Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Re:Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Viết bởi TamNagoya » Ba T2 07, 2006 6:20 pm

Nhà văn Ibn Warraq sinh năm 1946 tại Ấn Độ và lớn lên ở Pakistan
Tự do ngôn luận là di sản Phương Tây của chúng ta.

Lão này mất gốc...từ tục ở VN ta gọi là Ngụy...
Bamaguro lo hơi xa nhưng nghĩ kỹ thấy cũng đúng.Mong rằng chưa có tín đồ Hồi giáo nào ở VN vô forum này đọc .

Re:Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Viết bởi bamaguro » Ba T2 07, 2006 6:05 pm

Đề nghị anh Ân không nên đăng tải những hình ảnh của nhà tiên tri Muhammeds.Có thể dẫn đến những hành động bạo loạn của những tín đồ đạo Hồi.Và có thể đích nhắm của họ là Yamanashi,trang web Đông Du,hay có thể trường Nhật ngữ Đông Du đó[bones][bones]

Re:Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Viết bởi Ansamurai » Ba T2 07, 2006 12:03 pm

Các ý kiến quanh vụ biếm họa đạo Hồi

Sau đây BBC xin giới thiệu một số ý kiến bình luân về cuộc phản đối đang lan rộng tại nhiều nước Hồi giáo về quyết định của một số tờ báo tại Âu châu cho đăng các bức biếm họa về Đấng Tiên Tri Muhammad của Đạo Hồi.


Tiến sĩ Yunes Teinaz là phát ngôn nhân cho Giáo đường Hồi giáo và Trung tâm Văn hóa Hồi giáo Luân Đôn.

Ông nói: 'Các bức biếm họa báo châu Âu đăng là có tính hạ nhục và phân biệt chủng tộc...Chúng tôi kính trọng các vị lãnh tụ, anh hùng của những tôn giáo khác và cũng mong đợi như vậy từ các tôn giáo khác. Chúng tôi tôn trọng tự do ngôn luận ở châu Âu nhưng không nên lạm dụng nó để gây thù oán'.

Roger Koppel là trưởng biên tập của báo Đức Die Welt, tờ báo đã đăng lại các bức biếm họa về Đấng Tiên Tri Muhammad của Đạo Hồi.

Ông nói: 'Đây là truyền thống văn hóa của chúng tôi. Tôi nghĩ hoàn toàn là điều hợp lý khi đăng các bức biếm họa như vậy. Tôi không nghĩ chúng đi quá xa. Theo ý riêng của tôi thì chính các phản ứng mới đi quá xa. Thật không thể chấp nhận được tại một nước Phương Tây khi mà nếu ai đăng các bức biếm họa như thế thì toà báo phải xin lỗi, rồi thậm chí thủ tướng phải xin lỗi.'

'Các lãnh đạo tinh thần của người Hồi giáo đã chẳng làm bao nhiêu để giảm bớt căng thẳng, giảm bớt phản ứng từ những tín đồ của họ'.

Munira Mirza là một nhà bình luận về các vấn đề đa văn hóa và tệ nạn bài Hồi giáo thì nói:

'Các báo Anh cần đăng lại những bức hình này để người Hồi giáo ở Anh được trông thấy chúng và tự đáng giá. Vì chúng ta có tự do ngôn luận.

Nhiều người Hồi giáo nói họ cần có tự do để bàn luận, phê phán và thách thức chính tôn giáo của họ. Họ nói họ không phải là trẻ con, và nhiều người không muốn bị đối xử như một nhóm đặc biệt. Tôi biết nhiều người Hồi giáo ở Anh không hề cảm thấy bị xúc phạm vì các bức hình'.


Karen Armstrong là một nhà bình luận tôn giáo ở Anh, tác giả cuốn: ‘Tiểu sử Đấng Tiên Tri Muhammad’.

Bà nói: ‘Mỗi bên đều cần đánh giá quan điểm của bên kia. Tôi nghĩ thật là vô trách nhiệm khi đăng các bức biếm họa như vậy. Chúng ta luôn tự hào văn hóa của chúng ta là có tình thương, có sự thông cảm, nhưng các bức hình vẽ Đấng Tiên Tri Muhammad là kẻ khủng bố vừa không chính xác, vừa đầy tính bài Hồi giáo. Chúng ta chiến đấu để châu Âu có tự do ngôn luận, một giá trị thiêng liêng, nhưng cần phải nhớ đến việc tự do ngôn luận đi kèm theo các trách nhiệm nữa’.

‘Tự do ngôn luận thiêng liêng với chúng ta chừng nào thì Đấng Tiên Tri thiêng liêng chừng đó đối với người Hồi giáo’.

