưa kia(7).

Tình hình quốc tế, quan hệ song phương và đa phương của VN ngày nay đã hoàn toàn khác, nay đã là thành viên của nhiều tổ chức, cơ quan quốc tế với vị trí và quan hệ mang tầm chiến lược với nhiều nước chủ yêu trên thế giới cũng như trong khu vực. Vì vậy, với những nỗ lực ngoại giao, xây dựng quan hệ hợp tác nhiều mặt, đa phương hiện nay của nhà nước VN thành công bao nhiêu thì điều kiện ngăn chận bá quyền phương bắc hiệu quả bấy nhiêu, có khả năng làm suy yếu tham vọng độc chiếm biển Đông theo chủ nghĩa dân tộc Đại Hán. Trước những gáo nước lạnh mà nhà đương cuộc TQ tạt vào nước ta có thể còn tiếp diễn bằng những chiêu thức thâm độc hơn khi khát vọng về năng lượng dầu mỏ lên cao, chủ nghĩa phiêu lưu gây hấn bằng vũ lực của nhóm cực hữu trong chính quyền, quân đội PLA khuynh loát, có thể tạo ra xung đột bằng quân sự bất chấp “điều kiện” chưa chín mùi, vì vậy đây cũng là những lời cảnh báo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn tâm địa của người bạn láng giềng để nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền ,độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ kể cả biển đảo khơi xa(8).

Mong rằng năm hữu nghị Việt-Trung 2010 sẽ phải là năm TQ có thái độ và chính sách hiếu hòa, hợp tác cùng vun đắp quan hệ cộng tồn công bằng, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của hai dân tộc chứ không phải vừa cầm roi dọa nạt vừa hô khẩu hiệu “16 chữ vàng 4 tốt” sáo rỗng! Miệng cười tay bắt xưng hô“đồng chí” anh em nhưng trong bụng là một “bồ” dao găm sẵn sàng “làm thịt” chúng ta .

-----------------------------------

Chú thích:

(1) http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100106_china_hainan_development.shtml

(2) Tourism plan for disputed islands – South China Morning 6/1/2010

(3) http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Cho-dieu-kien-chin-muoi-giai-quyet-tranh-chap-bien-Dong/20888092/96/

(4) Như trên

(5) Báo Sankei(Tokyo) ngày 27/6/2009

(6)http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/01/100105_china_aircraft_carriers.shtml

(7)”Những vấn đề đảm bảo an ninh cho Sea Lane vào Nhật Bản thế kỷ 21”

(8) “Cần làm gì trước hành động hăn he khủng bố của TQ” Hồng Lê Thọ (bauvinal)
Nguồn: Anh Ba Sàm's Blog

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Bảy T6 13, 2009 12:58 am

Nên đọc để biết ngoài chính phủ tàu ra thì dân tàu nghĩ gì
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090611_hkpaper_biendong.shtml
----------------------------
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông cũng đang là chủ đề thảo luận rộng rãi trên các diễn đàn và báo mạng bằng tiếng Hoa.

Đông phương Nhật báo, một tờ báo thân Bắc Kinh xuất bản tại Hong Kong, hôm 10/06 vừa có bài bình luận tựa đề "Lệnh cấm đánh bắt ở Nam Hải của Trung Quốc dò đáy [ý chí] của Việt Nam".

Bài bình luận cho rằng việc Bắc Kinh năm nay áp dụng lệnh cấm sớm hơn thường lệ nửa tháng, khiến thời gian cấm bắt hải sản kéo dài hơn, "rõ ràng có liên quan tới tình trạng xấu đi" ở Nam Hải (Biển Đông).

Bài này viết nhiều nước như Malaysia, Philippines, Việt Nam... đã nhòm ngó vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Thậm chí Việt Nam còn có hành động "khiêu khích" như thành lập cơ quan hành chính quản lý Tây Sa (đảo Hoàng Sa), mà Trung Quốc thì mới chỉ có điều tàu tuần tra ngư nghiệp tới khu vực này.

"Người dân Trung Quốc rất bức xúc và yêu cầu Chính phủ phải có hành động mạnh mẽ hơn. Một số người còn đề xuất rằng để giải quyết vấn đề Nam Hải, Trung Quốc có thể bắt đầu từ Việt Nam, nước có thái độ khiêu khích hơn cả."

Bài trên Đông phương Nhật báo nói việc điều chỉnh thời hạn cấm đánh bắt là lời cảnh báo Việt Nam "không nên đi quá xa".

"Thực tế, việc điều chỉnh này là để cho Việt Nam có hành động trước, sau đó Trung Quốc mới ra tay mà không mang tiếng là bắt nạt kẻ yếu."
Biện pháp cứng rắn

Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt tại biển Đông, đã có không ít kêu gọi từ phía dư luận Trung Quốc đòi Bắc Kinh phải thẳng tay.

Tờ báo chính thức China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh này là "không thể tranh cãi", đã nhận nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.

Một người viết: "Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền tại Biển Đông".

Người khác thì cho rằng: "Nếu không thể thuyết phục những nước bé nhỏ kia đừng xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc tại Biển Đông, thì làm sao Trung Quốc có thể nhận là Cường quốc đang lên? Lời lẽ hô hào cũng chỉ có giới hạn thôi. Vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết."

Bài trên Đông phương Nhật báo đi xa hơn trong bình luận: "Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông".

"Một mặt, các nước như Việt Nam đang mất uy tín vì chính hành động khiêu khích của họ. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates gần đây đã nói rằng Mỹ không có 'quan điểm gì' về các tranh chấp tại Biển Đông, bật đèn xanh cho Trung Quốc."

"Nếu Trung Quốc đánh nhanh thì có thể giảm thiểu mức độ tình hình. Trung Quốc đã giấu khả năng và chần chừ quá lâu."

"Trung Quốc cần gấp một chiến thắng để xua đi tình trạng thoái hóa suy đồi và khích lệ người dân."
Cường quốc quân sự

Những người theo dõi mạng thường xuyên cũng không còn lạ với những ý kiến quá khích kêu gọi gây chiến để chứng tỏ vị thế nước lớn của Trung Quốc.

Mạng Thiết Huyết, một diễn đàn chuyên thông tin chính trị-quân sự bằng tiếng Trung đặt tại Bắc Kinh mới có bài phân tích mục tiêu của Trung Quốc sẽ là nước nào nếu xảy ra chiến tranh.

Bài này viết: "Hãy nhìn các nước châu Á xung quanh: nào là quấy rối biên giới, nào là xâm chiếm biển đảo Trung Quốc, đối với những nước này Trung Quốc không thể chờ mong họ đối xử hòa bình với mình".

"Muốn phát triển Trung Quốc phải mở rộng không gian của mình, tin rằng nếu không có một cuộc chiến tranh cục bộ những nước này tất sẽ trở thành hòn đá cản đường sự phát triển của Trung Quốc."

Bài trên Thiết Huyết cũng phân tích, mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc không phải Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, vì nhiều lý do.

Tuy không nêu tên, nhưng người đọc đều hiểu mục tiêu mà tác giả nhắc tới là nước nào, để đi tới kết luận: "Trung Quốc không chỉ phải trở thành cường quốc kinh tế mà còn phải trở thành nước lớn quân sự, đó là yêu cầu của sự phát triển và cũng là yêu cầu của sự chấn hưng dân tộc".

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Sáu T6 05, 2009 2:48 pm

Trung Quốc bóp chết ngành hải sản Việt Nam
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA61256/default.htm

Lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến 01/8, thêm vào đó là việc điều các tàu tuần tra tới khu vực này, đã khiến nhiều ngư dân Việt Nam đang trong cảnh nằm bờ.

Tháng 04/2009, Trung Quốc thành lập Cục Chuyên trách Lãnh hải trực thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc, đặc biệt để giải quyết những tranh chấp trên khu vực biển Đông với các nước trong khu vực thông qua ngoại giao. Trung Quốc cũng cho rằng, lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc ở khu vực biển Đông đang bị xâm phạm và sẽ là nguyên nhân của các vụ va chạm, thậm chí có thể xảy ra xung đột.



