Tính Sổ Oscar Sau Một Đêm Tưng Bừng Náo Nhiệt

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Tính Sổ Oscar Sau Một Đêm Tưng Bừng Náo Nhiệt

Tính Sổ Oscar Sau Một Đêm Tưng Bừng Náo Nhiệt

Viết bởi phuongthe_ngoc » Năm T3 09, 2006 5:48 pm





HOLLYWOOD (NV) - Sau buổi lễ trao giải tưng bừng náo nhiệt, Ang Lee (tiếng Hán Việt phiên âm là Lý An) trở thành người Á Châu đầu tiên đoạt giải Oscar Ðạo Diễn Xuất Sắc Nhất, cho phim “Brokeback Mountain.” Phim “Crash” do đạo diễn Paul Haggis đồng sản xuất với Cathy Schulman đoạt giải Phim Hay Nhất.

Hình: Bích chương của phim Crash, được giải Oscar



Ðược đề cử sáu giải Oscar, “Crash” mang về ba giải - dựng phim (editing), kịch bản gốc, và phim hay nhất. “Brokeback Mountain” được đề cử tám giải và thắng được ba - nhạc phim, kịch bản chuyển thể, và đạo diễn.

Giải Oscar lần này gần sát với sự tiên đoán và ủng hộ của các đạo diễn người Mỹ gốc Việt.

Trước ngày trao giải, các đạo diễn Lê Văn Kiệt và hai anh em Timothy Linh và Tony Bùi đều nhất loạt cho rằng người xứng đáng đoạt giải Oscar Ðạo Diễn Xuất Sắc Nhất là Ang Lee.

“Cuốn 'Brokeback Mountain' là một cuốn phim khó thực hiện, tưởng như khó có khán giả, mà lại thực hiện được một cách hoàn hảo, là điều khiến cuốn phim xứng đáng được giải,” Timothy Linh Bùi, đạo diễn phim “Green Dragon”/“Rồng Xanh” cho Người Việt biết, trước ngày giải Oscar công bố. “Cuốn phim không chỉ chú trọng vào giới tính của nhân vật mà còn vào tính nhân bản của họ.”

“Brokeback Mountain” có cốt truyện về tình yêu nảy sinh giữa hai chàng cao bồi do Heath Ledger và Jake Gyllenhaal thủ vai. Tình yêu éo le trong một xã hội bảo thủ khiến cả hai đều phải sống cuộc đời ngang trái.

Ðể thực hiện phim “Brokeback Mountain,” đạo diễn Ang Lee cũng phải trải qua trở ngại Tony Bùi, đạo diễn phim “Three Seasons”/“Ba Mùa” nói về phim “Brokeback”: “Ang Lee phải chờ 8 năm mới có đủ tài trợ để làm phim này. Riêng sự kiên trì của ông vì nghệ thuật, cũng đã là một điều đáng để ý.” Tony nói thêm: “Ang Lee chọn một đề tài không ai dám làm, dựa trên một truyện ngắn rất khó chuyển thể, biến thành một tác phẩm về tình yêu mọi người đều có thể cảm nhận được, chứng tỏ Ang Lee là một bậc thầy trong nghề.”

Ðứng lên nhận giải Oscar, đạo diễn Ang Lee, trước khi cám ơn bất kỳ ai khác, đã cám ơn hai người không có thật, là hai nhân vật trong phim mình: “Tôi muốn cám ơn Ennis và Jack. Họ dạy cho tất cả chúng ta biết tình yêu là cao cả đến mức nào.”

Ðạo diễn Victor Vũ, là người ủng hộ phim “Good Night, and Good Luck” nhưng cũng đã tiên đoán trước, “Nếu có phim nào giành được giải Oscar từ trong tay 'Brokeback Mountain,' thì hẳn phải là phim 'Crash.'” Như vậy, người mang đến cho khán giả hai phim “Spirits”/“Oan Hồn” và “First Morning”/“Buổi Sáng Ðầu Năm,” và hiện đang thực hiện loạt phim truyền hình “Thế Giới Huyền Bí,” là một trong số ít người nhìn thấy trước được giải Oscar cho cuốn phim xoay quanh đề tài quan hệ sắc tộc tại Hoa Kỳ.

Trong “Crash,” với lối diễn xuất và dàn dựng hiện đại, nhiều hành động, các nhà làm phim cho thấy mối quan hệ sắc tộc phức tạp khi nhiều người đụng độ nhau một cách tình cờ tại Los Angeles trong vòng 36 tiếng đồng hồ.