Theo BBC



Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Viết bởi Ansamurai » Ba T2 07, 2006 11:55 am

Ibn Warraq
Các bạn không việc gì phải xin lỗi!
Dương Phúc An dịch
 
Nhà văn Ibn Warraq sinh năm 1946 tại Ấn Độ và lớn lên ở Pakistan. Ông được đào tạo tại các trường Qur’an ở Pakistan, sau đó tiếp tục học ở Anh. Hiện tại ông sống ở Hoa Kì và - vì lí do an toàn cá nhân - công bố tác phẩm dưới bút danh Ibn Warraq, một cái tên hay được các nhà bất đồng chính kiến trong thế giới Hồi giáo sử dụng. Tác phẩm best-seller mới nhất của ông mang tựa đề Tại sao tôi không phải là một tín đồ Hồi giáo. Ông cũng là chủ biên của công trình Các nguồn gốc của Kinh Qur’an và Muhammad như một nhân vật lịch sử. Trong bài viết dành riêng cho SPIEGEL ONLINE nhân các xung đột diễn ra xung quanh các biếm hoạ về Muhammad, Đấng Tiên tri của Hồi giáo, Ibn Warraq đã kêu gọi phương Tây hãy khước từ việc xin lỗi. Cuộc tranh luận về 12 bức biếm hoạ nhan đề „Gương mặt Muhammad“ (Muhammeds ansigt) công bố ngày 30.9.2005 trên tờ Jyllands-Posten, tờ nhật báo được coi là có khuynh hướng thiên hữu và có số lượng phát hành lớn nhất Đan Mạch (khoảng 150.000 /ngày), giữa chừng được nhiều tờ báo châu Âu đăng lại, theo tác giả đang đặt ra câu hỏi quan trọng nhất của thời đại chúng ta: câu hỏi về tự do ngôn luận.

Người dịch



Triết gia lớn người Anh John Stuart Mill (1806 - 1873) từng viết trong tác phẩm Luận về tự do của mình: "Thật lạ lùng khi con người thừa nhận giá trị của lí lẽ trong một cuộc thảo luận tự do, song lại bác bỏ các lí lẽ đó một khi chúng được đẩy đến ngưỡng tột cùng; qua đó họ đã phớt lờ sự thể rằng những lập luận không có giá trị trong một trường hợp cực đoan thì cũng sẽ không có giá trị trong mọi trường hợp khác."

Các biếm hoạ công bố trên tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đã đặt ra câu hỏi nóng bỏng nhất của thời đại chúng ta: câu hỏi về tự do ngôn luận. Liệu Phương Tây sẽ để cho sức ép của những xã hội đang theo đuổi một thế giới quan trung cổ dồn vào chân tường không? Hay chúng ta sẽ sẵn sàng bảo vệ tài sản tự do quý giá nhất của mình: quyền tự do ngôn luận, một thành quả mà hàng ngàn người phải hi sinh tính mạng của mình mới có được?

Không có quyền tự do ngôn luận - quyền tự do thảo luận, quyền bất đồng chính kiến, thậm chí cả quyền lăng mạ và xúc phạm - thì không một nền dân chủ nào có thể tồn tại lâu dài. Thế giới Hồi giáo đang thiếu hụt quyền tự do này và tiếp tục cố thủ trong lô cốt giáo điều, cuồng tín và trung cổ của mình, nó sẽ tiếp tục hoá thạch, toàn trị và bất dung. Không có một nền tự do căn bản, Hồi giáo sẽ tiếp tục bóp nghẹt tư tưởng, nhân quyền, cá tính, tính độc đáo và chân lí.

Chừng nào chúng ta không bày tỏ thái độ đoàn kết với các nghệ sĩ biếm họa Đan Mạch - một thái độ đoàn kết không giấu diếm, to tiếng và công khai - chừng đó những lực lượng đang tìm cách áp đặt cho Phương Tây tự do một hệ tư tưởng toàn trị sẽ giành được thế áp đảo; quá trình Hồi giáo hoá châu Âu như vậy sẽ từng bước được khởi đầu. Các bạn không việc gì phải xin lỗi!

Tôi đề cập một vấn đề khác, có quy mô lớn hơn: về sự bất lực của Phương Tây trong việc tự vệ trên phương diện trí tuệ và văn hoá. Các bạn hãy biết tự hào! Xin hãy đừng xin lỗi! Chúng ta cứ mãi phải cầu xin được tha thứ vì những tội lỗi của tổ tiên hay sao? Chúng ta sẽ còn phải xin lỗi đến bao giờ về quá khứ của nền Đế chế Anh, một khi rõ ràng là sự hiện diện của Anh ở Ấn Độ đã dẫn tới một sự Phục hưng của tiểu lục địa này, với hệ quả là nạn đói đã được khắc phục, đường sá, hệ thống đường sắt và hệ thống thủy lợi được xây dựng và nạn dịch tả đã biến mất? Dịch vụ công và nền dân chủ nghị trường là những thứ trước kia chưa hề có. Việc thiếp lập một nền dân chủ nghị trường, sự thống trị của pháp luật là di sản tốt đẹp nhất mà người Anh đã để lại.

