Cuộc gặp giữa Đông Du và trường JIGYO

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Cuộc gặp giữa Đông Du và trường JIGYO

Cuộc gặp giữa Đông Du và trường JIGYO

Viết bởi tuonghuan » Năm T7 16, 2009 3:05 pm

Thứ 7 ngày 11 tháng 7 năm 2009, Trường Đông Du đã tiếp đón đoàn khách đến từ trường JIGYO SOZO DAIGAKUINDAIGAKU (事業創造大学院大学, gọi tắt: “trường JIGYO”), Niigata, Nhật Bản. Cuộc nói chuyện giữa Thầy Nguyễn Đức Hòe và Thầy hiệu trưởng Masato Yukawa (湯川真人) đã để lại ấn tượng sâu sắc cho cả đôi bên. Trường Đông Du nhận thấy cần phải thông báo thông tin này đến tất cả các thành viên Đông Du tại Nhật cho những ai có nguyện vọng học tại trường JIGYO hay tham gia vào mối quan hệ hợp tác giữa trường Đông Du và trường JIGYO.

 Trường JIGYO nằm trong hệ thống các trường học của Tập đoàn giáo dục NSG (NIIGATA SOGO GAKUEN) của tỉnh Niigata. Tập đoàn giáo dục này do ông Hiromu Ikeda (池田弘) thành lập từ hơn 30 năm trước. Nhắc đến Hiromu Ikeda, người Niigata không khỏi tự hào về người đã đưa đội bóng Albirex Niigata từ 1 đội bóng tỉnh lẻ lên thành đội bóng đứng thứ 2 J-League, và hiện nay vẫn đang giữ chức chủ tịch CLB. Hiromu Ikeda trước đây là một nhà tu hành (神主) sau đó lập nghiệp, thành lập rất nhiều trường học và đóng góp rất lớn trong việc phục hồi sinh khí cho tỉnh Niigata.
Trường JIGYO do anh Lê Long Sơn, sempai Đông Du khóa 1994 giới thiệu và hướng dẫn đến trường Đông Du. Trường JIGYO đặt mục tiêu đào tạo con người có khả năng sáng tạo ra những lĩnh vực mới trong một tổ chức kinh doanh, hoặc đứng ra độc lập khỏi tổ chức và khởi nghiệp. Tốt nghiệp trường JIGYO, học viên được nhận chứng chỉ MBA quốc tế. Ngoài ra, trường còn mời những giáo viên đặc biệt là những chủ tịch, giám đốc các tập đoàn, công ty hàng đầu của Nhật đến trực tiếp đứng lớp giảng dạy; cùng với nhiều chương trình học tập thực tế, sát với điều kiện và tình hình xã hội.
 Để biết thêm chi tiết về trường, mời các bạn vào xem trang web dưới đây:
Trường JIGYO http://www.jigyo.ac.jp/index.html
Tập đoàn giáo dục NSG http://www.nsg.gr.jp/

 Trong buổi nói chuyện vừa qua, trước tiên Thầy Yukawa giới thiệu với Đông Du về trường JIGYO và mục đích của chuyến viếng thăm này. Theo Thầy Yukawa, trường JIGYO hiện nay đang rất quan tâm đến việc đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh cho đối tượng là Du học sinh. Thầy đã nghe tiếng của Đông Du và Thầy Nguyễn Đức Hòe và hi vọng có thể thông qua Đông Du để quảng bá và có thể đưa nhiều học sinh Việt Nam đến học MBA tại trường. Ngoài MBA, trường còn có thể giới thiệu với các trường khác cùng tập đoàn NSG và có thể cho học sinh đi học về ngành y tá và nhiều ngành khác nếu sinh viên Việt Nam cần học.
 Thầy Nguyễn Đức Hòe cũng đã bày tỏ phương châm giáo dục của trường Nhật ngữ Đông Du cùng với những ấp ủ đào tạo và hướng nghiệp cho nhân tài để xây dựng đất nước. Thầy Hòe đã đưa ra 4 lời đề nghị với Thầy Yukawa và mong trường JIGYO xem xét:
1. Tổ chức các đợt Seminar về Quản trị kinh doanh tại Việt Nam 1 năm 1 lần.
2. Trường JIGYO có chương trình đào tạo từ xa, từ Tokyo vẫn có thể tham gia giờ học qua màn hình, nên đề nghị phát chiếu trực tuyến giờ học qua Internet để sinh viên Việt Nam cùng tham gia học tập.
3. Giới thiệu Đông Du với giới trung tiểu xí nghiệp tỉnh Niigata, điển hình như: Tsubamesanjo 燕三条 (Nổi tiếng về chế tạo dụng cụ ăn uống như thìa, nĩa) và Nagaoka長岡 (Nổi tiếng về cơ khí chế tạo) để gửi người đi thực tập Intership và thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ về Việt Nam.
4. Tạo con đường cho người Việt Nam học nghề y tá (看護師) và làm việc phúc lợi xã hội ở Nhật, sau đó về Việt Nam xây dựng các cơ sở an dưỡng cho người Nhật đã nghỉ hưu.
5. Học sinh đã tốt nghiệp của trường có trình độ quản lý kinh doanh kết hợp với Đông Du để thực hiện các dự án hợp tác Việt Nhật trong tương lai trong các lĩnh vực IT, cơ khí, điện tử,…