Ngày 12/05/2009, Trung Quốc đã cảnh báo các nước trong khu vực nên tránh xa các đảo đang tranh chấp trên biển Đông, đồng thời cũng thông báo với Liên Hợp Quốc rằng các nước đó đã tuyên bố chủ quyền trên các khu vực tranh chấp làm gia tăng những căng thẳng trong khu vực.



Tiếp đó, Trung Quốc thông báo lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009. Trước sự việc này, người phát ngôn Bộ ngoại giao, Lê Dũng đã có những phản ứng về lệnh này của Trung Quốc.



Nhưng Trung Quốc vẫn bất chấp trước những phản ứng của Bộ ngoại giao Việt Nam và ngày 16/05/2009 Trung Quốc điều tàu Ngư Chính 44183 của tỉnh Quảng Đông tới Hoàng Sa, cuối tháng 5/2009 lại tiếp tục điều 08 tàu tuần tra thuộc ba tỉnh miền Nam Trung Quốc tới biển Đông để giám sát ngư trường.



Với những hành động trên của Trung Quốc đã khiến những ngư dân của Việt Nam đang phải neo tàu, treo lưới. Mặc dù đang vào vụ cá nam nhưng tại bến cá Thọ Quang và dọc sông Hàn của TP Đà Nẵng, mấy trăm thuyền lớn nhỏ phải thả neo dù hiện là mùa đánh bắt cá



Theo thông báo của Trung Quốc, thì từ 12h00 ngày 16/5 đến 12h00 ngày 01/8/2009 tất cả các tàu cá Việt Nam đều không được vào vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc trở lên để đánh bắt cá. Khi nghe thông báo này đã làm ngư dân rất bức xúc vì như vậy thì không còn ngư trường để bắt cá nữa. Vì ngư dân miền Trung chủ yếu làm nghề lưới cào, lưới vây (thuộc dạng đánh bắt xa bờ), mà ngư trường chủ yếu của hai nghề này hiện nằm trọn trong vùng biển mà phía Trung Quốc vừa ra thông báo.



Hiện nay có rất nhiều các tàu cá của ngư dân đã chuẩn bị đầy đủ lương thực, dầu, nước, đá ướp lạnh,..vv để chuẩn bị cho một chuyến ra khơi, nhưng lại lo ngại trước sự truy đuổi của các tàu tuần tra của Trung Quốc.



Cũng trong tình cảnh “khó làm ăn” nữa của các ngư dân Việt Nam ở phía Nam biển Đông, nơi giáp ranh với biển của Malaysia, trong thời gian 06 tháng đầu năm 2009 đã liên tục xảy ra các vụ tàu cá của Việt Nam bị Malaysia bắt giữ vì bị cho là vi phạm vào lãnh hải của họ.



Theo con số thống kê, trong 06 tháng Malaysia đã bắt giữ 40 tàu cá và 464 ngư dân của Việt Nam, trong đó mỗi ngư dân bị bắt sẽ bị phạt tới 100.000 ringgit, thuyền trưởng bị phạt tới 1 triệu ringgit.


Lan Hương (Vitinfo)

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Tư T5 20, 2009 5:56 pm

Nguồn : http://www.blogosin.org/?p=898

Cho đến chiều ngày 14-5-2009, trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” có địa chỉ: www.vietnamchina.gov.vn, vẫn còn lưu những bản tin để cho người Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam (xem Con Ngựa Thành Troy).

Việc Trung Quốc có những tuyên bố ngang ngược về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải là điều mới xảy ra. Tuy nhiên, khi tuyên bố này được đăng trên một website có tên miền “gov.vn” chỉ cấp cho các cơ quan chính chính phủ Việt Nam; chủ quản cũng bao gồm một cơ quan Việt Nam: Bộ Thương mại, thì, vấn đề không còn là chuyện của người Trung Quốc.

Sáng 13-5, chúng tôi đã thông báo tới các cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, cho đến cuối ngày 14-5, những thông tin sai trái nói trên vẫn chưa được đưa ra khỏi trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc”.Vào lúc 10 giờ 30 sáng 14-5, chúng tôi liên lạc trực tiếp với ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này. Lúc đầu, ông Hưng cho rằng, “Tôi nghĩ là không có gì quá ghê ghớm cả. Anh phải vào thực tế trang web thì thấy có nhiều thông tin về hợp tác thương mại, kinh tế  có nhiều điểm rất là tốt”.

Khi chúng tôi hỏi về việc phần tiếng Việt của website đăng tuyên bố của bà Khương Du thì ông Nguyễn Thành Hưng cho rằng: “Đó là trang web của Tung Quốc chứ có phải của mình đâu”. Chúng tôi hỏi: “Trang web có đuôi .gov.vn thì người ta phải hiểu là của Việt Nam, thưa ông?” Ông Hưng giải thích: “Của mình nhưng mà là phía Trung Quốc phụ trách. Tiếng Việt do phía Trung Quốc phụ trách để họ đăng trực tiếp bằng tiếng Việt giúp doanh nghiệp Việt Nam”.

Theo giới thiệu của ông Nguyễn Thanh Hưng, chúng tôi liên hệ với người trực tiếp phụ trách trang Web, ông Trần Hữu Linh, phó cục trưởng cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công thương. Ông Linh xác nhận trang Web tiếng Trung do phía Việt Nam phụ trách, Vietnamchina.gov.vn, vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh trang web này, chúng tôi còn tìm thấy một trang web khác, cũng gọi là “Mạng thông tin hợp tác kinh tế- thương mại Việt Nam Trung Quốc” bằng tiếng Trung, nhưng có tên là chinavietnam.gov.cn/ (đuôi “vn” đựơc thay bằng “cn”) và nội dung thì tương tự như website tiếng Việt, thể hiện quan điểm của chính quyền Trung Quốc về các vấn đề quốc tế và đặc biệt là về Biển Đông.

Như vậy, trên thực tế, các nhà doanh nghiệp Trung Quốc thay vì tiếp cận được với website do Bộ Công thương phụ trách lại nhận được thông tin do phía Trung Quốc đưa ra. Về phía các nhà doanh nghiệp Việt Nam, khi website “Hợp tác” đã được “khoán trắng” cho Trung Quốc, họ không những không được cung cấp đầy đủ thông tin về thương mại mà còn phải đọc những thông tin về các vấn đề đối ngoại và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc.

Cũng trong buổi sáng 14-5, ông Trần Hữu Linh cho biết: “Cục Quản lý báo chí, bộ Thông tin Truyền thông vừa đề nghị có mấy bài phải bỏ xuống. Tôi cũng đang báo cáo với lãnh đạo bộ để xử lý”. Nhưng, theo ông Linh thì vì, “Theo thỏa thuận phía Trung Quốc lo phần tiếng Việt. Phía Việt Nam lo phần nội dung bằng tiếng Trung”; cho nên Bộ sẽ phải “gửi công hàm sang bộ Thương mại Trung Quốc đề nghị bỏ những nội dung không dành cho kinh tế và thương mại”.

Theo thông tin của Trung tâm Internet Việt Nam (Vnnic) thì trang web này do Bộ Thương mại (nay là bộ Công thương) đăng ký tên miền. Về nguyên tắc, khi đã đăng ký tên miền Việt Nam, thì server phải đặt tại Việt Nam. Nhưng, theo Vnnic, trang web www.vietnamchina.gov.vn đang hoạt động với một server ở Trung Quốc. Căn cứ Nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet thì từ nội dung đăng tải trên website, đến phương thức hoạt động của trang web “Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc” đều có nhiều sai phạm. Tên miền “gov.vn”, được coi như chủ quyền quốc gia trên internet, khi “khoán trắng” nó cho một quốc gia khác thì việc họ dùng “gov.vn” để “xâm phạm” chủ quyền lãnh thổ của mình là điều chẳng đáng ngạc nhiên.