Và còn việc người Anh đã thiết kế nên Bombay hay Calcutta thì sao? Người Anh thậm chí còn trả lại cho người Ấn Độ quá khứ của Ấn Độ: Chính nền nghiên cứu và học thuật châu Âu, ngành khảo cổ học châu Âu đã phát hiện ra tầm vóc lớn lao cổ xưa của Ấn Độ. Chính chính phủ Anh đã làm hết sức mình để cứu những tượng đài minh chứng cho những thời oanh liệt trước đây. Chủ nghĩa đế quốc Anh từng góp phần bảo tồn những nơi mà ở đó đế quốc Hồi giáo đã tàn phá hàng ngàn điện thờ Hindu.

Có thực là chúng ta phải xin lỗi trước toàn thế giới về Dante, Shakespeare, Goethe, Mozart, Beethoven hay Bach? Xin lỗi về Rembrandt, Vermeer, Van Gogh, Breughel, Galileo, Huygens, Copernicus, Newton và Darwin? Xin lỗi về pê-nê-xi-lin và máy tính? Xin lỗi về các môn thi đấu olympic và bóng đá? Xin lỗi về nhân quyền và nền dân chủ nghị trường? Ngọn nguồn của tư tưởng tự do nằm ở Phương Tây. Tư tưởng đó là nền tảng của tự do cá nhân, của nền dân chủ chính trị, của nhà nước pháp quyền, của nhân quyền và tự do về văn hoá.

Phương Tây chính là nơi đã cải thiện vị trí của người phụ nữ, chống lại chế độ nô lệ và bảo vệ tự do của lương tri, ngôn luận và thông tin. Không, Phương Tây không cần đến những lời chỉ giáo về đạo đức ưu việt của những xã hội áp bức phụ nữ, cắt âm vật của họ, ném đá hành hình phụ nữ vì nghi vấn họ phạm tội ngoại tình, tạt axít vào mặt họ, hay phủ nhận nhân quyền của những người bị coi là thuộc những đẳng cấp hèn hạ hơn.

Làm sao chúng ta có thể đòi hỏi ở những người nhập cư rằng họ phải hội nhập vào các xã hội Phương Tây, một khi đồng thời họ lại được truyền giảng rằng Phương Tây là suy đồi, là căn nguyên của tội lỗi và mọi điều xấu xa, là xứ sở của phân biệt chủng tộc, của chủ nghĩa đế quốc và chỉ đáng khinh bỉ. Vì lí do nào mà họ lại phải – xin nhắc lại lời của nhà văn Mỹ gốc Phi châu James Baldwin – xây dựng cuộc sống của mình trên một con tàu đang đắm? Nếu vậy thì tại sao tất cả họ đều muốn đổ sang Phương Tây - chứ không phải là đến Ả-rập Xê-út?

Thay vào đó, lẽ ra người ta phải kể cho họ nghe về những thế kỷ tranh đấu để giành được tự do, tự do mà lẽ ra họ cần nể vì, hưởng thụ và từ đó làm những điều lợi cho mình. Người ta phải kể cho họ biết về những cá nhân và nhóm nguời từng đấu tranh cho quyền tự do này, những người do vậy mà từng bị khinh bỉ và ngày nay bị lãng quên, về nền tự do mà vì nó một phần lớn của thế giới đang ghen tị, khâm phục và tìm cách mô phỏng chúng ta. Năm 1989, khi sinh viên Trung Quốc biểu tình và chết cho dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn, họ đã mang theo mình không phải là các biểu tượng của Khổng Tử hay Phật Tổ, mà là tượng Nữ thần Tự do.

Tự do ngôn luận là di sản Phương Tây của chúng ta. Chúng ta hãy bảo vệ để nó không trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công toàn trị. Di sản này cũng trở nên cần thiết một cách cấp bách ở thế giới Hồi giáo. Thông qua việc bảo vệ cho những giá trị của mình, chúng ta cũng sẽ cung cấp cho thế giới Hồi giáo một bài học quý báu: Chúng ta sẽ giúp họ bằng cách bổ sung thêm vào các truyền thống sáng giá của họ những thành quả của nền Khai sáng châu Âu.

Bản tiếng Đức của Alexander Schwabe
 

Theo talawas