 Thầy Yukawa đã đồng ý sẽ xem xét và xúc tiến những đề nghị trên để đi đến hiện thực. Riêng yêu cầu thứ 2, trường JIGYO có đang thực hiện chương trình học từ xa qua Internet, tuy nhiên, đầu tư về cơ sở vật chất rất tốn kém và vấn đề kĩ thuật cũng cần sự đầu tư tỉ mỉ, khó thực hiện trong thời gian này. Đặc biệt, về việc giới thiệu với các trung tiểu xí nghiệp tỉnh Niigata, Thầy Yukawa vui vẻ nhận lời và sẽ liên lạc sớm với các đoàn thể kinh tế của tỉnh. Tháng 9 tới, Thầy Hòe sẽ có 1 chuyến viếng thăm trường JIGYO, và trong tương lai gần, du học sinh Đông Du có khả năng được đi thăm nhà máy, hoặc Intership thực tập trong các nhà máy được giới thiệu. Đầy là cơ hội lớn đối với Đông Du và đối với ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam.

 Thay lời kết, cũng theo lời Thầy Yukawa, nước Nhật đang rơi vào giai đoạn thiếu nhân lực do giảm thiểu dân số. Kĩ thuật sản xuất được tích lũy bao năm trên mọi mặt công nghiệp Nhật Bản đang có nguy cơ bị thất truyền. Cả ngành công nghiệp Nhật Bản đang gặp bế tắc trong việc truyền bá kỹ thuật từ lớp già giàu kinh nghiệm sản xuất và kinh doanh cho lớp trẻ Nhật vốn đang được coi là thiếu tinh thần nỗ lực. Nhiều người chủ của các trung tiểu xí nghiệp đang nghĩ đến phương án là truyền bá kỹ thuật của mình cho lớp trẻ nước ngoài đang có sinh khí phát triển nền sản xuất của quốc gia mình. Theo Thầy Yukawa, Việt Nam có 1 tầng lớp trẻ dồi dào ham học hỏi. Thanh niên trẻ tuổi của Việt Nam có thể trở thành đội ngũ thừa hưởng kỹ thuật của các ông chủ, những người đã cả đời miệt mài với máy móc, cơ khí… Ngược lại, chúng ta cũng phải nhận ra bổn phận phải kế thừa tài sản vô giá đó của nhân loại, và nếu tiếp thu được tài sản này, 1 ngày nào đó phải có nghĩa vụ truyền bá lại cho họ, như là 1 cách biết ơn lớn nhất với thế hệ lớn tuổi của Nhật.
 
 Các bạn nghĩ sao về chuyện này? Việt Nam đang cần những kỹ thuật và tinh thần sản xuất của Nhật để vươn tới mục tiêu Công nghiệp hóa đất nước. Người Nhật cũng đang cần thế hệ trẻ tuổi kế thừa truyền thống của họ. Có thể trung tiểu xí nghiệp của tỉnh Niigata hay là của thành phố Kawasaki chỉ là 1 phần nhỏ trong nền công nghiệp khổng lồ của nước Nhật. Tuy nhiên, nếu học sinh Đông Du và học sinh Việt Nam chúng ta chịu khó lao vào làm việc, tiếp thu kinh nghiệm và đưa máy móc thiết bị về sản xuất tại Việt Nam thì sẽ góp phần vô cùng lớn vào công nghiệp của Việt Nam. Chuyện không đơn giản nhưng cần phải có sự nỗ lực và hi sinh lớn.
 Cuối cùng, trong thời gian ngắn, trường Đông Du sẽ tổ chức những chuyến tham quan và Intership đến các trung tiểu xí nghiệp tỉnh Niigata, như đang thực hiện ở Kawasaki. Kính mong sự quan tâm của các bạn.

Trường Nhật Ngữ Đông Du