Cám ơn dịch giả Nguyễn Lệ Chi đã giúp kiểm tra các thông tin bằng tiếng Trung Quốc
Huy Đức- Mạnh Quân

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Tư T5 13, 2009 6:54 pm

Như vậy, có thể nói, đây thực chất là một trang tin, nhằm chuyển tải chủ trương, đường lối, và thông tin đối nội, đối ngoại của Trung Quốc bằng tiếng Việt, gắn liền và thông qua – mà nếu nói nặng hơn, là ngụy trang bằng – kênh thông tin hợp tác kinh tế. Nghiêm trọng hơn, nó được dùng để khẳng định chủ quyền Trung Hoa đối với lãnh thổ trên biển của Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đoạt và tiếp tục hăm he chiếm đoạt, cũng như khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển phía nam mà họ đòi vơ gần như kỳ hết về mình.


Để đọc toàn bài xin vào link: http://blog.360.yahoo.com/blog-bfvqsbM9frIQmHcPB6d2QS4LkA--?cq=1&p=895

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Hai T3 09, 2009 9:51 am

CHIẾN DỊCH THẬP VẠN ĐẠI SƠN
-------------------------------------
Cách đây 60 năm, bộ đội Việt Nam
giúp Trung Quốc giải phóng Ung Long Khâm
-------------------------------------
Từ đầu kháng chiến toàn quốc, chúng ta đã có quan hệ mật thiết với Nam lộ Bát lộ quân Trung Quốc ở Hoa Nam và Bộ tư lệnh Quân khu Điền Quế.

Đầu năm 1948, đồng chí Trang Điền được chỉ thị của đồng chí Chu Ân Lai, sang Việt Bắc gặp các đồng chí lãnh đạo ta. Bác và Thường vụ tiếp phái viên ở Lục Giã. Đồng chí Trang Điền thông báo tình hình chiến tranh giải phóng ở Trung Quốc. Quân Tưởng tăng cường càn quét những lực lượng vũ trang cách mạng ở Hoa Nam để củng cố hậu phương. Những đơn vị du kích của ban đang gặp khó khăn và thiếu lương thực. Bác và chúng tôi bàn với phái viên của bạn về sự phối hợp chiến đấu, giúp dỡ lẫn nhau giữa hai quân đội cách mạng.

Đầu tháng Ba, quân Tưởng ở Quảng Tây tấn công hai khu Trấn Biên, Tĩnh Tây dữ dội. Một bộ phận bộ đội du kích và cơ quan hậu phương của hai khu này tạm thời chuyển qua biên giới Việt Nam.

Bộ tư lệnh biên khu Điền Quế và đảng uỷ biên khu Việt Quế thường xuyên có quan hệ với chúng ta (1). Tháng 4 năm 1949, lãnh đạo phong trào du kích ở Quảng Tây giáp biên giới Đông Bắc nước ta, đề nghị quân đội Việt Nam phối hợp chiến đấu, giúp đỡ đánh quân Tưởng để giải phóng khu Ung-Long-Khâm. Sau khi có sự đồng ý của Trung ương, ngày 23 tháng 4 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh giao nhiệm vụ cho Bộ tư lệnh Liên khu 1 « giúp Quân giải phóng xây dựng một khu giải phóng ở vùng Ung-Long-Khâm liền với biên giới Đông Bắc của ta ». « đồng thời hoạt động ở Đông Bắc để mở rộng khu tự do Đông Bắc ra tận biên giới và thông ra biển, liền với khu giải phóng Việt Quế của bạn ».

Mệnh lệnh nói rõ phải giáo dục chính trị cho bộ độii trước khi lên đường, phải xây dựng tình đoàn kết giữa hai nước Trung Hoa mới và Việt Nam mới, giữa Quân giải phóng Trung Quốc và bộ đội ta. Cán bộ, chiến sĩ ta cần thấy rõ những diều kiện thuận lợi và nhất là những khó khăn ; phải tôn trọng phong tục tập quán của nhân dân địa phương, nêu cao kỉ luật chính trị, chú trọng công tác dân vận. Cần đứng trên lập trường đoàn kết giữa hai dân tộc, căn cứ vào lợi ích cách mạng của hai nước mà giải quyết các vấn đề, tuyệt đối tránh« bản vị chủ nghĩa ».

Bộ chỉ huy chiến dịch chung được chỉ định : anh Lê Quảng Ba, phó tư lệnh Liên khu 1 là tư lệnh chiến dịch ; đồng chí Trần Minh Giang, cán bộ của bạn, là chính trị uỷ viên. Bộ chỉ huy chiến dịch lấy danh hiệu là Bộ tư lệnh khu Thập Vạn Đại Sơn.

Chiến dịch chia làm hai mặt trận : mặt trận Điền Quế do anh Nam Long làm chỉ huy trưởng, đồng chí Hoàng Bình, cán bộ của bạn, làm chỉ huy phó, anh Đỗ Trình làm chính trị viên ; mặt trận Long Châu do anh Thanh Phong làn chỉ huy trưởng, anh Chu Huy Mân và anh Long Xuyên làm chỉ huy phó.

Bộ Tổng tham mưu cử một đoàn cán bộ tác chiến giúp Bộ tư lệnh khu Thập Vạn Đại Sơn về công tác tham mưu, theo dõi diễn biến của chiến dịch, thường xuyên báo cáo với Bộ Tổng tư lệnh.

Đầu tháng 6, bộ đội ta xuất phát theo hai hướng : Long Châu và Khâm Châu - Phòng Thành.

Ngày 12 tháng 6, mặt trận Long Châu nổ súng diệt vị trí Thuỷ Khẩu và Hạ Đống, trong khi hướng phối hợp tiến công địch từ Bằng Tường xuống Nam Quan. Quân Tưởng co lại, biến Long Châu thành một cụm cứ điểm mạnh. Bộ chỉ huy chỉ thị cho bộ đội chuyển sang vây hãm Long Châu, đánh viện, chặn đường tiếp tế, tiến công Ninh Minh và Thượng Kim, giúp bạn mở rộng vfa củng cố vùng mới giải phóng quanh Long Châu.

Hướng Điền Quế và Thập Vạn Đại Sơn, đường đi khó khăn hơn. Bộ đội ta phải hành quân trèo đèom lội suối mất gần một tháng dưới nắng hè gay gắt mới đến nơi. Phát hiện bộ đội ta, quân Tưởng rút bỏ nhiều vị trí, co về các thị trấn lớn như Nà Lường, Phòng Thành, Đông Hưng. Đàu tháng 7, bộ đội ta tiến công Trúc Sơn, một thị trấn có 4 đại đội quân Tưởng bảo vệ. Bộ đội ta phối hợp với bạn củng cố vùng giải phóng đã mở rộng ở khu Thập Vạn Đại Sơn, đánh địch càn quét, tiễu phỉ ở vùng Khâm Châu. Ta tiêu diệt hơn một trung đoàn địch, diệt và bức địch rút 10 vị trí trong số 12 vị trí ở huyện Phòng Thành, làm cho các khu căn cứ nối liền một dảim thu hẹp phạm vi chiếm đóng của quân địch ở huyện Khâm Châu.

Tháng 10 năm 1949, khi lực lượng vũ trang của bạn ở hai biên khu Điền Quế và Việt Quế đã liên lạc được với chủ lực Quân giải phóng, bộ đội ta được lệnh rút về nước. Ta để lại một đại đội tiếp tục phối hợp với lực lượng của bạn để xây dựng cơ sở, củng cố và mở rộng vùng giải phóng. Ta trao lại cho bạn những vũ khí thu được của quân Tưởng gồm hơn 500 khẩu súng các loại.

Bộ tư lệnh khu Thập Vạn Đại Sơn nhận định "thắng lợi về quân sự đã quan trọng, nhưng thắng lợi về chính trị còn lớn hơn nhiều". Bộ đội ta đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân địa phương về tinh thần quốc tế của một quân đội cách mạng.

