Lý tưởng Đông Du là gì ??

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Lý tưởng Đông Du là gì ??

Lý tưởng Đông Du là gì ??

Viết bởi Admin » Tư T1 13, 2010 4:33 pm

Nằm trong loạt bài viết về cuộc "Cải Tổ Đông Du" do Thầy và Ban Đại Diện tiến hành trong thời gian tới, xin được gửi đến tất cả các bạn bài viết về lý tưởng Đông Du từ thầy hiệu trưởng Nguyễn Đức Hòe. 3 lời nguyện Đông Du có lẽ không ai là không thuộc, nhưng hiểu sâu, hiểu kỹ và thấm thía được nó có lẽ không nhiều. Hy vọng qua bài viết, chúng ta một lần nữa xác nhận lại, và có thể hiểu rõ hơn về lý tưởng của tập thể, qua đó sự lựa chọn, quyết định đúng đắn cho bản thân trong cuộc Cải Tổ sắp tới

-------------------------------

Lý tưởng Đông Du là gì ???


Trước việc phải quyết định, có nên đăng ký làm thành viên chính thức của Đông Du hay không, nhiều Bạn vẫn còn đang thắc mắc, nhất là về Lý tưởng Đông Du, nơi đây xin trình bày lại, rõ thêm một lần nữa.


Lý tưởng Đông Du được ghi rõ trong ba lời nguyện của sinh viên Đông Du. Đó là:



        Thứ nhất  : Cố gắng học tập, trau dồi tài đức, để mai sau phục vụ Quê hương, Tổ quốc.

        Thứ hai    : Sống hết mình, trung thực, ngay thẳng, là bạn của mọi người.

        Thứ ba    : Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.



Tài ở đây không nên hiểu là một kiến thức chuyên môn như: vi tính, kinh tế, cơ khí… mà là kiến thức, và năng lực phán đoán, làm việc cao vượt hơn những người bình thường về bề sâu cũng như bề rộng. Tài không phải là bằng cấp, học vị, chức tước, mà được quần chúng đánh giá dựa trên những thành quả các công việc cụ thể. Tài bao gồm nhiều kiến thức và năng lực phán đoán làm việc liên quan tới nhiều lãnh vực chuyên môn, vì công việc cụ thể thường có liên quan tới nhiều lãnh vực. Thí dụ như tài kinh doanh đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực làm việc về kinh tế, về quản trị, về cách đối nhân xử thế, và xã hội, về tâm lý, về kỹ thuật…

Đức nên hiểu là đạo đức, không làm những chuyện xấu xa, không tốt, hay có hại cho người khác. Và rộng hơn nữa là nhân cách, tác phong, là cách đối nhân xử thế, khiến người xung quanh mến phục.

Tại sao lại phải có Tài và đồng thời phải có Đức. Thiếu Đức, người ta dễ dùng Tài để mưu đồ tiền bạc, quyền lực cho cá nhân và gia đình, sự tồn tại của những người này không ích lợi gì cho những người xung quanh. Không những vậy, đôi khi cũng vì hạnh phúc quyền lợi cá nhân, họ có thể làm hại cho xã hội.

Chúng ta kính trọng những con người có Tài và có Đức. Họ sẽ đóng góp được nhiều chuyện tốt cho xã hội, xứng đáng với niềm kính mến của mọi người. Đó là mẫu người Chương trình Du học Đông Du muốn đào tạo.