Nhận giải Oscar, Paul Haggis không nhắc đến những đối tượng thường được cám ơn, mà lại nói, “Tôi muốn cám ơn tất cả mọi người chấp nhận sự rủi ro trong đời sống thường ngày khi không có ai quay phim họ, và những người tranh đấu cho hòa bình và công lý và chống lại sự kỳ thị.”

Với giải phim hay nhất (chung với Cathy Schulman) và giải kịch bản gốc (chung với Robert Moresco), Paul Haggis mang về hai giải Oscar trong cùng một đêm cho phim “Crash.”

Ðược đề cử ba giải cho hai phim khác nhau (lần đầu tiên trong lịch sử Oscar) là tài tử đẹp trai George Clooney, với giải đạo diễn và kịch bản gốc cho phim “Good Night, and Good Luck,” và giải nam tài tử phụ cho phim “Syriana.” Cuối cùng, Clooney mang về giải nam tài tử phụ.

Lên lãnh giải, Clooney ấp úng, “Tôi không chuẩn bị (diễn văn) gì cả vì có bốn tài tử khác được đề cử và tôi cứ tưởng họ sẽ thắng.”

Phim “Good Night, and Good Luck” nói về ký giả Edward R. Murrow, nhất quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận bất chấp áp lực từ phía các nhóm chống Cộng cực đoan thuộc phe Nghị Sĩ Joseph McCarthy. Phim “Syriana” có cốt truyện theo kiểu gián điệp, diễn ra tại một nước xuất cảng dầu hỏa, đặt câu hỏi về sự thống trị trong xã hội của tập đoàn quân sự - kỹ nghệ.

“Tôi rất vui là George Clooney đã dùng uy tín của mình để thực hiện những dự án điện ảnh nhiều ý nghĩa,” Tony Bùi nói với Người Việt. “Ông rất xứng đáng được đề cử.”

Sau buổi lễ, Clooney không ngần ngại nói về tính thông điệp trong các phim ông thực hiện. “Người ta nói Hollywood không theo sát quần chúng... Tôi cho đó là điều tốt. Chúng ta là người nói về thảm họa bệnh AIDS khi người khác chỉ dám thì thầm, và chúng ta nói về dân quyền khi không ai ưa người nói chuyện đó. Nhóm người này (ý nói Hàn Lâm Viện Nghệ Thuật và Khoa Học Ðiện Ảnh) trao giải Oscar cho Hattie McDaniel năm 1939, khi người da đen còn bị buộc ngồi cuối rạp hát. Tôi tự hào là thành viên của cộng đồng này, và tự hào (bị mang tiếng) không theo sát quần chúng.”

Vì được đề cử trong nhiều giải khác nhau, nên tên tuổi Clooney được chính các nghệ sĩ khác nhắc đến trong diễn văn nhận giải.

Nhận giải hóa trang cho phim “The Chronicles of Narnia,” nhà hóa trang Howard Berger đùa, “May quá Clooney không làm nghề hóa trang!”

Corinne Marrinan, nhận giải phim tài liệu ngắn, cám ơn gia đình, cám ơn truyền hình HBO tài trợ cuốn phim, và đồng thời cám ơn Hàn Lâm Viện “xếp tôi ngồi cạnh George Clooney” trong tiệc tiếp tân trước đó.

Một đặc điểm của giải Oscar năm nay nằm trong 4 giải diễn xuất: Bốn phim đoạt giải diễn xuất đều không đoạt giải Oscar nào khác.

Giải nữ tài tử chính về tay Reese Witherspoon, đóng vai ca sĩ June Carter Cash vợ ca sĩ Johnny Cash trong phim “Walk the Line.” Cô cám ơn người nữ ca sĩ này, là tấm gương “phụ nữ thật, với tư cách và danh dự và sợ hãi và can đảm.”

Trong những ngày trước lễ, dư luận và giới phân tích đang tách làm hai phe, giữa Witherspoon và Felicity Huffman trong phim “Transamerica” trong vai một người đàn ông sắp giải phẫu để trở thành phụ nữ, thì lại phải bỏ tất cả để bay qua New York để trả tiền tại ngoại cho một người con ông chưa hề biết mình có.

