Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Re:Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Viết bởi phong_bx » Năm T8 26, 2010 2:20 pm

Tôi quan tâm tới câu: "Vì bản chất có đổi đâu" của bác NTH. Ý của bác NTH thú thật tôi vẫn chưa hiểu hết, nhưng với tôi câu này có tôi hiểu là:
- Bản chất các bác là nhà kinh tế(KT) và nhà toán học (TH) không thay đổi khi các bác nghĩ về một điều gì đó. Trong buổi nói chuyện này bản chất của các bác càng bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết.
- Nếu đứng trên quan điểm của những chuyên môn mà các bác quan tâm để xem xét ý kiến của các bác chắc chắn ý kiến của ai cũng đúng. Chính vì thế câu chuyện không thể kéo dài lâu được khi 1 bác nói về giáo dục còn bác kia lại bàn về kiếm tiền.
- Theo tôi nếu có thêm một bác làm kỹ thuật nữa thì câu chuyện của các bác cũng có kết cục tương tự vì lại thêm một bác giao giảng về kỹ thuật tiên tiến.
->> Phải chăng cần phải có một bác khóe léo, nắm được điểm chung riêng "dẫn dắt chuyện" cho các bác này??

Re:Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Sáu T8 20, 2010 10:55 pm

Cùng một vấn đề,nhưng đứng trên những lập trường khác nhau sẽ có những cái nhìn và câu trả lời khác nhau.

NTH là 1 nhà kinh doanh nên có cái nhìn như thế chẳng sai.

NBC là 1 nhà nghiên cứu khoa học nên có suy nghĩ như thế cũng hợp lý.

Sau này mình ước mơ sẽ trở thành nhà kinh doanh nên mình cũng có 1/2 suy nghĩ giống NTH.

Re:Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Viết bởi Cao Minh Viet » Sáu T8 20, 2010 6:17 pm


Mình thấy câu này hay ! Không phải là riêng VN mà con người nói chung thường mắc phải lỗi này, hay "suy diễn". Chính vì vậy mà thường xảy ra xung đột và tranh cãi.

GS Ngô Bảo Châu: Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra như thế nào.




Re:Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Viết bởi anhsiu » Năm T8 19, 2010 6:06 pm

  Chắc cái huy chương toán olympic của đại gia Hà đã bị tiền hắn làm bạc trơ trụi rồi nên quên đi vai trò của khoa học cơ bản . Cũng có thể ổng chưa bao giờ thấy được khoa học cơ bản nó ứng dụng đc cái gì trên con đường kiếm tiền của ông ta .
 
  Qua cách ông Hà nói thì có thể ổng hình dung ra con đường phát triển đất nước là : đón đầu các thành tựu về kỹ thuật của các nước tiên tiến rồi mới xây dựng cái nền móng để phát triển kỹ thuật .
  Còn NBC thì lại cho rằng : Khi ko có nền móng thì dù có đón đầu đi nữa cũng chỉ ăn cái phần cặn mà người ta để lại , không có chuyện đón đầu mà đi trước người ta .

  NBC nói anh Hà ảnh cứng đầu nhưng chính ảnh cũng cứng đầu ko kém vì ai cũng có niềm tin của mình . Kiểu tranh luận như thế này thì ko lạ gì với diễn đàn Đông Du nữa .

  Tán thành với NBC .

Đối thoại giữa 1 giáo sư Toán nổi tiếng và 1 doanh nhân thành đạt

Viết bởi seven love » Năm T8 19, 2010 4:43 am

Mình vừa đọc bài viết này trên VietNamNet, một cuộc đối thoại khá thú vị giữa giáo sư Ngô Bảo Châu, người khá nổi tiếng và thành công gần đây trong lĩnh vực Toán Học, với ông Nguyễn Trung Hà, một doanh nhân thành đạt, cũng xuất phát từ 1 học sinh giỏi Toán quốc tế, nhưng lại rẽ con đường sang kinh doanh. Ông Nguyễn Trung Hà là người đã phát biểu câu ""người giỏi làm Toán rất lãng phí", tạo ra nhiều tranh luận.

Lựa chọn con đường cho tương lai có lẽ cũng là 1 điều mà nhiều anh em Đông Du chúng ta đang trăn trở, nên nhân tiện mượn bài đối thoại giữa 2 con người thành đạt, 1 trên lĩnh vực khoa học, và 1 trên lĩnh vực kinh doanh, xin mời anh em cùng chia sẻ suy nghĩ của mình về định hướng trong tương lai nhé.

Riêng với bản thân, mình cảm thấy rất thích tính cách của doanh nhân Nguyễn Trung Hà, nhất là ở những suy nghĩ thẳng thắn, thực tế của ông. Còn cụ thể sâu hơn thì có lẽ khi anh em có hứng thú cùng bàn luận thì chúng ta nói rõ hơn cho vui nhé ^^.

Rất tiếc chỉ mới có 1 cuộc đối thoại giữa 1 giáo sư và 1 doanh nhân, thiếu mất 1 người làm kỹ thuật giỏi nhỉ. Chắc có lẽ đó là 3 con đường mà nhiều anh em chúng ta đang suy nghĩ chọn lựa nhỉ.

--------------------------------------------------------------------------------

Link : http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Doi-thoai-giua-GS-Ngo-Bao-Chau-va-dai-gia-Ha-thanh-929877/

Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà thành


     


"Trong đầu người ta thế nào thì xét sau"

Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?

Ông Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu hỏi sai. Chắc nhà báo được đào tạo rất định hướng.

Thứ hai, tư vấn như anh Châu nói là cần, nhưng chuyện đặt bài toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồn tại hay không.

Một số vấn đề, có hẳn một viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề, nghiên cứu vấn đề, rồi trình lên. Nhưng cái đó không bao giờ có cái giá trị cả. Vấn đề mấu chốt, tôi phải là người hỏi.

GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà đánh giá quá cao người đưa ra chính sách...

Ông Nguyễn Trung Hà: Thực tế cần phải như vậy. Còn bây giờ, lập ra các nhóm tư vấn, các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng không giải quyết vấn đề nào cả.

Anh Hà có nói, câu hỏi của em là một câu hỏi sai...

GS Ngô Bảo Châu: Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt ra một câu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ của mình chứ không quan tâm lắm đến chuyện câu hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác suy nghĩ không.

Vậy, anh trả lời như thế nào?

Tôi là một nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe là việc của người ta. Tất nhiên, để thể hiện sự tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải thích cho tôi vì sao. Nếu không giải thích, nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư vấn được.

Nhân 2 anh có mặt ở đây, em nhớ đến mệnh đề "nổi tiếng của anh Hà" là: “Người giỏi làm toán rất lãng phí”. Khi thực hiệnloạt bài viết về học sinh giỏi Toán quốc tế, đã nảy ra cuộc tranh luận nảy lửa giữa: "làm toán ứng dụng", "toán lý thuyết", rồi "Toán học vị toán học" hay "Toán học vị nhân sinh",v.v. Việc được đánh giá là một ứng viên nặng ký của giải Field 2010 là một sự ghi nhận về thành công của anh Ngô Bảo Châu. Lúc này, anh có phản biện gì về mệnh đề của anh Hà không?

Ông Nguyễn Trung Hà: Ở đây, anh phải giải thích câu đó cho ngọn ngành nhé.

Ý anh nói, khi nguồn lực quốc gia hiếm hoi,  cụ thể là có ít suất học bổng đi nước Nga. Những người phụ trách lúc đó toàn là những người yêu toán một cách nồng nhiệt. Vì có quyền trong tay nên tất cả những gì hiếm hoi thì dồn cho môn mình thích.

Trong khi đó, lẽ ra, với nguồn lực có ít thì cần nhiều việc để làm. Mà một trong những nguồn lực quý nhất là nhân lực.

Trong vài năm tuyển ra được vài chục người xuất sắc nhất (điểm thi cao, nhiều thành tích học tập) lại đi ném vào thứ do ưa thích cá nhân, chưa cần thiết bằng những thứ khác, nên đó là lãng phí.

Em vừa đói, em vừa nghèo, em có một ít tiền, đốt tiền đó để sưởi ấm, có lãng phí không? Cái đó là lãng phí, đối với quốc gia là lãng phí.

Anh Hà muốn nói đến thời kỳ của GS Tạ Quang Bửu phải không ạ? GS là người rất quan tâm đến Toán học và quyết định cho việc Việt Nam tham gia thi Olympic Toán quốc tế từ những năm 1970.  Năm nay, cũng là sự tình cờ ngẫu nhiên, là 100 năm ngày sinh GS Bửu. Và cũng là năm anh Châu đang đợi tin vui lớn. Anh Châu này, giả sử  là Bộ trưởng, anh ưu ái cho cái gì nhất?

GS Ngô Bảo Châu:
Tôi nghĩ, đã ưu ái phải ưu ái đều chứ không có cái gì đặc biệt hơn được.

Quay trở lại sự nồng nhiệt của Phó Thủ tướng. Có mâu thuẫn không giữa việc sự trọng vọng của Phó Thủ tướng dành cho anh với những gì đang diễn ra ở các trường ĐH, các viện nghiên cứu? Nhà nước đang cần trí thức hay đang làm một việc theo phong trào? Tức là, nếu cả thế giới trọng vọng mà mình không trọng vọng thì không được? Lúc nãy, anh có trả lời là mình cảm động. Nhưng anh có tin là Nhà nước đang thực sự cần những người như anh không?

GS Ngô Bảo Châu: Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra như thế nào.

Tôi chỉ quan tâm tới những việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu người ta thế nào thì xét sau.

"Không làm khoa học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"

Ông Nguyễn Trung Hà: Tôi từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa học đăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD.  Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rất hoan nghênh, có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc gia cho chuyện đó thì tôi thấy phản cảm. Nghề Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có khả năng, không được dùng nguồn lực xã hội vì đó là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng là từ cá nhân..

GS Ngô Bảo Châu: Anh Hà nói vậy là mặc định cho mình biết rõ ràng xã hội cần cái gì.

Ông Nguyễn Trung Hà: Anh không hề mặc định.

Ngô Bảo Châu: Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái nọ, cái kia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tế và ba là giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc cần hơn giáo dục. Mà giáo dục không học Toán học, Văn thì học cái gì.

Ông Nguyễn Trung Hà:  Toán là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục

GS Ngô Bảo Châu: Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc.

Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.

Ông Nguyễn Trung Hà: Mỗi một trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấy một câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân toán lý thuyết, toán ứng dụng thế này: Toán ứng dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn". Toán lý thuyết, "bao giờ đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu". Làm toán lý thuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã thành công, thì chỉ phục vụ cho giới toán.

GS Ngô Bảo Châu: Cuối cùng, anh bảo vệ ý kiến của anh, không nghe theo lời người khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói gì. Diễn văn đã đọc rồi khi bật lại không có tác dụng gì cả.

Nguyễn Trung Hà: Vì bản chất có đổi đâu.

GS Ngô Bảo Châu: Tại sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàng tỷ USD. Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy tử tế chứ không phải giảng viên thuộc lòng rồi lên nói là được.

Cái cần phấn đấu là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung, đặc biệt giáo viên ĐH giảng tốt, nghiên cứu tốt.  Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái chung đó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trong xã hội nữa. Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như Việt Nam là kéo hiện trạng giáo dục lên tốt hơn.