Có Tài, có Đức là chuyện tốt, nhưng tại sao lại phải phục vụ Quê hương, Tổ quốc. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và sống những ngày thơ ấu, Tổ quốc là mảnh đất rộng lớn hơn bao gồm cả quê hương, nơi gốc gác, tổ tiên ông cha chúng ta đã sống. Quê hương, Tổ quốc tượng trưng nguồn gốc của mình, cho Dân tộc và Quốc gia mà chúng ta là thành viên, là công dân. Chúng ta tự hào về Dân tộc Việt Nam, là con Rồng cháu Tiên, với những tổ tiên anh hùng như Hai Bà Trưng, như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…Chúng ta kiêu hãnh về lịch sử dựng nước, giữ nước, và phát triển Đất nước. Yêu Quê hương, Tổ quốc, là yêu Dân tộc và yêu Quốc gia của mình. Chúng ta muốn cho Dân tộc Việt Nam được hạnh phúc, có tương lai như những dân tộc khác dẫu có phải chấp nhận gian khổ trước mắt. Chúng ta muốn Quốc gia Việt Nam cũng phát triển như các nước khác. Để có được ước mơ trên, chúng ta phải làm việc góp sức thực hiện những công việc cụ thể, như giáo dục, xây dựng kinh tế...Làm việc đóng góp chính là phục vụ Quê hương, Tổ quốc. Phục vụ là hành động cụ thể của tình cảm yêu thương của mình. Đây cũng là một chuyện tất yếu của những ai yêu Dân tộc và Quốc gia mình.


Thắc mắc có chăng là chỗ nên phân định thế nào về mức độ sống cho hạnh phúc quyền lợi của cá nhân, gia đình, dòng tộc, và sống cho Quốc gia, Dân tộc của mình. Người Đông Du có tài, có đức, lại làm việc cho xã hội, tất nhiên sẽ được mọi người quý mến, và được xã hội dành cho những chỗ đứng xứng đáng về địa vị, lương bổng, quyền lực. Có gì sợ mất mát, hy sinh. Cá nhân tồn tại song song với tập thể và hỗ trợ bổ sung cho nhau, không nên nghĩ tới chuyện phải hy sinh bên này hay bên kia. Nghĩa là cá nhân, gia đình, dòng tộc sẽ sống hạnh phúc, có tương lai trong một Quốc gia phát triển giàu đẹp, nơi mà mọi người đều hết lòng sống vì nó, hai chuyện không mâu thuẫn với nhau.


Nói vậy, nhưng ta cũng nên phê phán lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ tới hạnh phúc, quyền lợi của cá nhân, của gia đình, dòng tộc mà coi nhẹ, hay quên đi trách nhiệm đối với xã hội, với Dân tộc và với Đất nước.


Nói về lời nguyện thứ hai, đây là phương châm sống của người Đông Du. Phải sống hết mình, làm gì cũng phải hăng say, nhiệt tình, khi học cũng như khi đã ra đời làm việc. Phải trung thực, ngay thẳng và khiêm tốn (là bạn của mọi người, không phân biệt giàu nghèo, địa vị, trí thức hay lao động). Sự hăng say làm việc, sự trung thực, ngay thẳng, khiêm tốn là đặc trưng, là bản sắc của người Đông Du. Các yếu tố này đã thấy trong xã hội Việt Nam những thời đại trước, mà chúng ta luôn luôn tự hào, và thấy trong các xã hội tiến bộ trên thế giới. Nhưng trong xã hội hỗn loạn đảo điên như hiện tại, người Đông Du nên có đặc trưng như vậy, để có thể tin tưởng ở nhau, để người bên ngoài an tâm giao tiếp. Nói tới người Đông Du, người ngoài hiểu ngay, không cần phải dài dòng giới thiệu, là những người nhiệt tình, có trách nhiệm, trung thực ngay thẳng và khiêm tốn. Thật là một hình tượng tốt đẹp cho những người Đông Du.




Lời nguyện thứ ba, chủ yếu nói về quan hệ nội bộ. Những người cùng một lý tưởng sống, có cùng một phương châm sống, nên đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, đây cũng là chuyện nên làm. Đoàn kết tạo sức mạnh cho từng thành viên và cho tập thể. Giúp đỡ lẫn nhau là giúp nhau vượt qua những khó khăn, cùng nhau tiến lên trong xã hội.