Một số cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại trên đất Trung Quốc trong thời gian làm nhiệm vụ quốc tế này. Nhà văn quân đội Trần Đăng, một cây bút rất nhiều triển vọng, sau khi từ chiến dịch Sông Thao trở về, hăng hái đi tiếp lên đường số 4 cùng bộ đội qua biên giới làm nhiệm vụ, đã hy sinh trong một trận đụng độ với quân Tưởng.
Võ Nguyên Giáp

NGUỒN : Chiến đấu trong vòng vây (Hữu Mai thể hiện)

bản in trong Tổng tập Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp,

Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 564-566.
------------------------------------
(1) Biên khu Điền Quế là khu biên giới Vân Nam - Quảng Tây. Biên khu Việt Quế là khu biên giới Quảng Đông - Quảng Tây.

nguồn: http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/chien-dich-thap-van-111ai-son/

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Sáu T2 27, 2009 5:17 pm

Xung đột 1979 là trách nhiệm của ai?

Tiến sĩ Hoàng Kim Phúc
Đại học Oxford, Anh Quốc
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/story/2009/02/090211_sino_viet_reflection.shtml


Năm tôi lên chín, Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Yếu tố chính trị trực tiếp nào đưa đến cuộc chiến năm 1979? Có phải là xu hướng “ly khai” của cộng đồng Hoa kiều phía Nam khi đòi giữ ngoại tịch và chối bỏ quốc tịch Việt Nam vào nửa cuối thập niên 70?

Hay là chính sách bài trừ tư bản mà cộng đồng Hoa kiều bị ảnh hưởng nhiều nhất? Hay đó là câu trả lời cho cuộc chiến của Việt Nam với Cambodia nhằm trừ khử Khme Đỏ, khi đó đang được Trung Quốc đỡ đầu?

Phải chăng Trung Quốc gây chiến để dằn mặt khi Việt Nam đang giao hảo chặt chẽ với Liên Xô và mở rộng ảnh hưởng tới Lào và Cambodia? Hay để Trung Quốc lấy điểm với Mỹ vì lúc đó chiến tranh lạnh vẫn đang căng thẳng?

Hay nó đơn thuần để giải quyết những xung đột nội bộ Trung Quốc để lại từ thời kì Tứ Nhân Bang ? Tất cả những khả năng trên các sử gia phương Tây cho tới nay vẫn chưa ai có số liệu thật đầy đủ và thuyết phục.

Vết thương khó lành

Nhưng cho dù với bất cứ lí do gì thì đây cũng là một cuộc chiến hết sức man rợ và vô nhân đạo, vì chưa đầy 30 ngày mà gần một trăm ngàn người (60-100 ngàn theo các số liệu khác nhau) của cả hai phía đã thương vong.

Chừng nào những ẩn số lịch sử về nguyên nhân cuộc chiến chưa được sáng tỏ trước cộng luận và lịch sử thế giới thì chừng đó nguy cơ để xảy ra những tranh chấp tương tự giữa Trung Quốc và các nước láng giềng còn có cơ hội tái diễn, đặc biệt khi nền chính trị tại quốc gia khổng lồ này còn dựa trên nền tảng độc tài toàn trị.

Mặc dù cuộc chiến đẫm máu chính thức diễn ra khá ngắn ngủi nhưng những đợt pháo kích dai dẳng dọc tuyến biên giới, kéo dài nhiều năm sau đó mới để lại những “vết thương” khó lành trong kí ức đương đại của dân chúng Việt Nam, đặc biệt là dân miền Bắc.

Làng tôi sống khi ấy gồm ba xóm, nay thuộc quận Ba Đình, vậy mà cũng có tới hai anh đi bộ đội bị pháo chết trên “chốt”.

Từ “lên chốt” đã có lúc được nhiều thanh niên nhắc tới như “ác mộng”. Dù mục tiêu chiến lược của việc tấn công Việt Nam vẫn còn nhiều uẩn khúc lịch sử nhưng về mặt nào đó Trung Quốc đã thành công trong việc gây nên một tâm lý lo lắng bất ổn, pha sự sợ hãi trong các thành phần dân chúng Việt Nam.

     
Tuy nhiên điều Trung Quốc không lường hết là cuộc chiến 79 giống như một nhát cuốc tàn bạo, lật thẳng “tấm ván thiên” chôn nỗi căm thù sâu thẳm và âm ỷ của các dân tộc Việt với kẻ xâm lược ngàn năm từ phương Bắc.

Sự căm thù tưởng đã có lúc bị vùi lấp đi bởi “tấm tình đồng chí” môi hở răng lạnh, hay bởi những luận điệu tuyên truyền “Núi liền núi, sông liền sông” hữu hảo.

Xâm lăng 1979 đã đánh mạnh vào lòng tự hào của các dân tộc Việt, cái mà ở chừng mực nào đó đã giúp họ tồn tại anh dũng bên cạnh “đế quốc” Trung Hoa trong ngàn năm không bị đồng hóa, kể từ chiến thắng Bạch Đằng.

Mục đích Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học bằng cuộc chiến 1979 có lẽ cũng man dại và phản tác dụng không khác gì việc trước đó quân đội Mỹ ném bom rải thảm nhằm đưa Hà Nội quay lại “thời kì đồ đá”.

Về mặt lịch sử, chiến tranh 79 là một mũi tiêm chủng tái khởi động ý thức đề kháng mãnh liệt chống lại dã tâm tạo ảnh hưởng và “kiểm soát” của Trung Quốc với Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

Với những kí ức và thông tin của riêng mình có được, tôi không hề nghĩ rằng cuộc chiến tranh 1979 chỉ dừng lại ở khẩu hiệu của Đặng là “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Cuộc chiến kéo dài

Cuộc chiến đã không thực sự kết thúc sau năm 1979. Hơn thế, nó là một tính toán lâu dài, thậm chí nó là một phần trong cả một chính sách lớn của Trung Quốc với Việt Nam mà hành động phát lộ đầu tiên là đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Mặc dù trước đó lính Trung Quốc đã lấn chiếm bằng cách di dời cột mốc biên giới khi giúp chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà làm đường.

Sự ngẫu nhiên của số phận và nghề nghiệp đã cho tôi thêm tư liệu và thông tin để nhìn nhận chi tiết mối quan hệ “vừa là đồng chí vừa là anh em” rất mai mỉa này.

Với quyết tâm tìm cho ra mối quan hệ của một số loài muỗi sốt rét chính ở Việt Nam và mối tương quan dẫn truyền của nó qua biên giới Việt-Trung, tôi đã đi hàng chục chuyến công tác tại dọc tuyến biên giới Việt Trung.

Ở nhiều nơi khi tôi đến, danh nghĩa là cuộc chiến đã qua 20 năm, ký ức về sự man rợ của cuộc chiến như vừa mới hôm qua. Lần đầu đến Hà Giang, ngồi cạnh bác lái già chạy xe Hà Giang-Vị Xuyên, ông kể. “Năm 79 nó sang, dân bên mình hoàn toàn bị bất ngờ, vì thế thiệt hại là vô kể.

''Nó rút đi đặt mìn giật sập bất cứ cái gì gọi là do tay con người tạo nên. Mìn nó còn gài lại vô số trong các khu dân cư, tỉnh lộ. Mà nào có yên, pháo nó còn “củng” sang đây liên tục tới năm 88-89.

''Thằng con tôi đi củi với hai thằng bé cùng lớp bị trúng mìn. Hai đứa chết, một đứa cụt hai chân, mù mắt”. Phía Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ trong cuộc chiến 79.

''Khu vực “Hữu nghị Quan”, dân các xã xung quanh kể lại là chiều hôm trước lính Tàu còn sang đá bóng với thanh niên địa phương và lính biên phòng Việt Nam. Tối hôm đó có chiếu bóng ngoài bãi, bọn lính Tàu còn sang chơi đầy, thế mà sáng hôm sau nó tấn công.''

Nhóm nghiên cứu của tôi đã “nằm” ở Cà Liểng, nơi có hẻm núi hẹp, độc đạo, mà xe tăng Trung Quốc đã vào Việt Nam ở ngả Cao Bằng. Một cô giáo bản, dân tộc Mèo “đen” sáng hôm đó chở ông bố xuống huyện khám bệnh.

Tự dưng thấy rất nhiều xe tăng với “bộ đội” ngồi trên ở phía sau tiến tới. Ông cụ giơ tay chào nhưng sau thấy xe tăng cứ tiến sát như muốn nghiến lên chiếc xe đạp, ông kêu ầm lên để các chú “bộ đội” nghe thấy.