Timothy Linh Bùi về phe Witherspoon: “Felicity đóng hay, nhưng nhờ có trang điểm nhiều nên có thể dễ dàng tự tạo cho mình một vai đằng sau lớp trang điểm. Còn Reese phải nhập vào một vai rất khó đóng, một vai tôi chưa hề nghĩ cô có thể đóng nổi.”

Trong phe Huffman có đạo diễn Lê Văn Kiệt. Mới đây còn dùng nghệ danh “Lê Văn Kiết,” Kiệt vừa hoàn tất phim “Dust of Life”/“Bụi Ðời” sắp trình chiếu nay mai. Kiệt từng tuyên bố không ngần ngại, “nữ tài tử hay nhất năm 2005 là Felicity Huffman.” Sau khi giải Oscar đã vào tay Hoffman, Kiệt còn ngoan cố: “Tôi vẫn nghĩ Huffman xứng đáng hơn. Nếu có dịp xem phim 'Transamerica' quý vị sẽ đồng ý với tôi. Huffman phải biến mình thành một nhân vật hoàn toàn khác và phải làm cho khán giả đồng tình với nhân vật. Có lẽ tại nhiều cử tri chưa coi phim - 'Transamerica' là một phim rất nhỏ, trước khi có tin Oscar vùng Oscar chỉ có hai rạp chiếu phim này.”

Khác với mọi năm, khi diễn văn nhận giải của nữ tài tử là diễn văn cảm động nhất, năm nay bài diễn văn đầy tình cảm lại đến từ nam tài tử Philip Seymour Hoffman, nhận giải cho vai diễn trong phim “Capote,” về người tác giả cuốn “In Cold Blood.” Từ tốn bước lên sân khấu, Hoffman nói:

“Mẹ tôi tên Marilyn O'Connor. Bà có mặt tại đây. Tôi sẽ rất vui nếu quý vị có gặp bà thì chúc mừng bà. Bà một mình nuôi dạy bốn con, và đó là điều đáng được chúc mừng.”

Trước lễ trao giải, các đạo diễn gốc Việt đã hết mình ủng hộ Hoffman. Victor Vũ: “Giải nam tài tử chính phải về tay Philip Seymour Hoffman trong Capote.” Tony Bùi đồng ý, “Hoffman đóng một vai khác tất cả các vai trước đây thường đóng, và đóng rất đạt.” Timothy Bùi cũng vậy, “Hoffman không chỉ đóng vai Capote, mà Hoffman đã biến thành Capote. Tôi nghĩ Hoffman sẽ thắng, mặc dù cá nhân tôi vì ngưỡng mộ Joaquin Phoenix nên tôi mong anh được giải.”

Giải nữ tài tử phụ về tay Rachel Weisz người Anh, trong phim “The Constant Gardener” trong vai một nhà tranh đấu chống lại giới tư bản trong kỹ nghệ dược phẩm tiếp tay đàn áp nhân quyền tại Phi Châu. Cuốn phim dựa trên tiểu thuyết của tác giả truyện gián điệp John LeCarré.

Một số giây phút vui nhất lại đến khi trao các giải nhỏ.

Ðoàn làm phim “March of the Penguins” nhận giải phim tài liệu hay nhất kéo nhau lên sân khấu, mỗi người ôm một con chim cánh cụt nhồi bông. Nhìn xuống quan khách, nhà làm phim Yves Darondeau đùa, “Nhìn các bộ tuxedo tối nay, tôi cứ có cảm tưởng như lại xem lại cuốn phim của chúng tôi.”

Ban nhạc rap Three 6 Mafia được mời trình diễn bản nhạc “It's Hard Out Here for a Pimp,” nhạc phim “Hustle & Flow” được đề cử giải bài hát trong phim hay nhất. Vừa trình diễn xong, xuống ghế ngồi, ban nhạc lại được mời lên ngay sân khấu vì bài hát này trúng giải Oscar. Ban nhạc ùn ùn kéo lên sân khấu với khí thế hăng hái, hô hào những câu cám ơn kiểu “shout out” của nhạc rap làm buổi lễ vui nhộn hẳn lên.

Sau đó, người “em xi” Jon Stewart, danh hài của chương trình “The Daily Show” trên truyền hình Comedy Central, đùa:

“Sao mấy anh này lại là những người hân hoan nhất đêm nay vậy?”

Ờ, sao vậy?
(theo Vũ Quý Hạo Nhiên)