Nhìn lại cả ba lời nguyện, ta thấy tất cả đều là những lý tưởng cao đẹp, cần phấn đấu hướng tới, vì có lợi cho bản thân, cho xã hội và cũng vì tình cảm yêu thương Đất nước. Có phải hy sinh, gò bó hay thiệt hại gì đâu mà phải do dự.



Và cũng nên lưu ý rằng, tất cả đều là những lời ước nguyện của chính mình trước chính lương tâm mình, đâu có phải là những thề thốt trước người khác, nếu không thực hiện sẽ bị kỷ luật trừng phạt này nọ mà lo sợ.


Đông Du là tập thể những con người muốn vươn lên tới những đỉnh cao của trí tuệ và lý tưởng, biết sống đẹp cho mình, cho xã hội, cho Quê hương, Tố quốc. Bạn có muốn mình cũng là một thành viên của Đông Du hay không? Hãy quyết định đi để cùng nhau ngồi lại với nhau, để nhắc nhở, động viên, bàn bạc kế hoạch thực hiện, chia sẻ trách nhiệm, từng bước thực hiện lý tưởng đề ra. Ước ao sao chúng ta có được một môi trường sống tốt đẹp, có thể tin cậy làm việc, hợp tác với nhau để xây dựng Dân tộc và Quốc gia Việt Nam thân yêu ngày một Hạnh phúc, Tương lai, Giàu đẹp, Tiến bộ hơn.


Có người lại hỏi, tất cả các bạn đều đi du học qua Chương trình Du học Đông Du, đương nhiên họ đều là người Đông Du, việc gì phải tách biệt, phải đăng ký lại, để rồi sẽ mất đi một số bạn bè cũ, có phải là phí không. Suy nghĩ này cũng có lý, và những người lãnh đạo Chương trình Đông Du cũng đã nhiều năm suy nghĩ như vậy. Nếu tất cả những sinh viên đi Du học đều thực tâm đi theo lý tưởng Đông Du, quyết tâm học tập, rèn luyện tài đức, giữ vững phương châm và tinh thần sống đề ra, thì giờ đây Đông Du đã là một tập thể lý tưởng, có thể đóng góp được nhiều chuyện lớn nhỏ cho xã hội, và được mọi người mến nể. Nhưng thực tế thì thế nào. Bao nhiêu Sempai thành đạt tốt nghiệp ra trường (tốt nghiệp Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, đi làm có đãi ngộ cao, địa vị tương đối tốt) đã sống thể hiện được những lời nguyện của sinh viên Đông Du, như đóng góp cho quê hương, giúp đỡ các Kohai học tập sinh hoạt, hay làm những việc hữu ích cho xã hội? Trường đã đưa tổng cộng 892 sinh viên đi du học, nhưng sau khi tới Nhật bao người còn thư từ liên lạc với Trường. Ngay ngày Tết, ngày Hiến chương Nhà Giáo bao người gửi cho Thầy Cô một tấm carte chúc mừng, bao người đậu vào đại học, hay tốt nghiệp đại học đã báo cho Trường (hay cho Ban Đại Diện biết). Và tệ hơn nữa, giờ đây, không ai biết được Đông Du hiện đang có bao nhiêu người đang học ở đại học, đại học nào, học năm thứ mấy, học ngành gì, ai đã ra trường đang đi thực tập, hay thực thụ đi làm tại Nhật, ai đã về nước và đang làm việc gì. Địa chỉ của họ cũng chẳng ai biết.? Sự thực thì cũng có người liên lạc, nhưng rất ít so với con số mong đợi, hay chỉ liên lạc khi cá nhân mình gặp khó khăn những khi không đậu vào đại học, thiếu tiền đóng học phí, hay vi phạm quy định phải về nước…mà thôi. Người ta chỉ nhận mình là người Đông du khi nào có lợi cho mình, như khi thi vào đại học, khi xin học bổng…còn những chuyện khác họ hoàn toàn không muốn dính líu gì với Trường, với Thầy Cô, với tổ chức Đông Du cả. Dẫu vậy, nhưng mọi người đều biết rõ, là nếu không có Đông Du chắc chắn họ không có ngày hôm nay.