Đột nhiên thằng ôn vật ngồi trên tháp pháo rút súng làm đánh đùng một cái vào đầu ông cụ.

Ông cụ lăn xuống chết tức khắc, cô con gái sợ quá quăng xe đạp lao vào rừng, chạy tắt xuống huyện đội. Lúc đó người ta mới ngã ngửa ra là Tàu đánh”. Dân Thạch An, Cao Bằng mạnh ai nấy chạy, giạt hết lên núi.

Vào sâu trong rừng, người đồng bào sau đó tìm thấy những vạt rừng phủ kín quần áo, võng, bạt, vỏ đồ hộp và phân…của bọn lính sơn cước Tàu. Chúng đã ém quân từ khá lâu trước đó. Từ đỉnh núi đồng bào địa phương nhìn ngay xuống bản, thậm chí sân nhà mình. Nhiều người phải liều mạng lẻn về để lấy muối, lấy dao, quần áo…


Chiều đến họ thấy hàng chục thằng lính Tàu “vật nhau” với những chiếc xe đạp của dân bỏ lại.

Bọn lính này được tuyển mộ từ những vùng cực kì nghèo đói và lạc hậu của Hoa lục nên không biết ngay cả đi xe đạp.

Không ngạc nhiên rằng chúng hết sức tàn bạo và hung hãn. Đối với người dân tộc sống dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, căn nhà và các vật dụng thiết thân như con dao, cái cối đá, ngọn đèn dầu là những vật vô cùng quí giá.

Nắm được tâm lí này, bọn lính Tàu được lệnh tàn phá mọi thứ dù là nhỏ nhất, trước khi rút đi.

Người dân các vùng từ Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai… đều kể cho tôi nghe những chi tiết khá tương tự rằng khi về lại nhà cũ, tất cả bị thiêu trụi. Những chiếc đèn dầu hỏa, vại dưa, chum nước, cối đá… đều bị đập vỡ, ngay cả những con dao bài giắt ở vách bếp cũng bị chặt vào nhau cho nát lưỡi dao, giếng nước bị sâp vì lựu đạn tống xuống.

Năm 1986, trong một chuyến thực tập hè ở Lương Sơn, Hòa Bình, tôi ở cùng những trung đoàn lính Việt nam đang tập đạn thật vì địa hình Lương Sơn tương tự Vị Xuyên, Hà Giang.

Sau một tháng họ sẽ đi Vị Xuyên. Những người lính trẻ âu lo vì những tin tức ác liệt từ Vị Xuyên và các điểm nóng khác vẫn truyền về trong suốt nhiều năm sau 1979.

Đầu năm 1988, Trung Quốc tấn công Trường Sa, 74 bộ đội Việt Nam đã bị thiệt mạng.

Năm 1995, theo anh bạn học làm kiểm dịch sinh vật, tôi lên cửa khẩu Chi Ma. Mặc dù hai nước lúc đó đã “bình thường hóa” và thông thương buôn bán nhưng những dãy đồi trùng điệp liền kề với cửa ải này vẫn dày đặc các trận địa mìn.

Xung đột lẻ tẻ trên đường biên vẫn liên tiếp xảy ra. Ban đêm, các cột mốc bị di dời vào đất Việt Nam như cơm bữa. Nhiều năm trở lại đây, trên biên giới bộ cột mốc vẫn bị di chuyển.

Trên biển, Trung Quốc nhiều lần dùng tàu chiến tấn công thuyền đánh cá và giết hại ngư dân Việt nam. Sự leo thang đã trắng trợn tới mức báo động khi Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc huyện Tam Sa của Hải Nam cuối năm 2007, xua đuổi các công ty liên doanh thăm dò dầu khí ở vùng Nam Côn Sơn của Việt nam và vừa rồi quyết định đầu tư 29 tỷ đôla để khai thác dầu trong hải phận Việt Nam.

Tiền Việt Nam giả được in bằng những kỹ thuật tinh vi từ Trung Quốc, tràn ngập qua các ngả biên giới vào Việt Nam. In bạc giả là một loại tội phạm nghiêm trọng ở mọi quốc gia. Sản xuất tiền giả để tung vào quốc gia khác là vi phạm luật pháp và công ước quốc tế.

Chính quyền Trung Quốc hoàn toàn im lặng trước những hoạt động tội phạm quy mô lớn này. Rõ ràng sự tấn công Việt Nam bằng quân sự trên biển và đất liền, tấn công chính trị và ngoại giao, tấn công phá hoại kinh tế… kéo dài hàng chục năm sau cuộc chiến, qua nhiều đời Tổng bí thư của Trung Quốc ắt phải là mưu đồ làm cho nước láng giềng nhỏ bé phải “chảy máu” tới chết.

Người Mỹ từ lâu đã có trách nhiệm hỗ trợ rà gỡ bom mìn trong chiến tranh, sao tới nay người Trung Quốc vẫn tảng lờ những trận địa mìn nằm trên đất Việt?

Theo tính toán của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, sẽ còn mất hàng chục năm nữa để giải phóng các trận địa mìn nằm trên đất Việt, dọc biên giới phía Bắc.

Những trái mìn Made in China đang nằm trên đất Việt chính là những bằng chứng hiển nhiên để mỗi người dân Việt nam có cơ hội để đánh giá sự thành thật, thiện chí theo phương châm “16 chữ vàng” từ phía nước láng giềng khổng lồ phía Bắc này.

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Sáu T2 27, 2009 4:53 am

Hôm nay, 23-2, Trung Quốc và Việt Nam sẽ làm lễ hoàn tất công trình Phân giới cắm mốc, kết thúc 8 năm triển khai trên thực địa, kết thúc những tranh cãi căng thẳng, kéo dài. Nhưng, những tranh chấp không chỉ diễn ra trong vòng 8 năm ấy. Biết bao câu chuyện xứng đáng ghi vào lịch sử kể từ khi hai nước ký Hiệp định tạm thời, 07-11-1991.
Gió Chi Ma

Cho đến tận hôm nay, đường lên cửa khẩu Chi Ma, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, vẫn phải ngưng lại dở dang trước đường Biên 63m. Năm 1993, khi tỉnh Lạng Sơn cho rải đá, lực lượng vũ trang từ phía Ái Điểm, Trung Quốc, tràn sang ngăn cản, “ bạn ” cho rằng đấy là phần đất thuộc về Trung Quốc cho dù cột mốc 44 vẫn còn. Từ ngày 28-5 cho đến 11-6-1993, hàng trăm binh sĩ có vũ trang từ Ái Điểm tới, theo sau là 15 xe chở đá. Trong khi phía Việt Nam chưa kịp phản ứng, 2 xe “ vượt biên ” sang đổ đá chồng lên đoạn công nhân Việt Nam đang thi công. Ngay lập tức bộ đội Biên phòng, Hải quan, công nhân, đặc biệt là bà con nông dân Chi Ma xuất hiện. Họ rút.

Kể từ hôm đó, tổ cột mốc 44 được thành lập, 7 cán bộ Biên phòng có nhiệm vụ canh giữ cho mốc 44 trụ vững ở đúng vị trí mà nó đã đứng, kể từ sau Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895. Các anh phải túc trực 24/24, trong gió Chi Ma thổi bạc mặt; trong rét Chi Ma có khi xuống dưới độ Không; dưới một túp lều dựng bằng 6 cọc tre và những thùng giấy carton nằm sâu bên lãnh thổ Việt Nam 5m (vì bị ngăn cản không thể dựng nhà).

“ Nhật ký ” của tổ ghi nhận 32 sự kiện tiêu biểu xảy ra xung quanh mốc 44 : một lần biên phòng Ái Điểm, Trung Quốc, cho dựng một nhà tạm lấn sang đất Việt Nam 2m ; 22 lần lực lượng vũ trang Trung Quốc xâm nhập sâu vào đất Việt Nam từ 5-35m ; 7 lần xâm canh ; 1 lần lén chôn một bia đá sang đất Việt Nam 20m… Chiều 6-2-2009, chúng tôi có mặt ở Chi Ma, phía bên kia mốc 44 là một bức tường đá dày 1m cao 3m, bao bọc đồn Ái Điểm. Trên bức tường đó, sâu hoắm những lỗ châu mai, nhìn sang.

Thiếu tá Lục Văn Moong, người từng là đồn phó Chi Ma 4 năm, nói : “ Có rất nhiều chuyện không được ghi chép, đó là những cục đá được ném sang từ phía bên kia lúc nửa đêm. Trận ‘đá kích’ cuối cùng xảy ra là vào năm 2003 ”. Theo thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, phó chủ nhiệm chính trị Biên phòng tỉnh Lạng Sơn : “ Anh em đã bám trụ trong điều kiện như thế suốt 15 năm, từ tháng 6-1993 đến tháng 1-2009. Khi viết đề nghị tặng huân chương Chiến công (hạng Ba) cho tổ cột mốc 44, có nhiều câu chuyện đã làm tôi khóc ”.
Bản Giốc

Thác BẢN GIỐC nhìn từ cánh đồng chân thác (phia Việt Nam) : bên trái là phần thác phụ (thuộc Việt Nam), ở giữa là mỏm cồn Pò Thoong (thuộc 1/4 cồn của Việt Nam), bên phải là phần chính của thác (chia đôi). (ảnh và chú thích của Diễn Đàn)
Mãi cho tới ngày 14-1-2009, mốc 836 mới được cắm bên triền Bản Giốc. Thác Bản Giốc và cửa Bắc Luân cùng nằm chung trong một “gói đàm phán”, được phân giới sau cùng. Sông Quây Sơn chảy vào đất Việt ở cột mốc 67 (cũ) vòng qua các ngọn núi ở Trùng Khánh, Cao Bằng, khoảng 20km rồi chạy ra mốc 53 (cũ), thành con sông Biên giới dài 15km trước khi chảy sang Trung Quốc ở cột mốc 49 (cũ).

Giờ này, cánh đồng dưới chân Bản Giốc trơ rạ. Chưa tới mùa nước, thác chưa đầy như bức ảnh mà Võ An Ninh đã chụp. Nhưng, cảm giác về một Bản Giốc trọn vẹn vẫn nghèn nghẹn. Theo thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng : “ Ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính ”.

Trong khoảng thời gian “ gói Bản Giốc- Bắc Luân ” đang đàm phán, Trung Quốc mấy lần định làm đường trên cồn Pò Thoong, mấy lần bị người dân Đàm Thủy đứng ra ngăn cản. Xưa nay, Pò Thoong vẫn nằm trong vùng quản lý của Biên phòng Việt Nam, người dân vẫn canh tác và lấy đá cát quanh đó. Trận “đá kích” sau cùng mà các cán bộ Biên phòng ghi nhận xảy ra là vào ngày 24-7-2007. Giờ đây, mốc đôi 835 đã được cắm thay thế cho mốc 53: 835/1 nằm bên bờ Trung Quốc của sông Quây Sơn; 835/2 nằm trên cồn, “ phần thuộc về Việt Nam bây giờ là ¼ cồn Pò Thoong ”.

Thác BẢN GIỐC nhìn từ phía Trung Quốc : ỏ giữa là mỏm cực đông của cồn Pù Thoong, bên phải là phần chính của thác (biên giới ở giữa phần chính) (ảnh và chú thích của Diễn Đàn)
Theo ông Vũ Dũng : “ Ta và Trung Quốc nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc ”. Cũng theo thỏa thuận ấy, thuyền du lịch có thể chở khách từ hai phía sang sát bờ của nhau ngắm thác, miễn là khách của bên này không lên bờ của phía bên kia. Từ xa, có cảm giác, Bản Giốc vẫn quay mặt về. Bên bờ Nam, một thung lũng mênh mông vừa có thể cấy cày vừa có chỗ cho khách tham quan hạ trại. Bên Trung Quốc, bờ sông dốc. Nhưng, nếu như phía Việt Nam chỉ có những lều lán tạm thì phía Trung Quốc, có nhà nghỉ Sơn Trang được xây khá hoành tráng trên một ngọn đồi. Có thể ngồi ở Sơn Trang mà ngắm cùng lúc cả thác cao và thác thấp. Nghe nói trong mấy ngày Tết, khách Việt Nam thăm thác cũng đông nhưng so với Trung Quốc thì không đáng kể. Hôm chúng tôi tới Bản Giốc, ngày 10 tháng Giêng, phía bờ Việt Nam vắng lặng trong khi phía Trung Quốc khách vẫn phải chờ để lên thuyền.
Biên Giới

Ngày 13-12-2008, hai nhóm phân giới Việt Nam và Trung Quốc đã đặt mốc 1224 vào đúng vị trí mốc 44. Nước mắt không thể cầm được trên gương mặt của các chiến sĩ Biên phòng Chi Ma. Các anh đã góp phần giữ được đường biên Hiệp ước 1999 đi cách nơi mà “ Trung Quốc muốn ” 63m. Tuy nhiên, đường phân giới mới vẫn cắt đi một phần thung ruộng cũ của 3 gia đình ở Chi Ma. Tại Hà Giang, 54 gia đình ở Lũng Cú cũng giao lại cho Trung Quốc 188 ha và nhận từ phía Trung Quốc 66 ha ở một khu vực khác. Trung tá đồn phó Lũng Cú Nông Minh Thạch nói : “ Tất nhiên là bà con tâm tư nhưng chúng tôi động viên bà con tin vào Đảng và Nhà nước ”. Đường biên giới mới cũng cắt ngang khu 13 nóc nhà của người dân Trung Quốc ở gần Lạng Sơn. Có tới 164 khu vực “ có tranh chấp, hoặc có nhận thức khác nhau về hướng đi ” như trường hợp của Lũng Cú và Chi Ma, rộng khoảng 227 km2. Sau đàm phán, “ quy thuộc khoảng 114,9 km2 cho Việt Nam và khoảng 117,2 km2 cho Trung Quốc ”. Phó thủ tướng phụ trách ngoại giao thời kỳ đàm phán Hiệp ước Biên giới, ông Nguyễn Mạnh Cầm, cho rằng : “ Kết quả đó là thỏa đáng ”.
Nhiều nước trên thế giới cho đến nay vẫn còn những đường biên tranh chấp, thậm chí tranh chấp biên giới vẫn xảy ra với cả những nước như Mỹ và Canada. Không phải chính quyền nào cũng đủ dũng cảm đương đầu với sự phán xét của lịch sử để đặt bút ký vào bản phân chia từng tấc đất của tiền nhân, bởi thương lượng thì phải có đi có lại. Tất nhiên, cho dù có một đường biên chưa phân, nhiều nước vẫn có thể giữ nguyên hiện trạng mà hòa bình chung sống. Họ không phải đối phó với một con sông bị nắn dòng chảy xói vào đất mình; Họ không có một đoạn đường ray, một con đường “vô tư” vòng sang rồi trở thành nơi tranh chấp; họ không gặp những chiến dịch mua râu ngô, mua móng trâu, mua mèo… Biên giới của họ, cả sông núi và lòng người, không gặp phải quá nhiều hiểm trở.

Biên giới đất liền Việt - Trung dài 1.406 km, nhưng: “ thời Pháp-Thanh cắm mốc rất thưa ; lời văn Công ước mô tả thì đơn giản, bản đồ tỷ lệ nhỏ, nhiều địa danh không thể hiện như bãi Tục Lãm, Tài Xẹc, Dậu Gót…”. Đường Biên giới Hiệp ước 1999, thay vì chỉ cắm 341 cột mốc như thời Pháp- Thanh, có hơn 1500 cột mốc chính và hơn 400 cột mốc phụ (tổng cộng 1971 cột mốc). Nơi nào đường Biên đi qua giữa sông thì mốc được cắm ở hai bờ; nơi nào đường phân giới có những khúc quanh thì cắm thêm mốc phụ.

Tại khu vực Cô Muông, Đàm Thủy, Cao Bằng, đôi bên cắm tới 26 mốc cho một đoạn núi dài chưa tới 2km. So với cột mốc thời Pháp-Thanh, cột mốc hiện nay làm bằng đá granit, có mốc nặng tới gần 1 tấn. Khi chúng tôi tới, mốc 836/2 ở thác Bản Giốc vẫn đang làm dở dang, nhờ thế mà nhìn thấy dàn móng bê tông mới được đổ vô cùng kiên cố.

Nhưng, sở dĩ qua bao nhiêu trắc trở Biên giới Công ước Pháp Thanh vẫn là nền tảng cho công trình đàm phán, phân giới, cắm mốc kéo dài suốt 17 năm qua ; bởi, ngoài những cột mốc thấp bé, vẹt mòn theo năm tháng, còn có những ngôi mộ của cha ông, những nương khoai, nương sắn của người dân hai nước (*). Cũng tại khu vực Đàm Thủy, ở thôn Lũng Phiăc, đồng tiền mà bà con người Tày, người Nùng vẫn dùng ở đây là Nhân Dân Tệ. Lừa ngựa từ Trung Quốc được dắt sang để thu mua quặng. Lũng Phiăc với hơn 1000 khẩu, có hơn 100 phụ nữ lấy chồng bên Trung Quốc. Dọc theo Biên giới, từ Phong Thổ tới Móng Cái, nhiều gia đình ở bên này có bà con, hoặc bạn bè thâm giao ở bên kia. “ Đường biên ” ấy không thể nào rành mạch phân chia như đá và bê tông cốt thép.

Tất bật bên nồi thắng cố, mặt Mừng Thìn Pín đỏ au. Phiên “ chợ cột mốc ” mùng 8 Tết rất đông: người từ hương Giàng Vản, tỉnh Vân Nam sang; người từ xã Bạch Đích, huyện Yên Minh, Hà Giang, đến. Mốc 358 vừa mới cắm, nhà chợ xây chửa xong, giao thương đã bắt đầu nhộn nhịp. Theo thượng tá Dương Văn Thịnh, đồn trưởng Biên phòng Bạch Đích : “ Trước phân giới cắm mốc, đôi bên vẫn căng thẳng ”. Nay thì bà con đã có thể tới chợ. Nay, những nông dân như Mừng Thìn Pín đã có thể xây nhà và bưng nồi thắng cố lên đặt sát đường Biên. Một đường Biên giới mà cho tới năm 1991 vẫn phải rào dậu bằng mìn ; một Biên giới mà cho tới trước tháng 1-2009, nhiều nơi bộ đội Biên phòng vẫn còn phải đứng canh cho người dân cày cấy... Khi đang ngồi viết những dòng này, tôi nhận được điện thoại từ Hà Giang, trung tá Thạch cho biết, những cây đào Lũng Cú đã đâm hoa, cho dù, ở Biên giới mùa này vẫn chưa hết những đợt gió lạnh tràn về từ phương Bắc.
Huy Đức


NGUỒN : Blog Ôsin ngày 23.2.2009


(*) Tại Diên An, giữa thập niên 1930, Mao Trạch Đông nói với nhà báo Mĩ Edgar Snow (xem cuốn Red Star over China) : không bao giờ Trung Quốc chấp nhận đường biên giới đã bị các nước đế quốc áp đặt đối với triều đình Mãn Thanh trong thế kỉ XIX. Với Hiệp định biên giới Việt-Trung 1999, với tất cả những bảo lưu có thể về chi tiết, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh chấp nhận đường biên giới được quy định qua các hiệp ước 1887 và 1895 giữa chính quyền Pháp và triều đình nhà Thanh (chú thích của Diễn Đàn).

(http://www.diendan.org/viet-nam/bien-gioi-cung-bien-gioi-mem)

Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Ansamurai » Hai T2 23, 2009 12:14 am

Cảm ơn whoami, một bài khá thú vị. Mặc dù mình nghĩ rằng tác giả là một người viết bài theo kiểu " Người Trung Quốc xấu xí". hihi

Không biết hàng hóa Việt Nam qua Campuchia được người ta đánh giá như thế nào nhỉ!!


Re:Cái nhìn mới : Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Chủ nhật T2 22, 2009 1:39 am

Vì sao người Việt Nam không thân thiện với người Trung Quốc?
(Cư dân mạng Trung Quốc phân tích) ( 2/20/2009 11:37:44 AM )

Hôm nay (17 tháng 2) là một ngày nhân dân hai nước Trung Quốc, Việt Nam đều không thể nào quên. Ngày này 30 năm trước, quân đội Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích” Việt Nam trên biên giới Trung Việt. Cuộc chiến tranh này đã trở thành vết thương khó có thể hàn gắn giữa nhân dân hai nước. Nếu bỏ qua cuộc chiến đó để xem xét “Mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam” hiện nay, dù là quan hệ nhà nước hay nhân dân, thì sẽ là què quặt, cũng là phiến diện không hoàn chỉnh.  

Ba quốc gia có liên quan trực tiếp nhiều nhất tới cuộc chiến đó là Trung Quốc, Việt Nam và Căm-pu-chia có cách nhìn khác hẳn nhau đối với cuộc chiến tranh Trung Quốc-Việt Nam 30 năm trước. Phía Trung Quốc cho rằng phía Việt Nam quấy rối biên cương Trung Quốc, cho nên Trung Quốc phát động “Cuộc chiến tự vệ phản kích”. Phía Việt Nam cho rằng chính phủ Trung Quốc vì để ủng hộ chính quyền Khơ-me Đỏ mà phát động bành trướng xâm lược Việt Nam, thể hiện chiến tranh bá quyền. Phía Căm-pu-chia tuy không tỏ thái độ rõ ràng đối với cuộc chiến Trung Quốc-Việt Nam nhưng ngày 7 tháng 1 năm nay đã tổ chức một cuộc mít tinh quy mô chưa từng có tại Pnông-pênh chúc mừng 30 năm ngày nhân dân Căm-pu-chia thoát khỏi ách thống trị của Khơ-me Đỏ. Tại cuộc mit tinh, Chủ tịch Thượng viện Căm-pu-chia Chia-xin cảm ơn Việt Nam “đã cứu Căm-pu-chia”, đánh giá cao bộ đội tình nguyện Việt Nam đã hy sinh to lớn để tiêu diệt chính quyền Khơ-me Đỏ tàn sát nhân dân, và đã kịp thời ngăn chặn được số phận bất hạnh nhân dân Căm-pu-chia tiếp tục bị tàn sát.

Giờ đây chính phủ Trung Quốc đang ra sức làm mờ nhạt cuộc chiến 30 năm trước ấy, không tổ chức bất kỳ bất kỳ hoạt động kỷ niệm chính thức nào. Tại Việt Nam, chính phủ và nhân dân đều tổ chức hoạt động tưởng niệm với quy mô lớn (?) những người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến đó, giáo dục người Việt Nam chớ quên cuộc chiến này. Rốt cục trong cuộc chiến tranh ấy ai phải ai trái, ở đây tác giả không muốn bàn thảo. Bao giờ các tài liệu mật được dần dần công khai, sau khi nhìn thấy chân tướng, tự nhiên người ta sẽ hiểu rõ.

Tác giả muốn nhân dịp hôm nay ngày đặc biệt này để nói qua về một số cảm nhận của mình tại Việt Nam, hy vọng qua đó người trong nước sẽ hiểu được tại sao đa số người Việt Nam có thái độ không hữu hảo với Trung Quốc. Để nhìn nhận Việt Nam một cách khách quan, chúng ta nên xuất phát nhiều hơn từ góc độ của mình mà suy nghĩ. Ngoài việc cuộc chiến đó cần thời gian để hàn gắn vết thương giữa nhân dân hai nước ra, hiện nay vấn đề người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc chủ yếu có mấy mặt sau đây đáng để người nước ta cảnh giác và suy nghĩ.

Trước hết, người Trung Quốc chưa hiểu tình hình Việt Nam – đây là một nguyên nhân khiến người Việt Nam ghét người Trung Quốc. Hai nước tuy là láng giềng gần nhau, truyền thống văn hóa và tập quán giống nhau nhưng tuyệt đại đa số người Trung Quốc lại chưa hiểu Việt Nam. Việt Nam là quốc gia nhược tiểu, chính phủ không đủ tài lực, thậm chí việc vận hành của chính phủ hàng năm phải cần đến viện trợ quốc tế. Thế nhưng sự nghèo khó của chính phủ không đại diện cho sự bần cùng của dân chúng. Người Trung Quốc có quan niệm là chỉ cần thấy nước này chỗ nào cũng rách nát, thiết bị hạ tầng cơ sở chưa hoàn thiện, đường phố không rộng rãi tráng lệ thì cho rằng nước này hỏng rồi. Thực ra nhìn bên ngoài không bằng nhìn thực chất. Việt Nam luôn ltheo đường lối giấu ngầm sự giàu có vào dân chúng. Chỉ cần đến thăm nhà thường dân Việt Nam để cảm nhận một chút, bạn sẽ thay đổi ấn tượng về Việt Nam. Hầu như gia đình Việt Nam nào cũng có một căn lầu nhỏ kiểu Pháp của riêng họ, các loại đồ điện gia đình và thiết bị trong nhà không hề ít hơn dân Trung Quốc. Nghèo nữa thì cũng có một chiếc xe máy. Gia đình dân chúng Việt Nam chưa thể coi là giàu có nhưng cũng tuyệt nhiên không nghèo. Tuyệt đại đa số người Trung Quốc từng đến Việt Nam phần lớn chỉ nhìn thấy hiện tượng bên ngoài chứ không phải đời sống thực chất của người Việt Nam bình thường, do đó có sự hiểu lầm về Việt Nam. Ngược lại, người Việt Nam cũng từ xương cốt coi thường một bộ phận người Trung Quốc.

Thứ hai, tâm trạng ưu việt cao ngạo của người Trung Quốc đã làm cho người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc. Người nước ta tự cho rằng thực lực Trung Quốc mạnh hơn Việt Nam, phần lớn người Trung Quốc khi đến Việt Nam thì có thái độ thiếu thân mật và khiêm tốn với người Việt Nam. Thường xuyên có bạn hỏi tôi: Việt Nam chẳng phải là rất nghèo đấy ư, có phải là ở Việt Nam đi mua hàng phải vác cả bọc tiền to tướng, có phải Việt Nam thừa phụ nữ, có thể lấy mấy vợ cũng được phải không?  ... đều là những câu hỏi làm người ta cười gượng. Thực tế Việt Nam khác xa những gì chúng ta tưởng tượng. Chính quyền Việt Nam nghèo, thậm chí rất tham nhũng, song dân chúng Việt Nam không nghèo. Đồng bạc Việt Nam giá trị cao nhất là 500 nghìn đồng, tương đương 200 Nhân Dân Tệ Trung Quốc, ra phố mua hàng đâu có cần vác rất nhiều tiền, thậm chí còn ít một nửa so với người Trung Quốc đi mua hàng. Phụ nữ Việt Nam không nhiều, tỷ lệ nam nữ cơ bản bằng nhau, thậm chí tỷ lệ nam cao một chút, chớ có sang Việt Nam làm giấc mộng lấy mấy cô vợ. Người Việt Nam coi người Trung Quốc không ra gì không phải không có nguyên cớ.

Thứ ba, nhà đầu tư Trung Quốc đến Việt Nam rất bị nghi ngờ về chữ tín. Cuối thập niên 90, rất nhiều người Trung Quốc đến Việt Nam đầu tư, tưởng là ở đấy có thể dễ kiếm được tiền. Khi phát hiện đầu tư trên toàn thế giới đều có cùng một nguyên tắc là “không có đầu tư vào thì không có sản phẩm ra”, kiếm tiền đâu có dễ như tưởng tượng. Thế là người Trung Quốc ào sang như một đàn ong rồi lại ào ào đại rút lui như một đàn ong, rút vốn về nước một cách bất hợp pháp, để lại một đống tạp chứng khó chữa như nợ lương, nợ thuế, nợ vốn với đối tác hợp tác, khiến chính quyền Việt Nam rất đau đầu. Sự thành thật giữ chữ tín của thương nhân Trung Quốc phổ biến bị người Việt Nam nghi ngờ.  Cùng sang Việt Nam kiếm tiền, người Nhật, người Hàn Quốc trước lúc đi đã xem xét coi đây là vấn đề khá  phức tạp, khi gặp phải các vấn đề tồn tại trong xã hội Việt Nam họ giải quyết dễ hơn người Trung Quốc. Tâm lý quá ư đầu cơ của nhà đầu tư Trung Quốc, thái độ oán trách mỗi khi gặp khó khăn đã gây ra hậu quả người Việt Nam cho rằng người Trung Quốc có độ tin cậy thương mại không cao. Trung Quốc khi đưa vốn ra nước ngoài cũng đem theo những bệnh bất trị vốn có trong xã hội thương mại của mình sang nước ngoài. Điều này không những các nhà đầu tư chúng ta phải suy ngẫm mà chính phủ Trung Quốc cũng nên cảnh giác.

Thứ tư, việc các thương gia Trung Quốc phán đoán sai lầm về thị trường tiêu dùng Việt Nam đã không những làm cho sản phẩm Trung Quốc khó tiêu thụ ở Việt Nam mà cũng tổn hại nghiêm trọng tới hình ảnh và thanh danh của người Trung Quốc. Do hiểu biết lệch lạc về tình hình nội bộ và thói quen tiêu dùng của Việt Nam, cho rằng người Việt không tiêu dùng nổi những sản phẩm chất lượng tốt cấp cao, mà người Trung Quốc chuyển sang Việt Nam những dây chuyền sản xuất lạc hậu bị đào thải trong nước, kết quả thế nào có thể suy ra mà thấy. Nhà sản xuất xe máy Trùng Khánh huênh hoang ở Trung Quốc là đã chiếm được bao nhiêu thị phần thị trường Việt Nam. Đáng tiếc là người viết bài này ở Việt Nam cho tới nay chưa hề phát hiện thấy một chiếc xe máy Trùng Khánh nào chạy trên đất nước này, dù ở vùng nông thôn tương đối nghèo hay đô thị phồn hoa đều khó mà thấy bóng dáng nó. Trong lòng người tiêu dùng Việt Nam thì hàng Trung Quốc là đại danh từ của “chất lượng xấu”. So với người Trung Quốc, rõ ràng người Nhật Bản, Hàn Quốc, kể cả người Âu Mỹ đánh giá quan niệm tiêu dùng của người Việt Nam chính xác hơn nhiều; ngay từ đầu họ đã đưa hàng chất lượng tốt sang thị trường Việt Nam, giành được sự ủng hộ của người tiêu dùng nước này. Đây cũng là nguyên nhân hàng hóa Trung Quốc ở Việt Nam đại bại trước hàng hóa Nhật Bản, Hàn Quốc và cũng là một nhân tố lớn làm cho người Việt Nam khinh thường (bỉ thị) người Trung Quốc.

Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi sông liền sông, có hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa, thế nhưng sự hiểu biết của chúng ta về Việt Nam lại dừng ở hồi ức trong quá khứ, thiếu con mắt tỉnh táo và thận trọng để nhìn nhận người hàng xóm này, khiến cho giữa nhân dân hai nước hình thành một vết thương khó có thể vượt qua. Đồng thời với việc mất tín nhiệm của dân chúng Việt Nam, chúng ta cũng dần dần chắp tay nhường cho Nhật Bản, Hàn Quốc lợi ích thị trường to lớn ở Việt Nam mà người Trung Quốc vốn dĩ nắm được.

Người Việt Nam không hữu hảo với người Trung Quốc tuyệt nhiên không chỉ là do cuộc chiến tranh 30 năm trước mà còn nhiều cái nữa đáng để tất cả người Trung Quốc suy ngẫm!

Nguồn: “越南人为何对中国人不友好” bài đăng trên website Phượng Hoàng (Trung Quốc) ngày 17-2-2009    Link:  http://blog.ifeng.com/article/2206238.html
Nguyễn Hải Hoành lược dịch và giới thiệu

http://hnv.vn/News.asp?cat=13&scat=&id=966