Vậy Chương trình Du học Đông Du duy trì để làm gì? Nó chỉ phục vụ cho quyền lợi của một số cá nhân (vốn dĩ ích kỷ, lợi dụng cơ hội được đi du học không tốn tiền, để được giúp đỡ này nọ) chỉ biết lo cho hạnh phúc, quyền lợi cá nhân hay gia đình, không nghĩ tới người khác (bạn bè, đàn em, xã hội và Đất nước). Có người khi mới tham gia Đông Du cũng say mê lý tưởng Đông Du, nhưng xa Trường, không được nhắc nhở, chạy theo những cám dỗ của tiền bạc, quên lý tưởng một thời mình đã tâm đắc. Tất nhiên với những người này thi sự tồn tại của Chương trình Du học Đông Du, với hình thức tổ chức lỏng lẻo như hiện tại thật là đáng quý, nên duy trì, để lương tâm họ khỏi áy náy, mình cũng như mọi người thôi, để nhiều người khác được nhờ, để có nhiều bạn bè, nhiều người hậu thuẫn… Họ có mất gì đâu. Nhưng 20 năm kinh nghiệm đã đủ để Đông Du đánh giá lại công việc mình làm, và đã đi tới quyết định không thể tiếp tục để lý tưởng của mình bị lợi dụng hay chỉ dùng để phục vụ hạnh phúc và quyền lợi của một số cá nhân may mắn.


Không những thế, những người đã lợi dụng Đông Du, hay đã thành đạt nhờ Đông Du nhưng chỉ sống ích kỷ không nghĩ tới người khác, còn có thể gây nhiều hiểu nhầm về lý tưởng, về ý nghĩa tồn tại của tổ chức Đông Du. Người chỉ muốn có cái danh du học ngoại quốc, nhưng không học hành tử tế, học tới nơi tới chốn, nhưng vẫn nhận mình là thành viên của Đông Du, sẽ khiến những người xung quanh đánh giá sai về chất lượng giáo dục của đại học Nhật nói chung, về giá trị của sinh viên Đông Du nói riêng. Ngoài ra, sự hiện diện của họ làm tập thể không đồng nhất, hỗn độn, trì trệ, nhiều người nói, ít người làm, số lượng lớn đấy, nhưng thực lực và sự đoàn kết nhất chí lại không có.


Chương trình Du học Đông Du chắc chắn vẫn phải tiếp tục vì lý tưởng đề ra, vì thành quả tuy ít nhưng có. Nhưng chúng ta phải củng cố lại tổ chức, cố gắng loại trừ những phần tử có ý đồ lợi dụng ngay từ đầu, hay bị lộ diện trong quá trình học tập và sinh hoạt, nhưng người chưa xứng đáng, thiếu quyết tâm trong việc học, buông xuôi trước khó khăn thử thách, và cả những người ích kỷ chỉ nghĩ tới cá nhân không quan tâm tới người khác, tới xã hội và tới Đất nước, và những người có tác phong đạo đức không tốt, để khỏi bị xã hội ngộ nhận, để tổ chức được chặt chẽ đồng nhất hơn, và để có dành công sức đào tạo nhiều đàn em xứng đáng hơn. Chúng ta cần biết ai là những người vẫn sống theo lý tưởng, để ngồi lại với nhau, động viên khích lệ nhau, từng bước thực hiện lý tưởng của mình qua những việc làm cụ thể, như chăm lo học hành cho Kohai, giúp đỡ bạn bè, tìm hiểu, suy nghĩ về các vấn để trước mắt và lâu dài của Việt Nam, để hình thành dần trong đầu những ước mơ, kế hoạch của cá nhân và của tập thể Đông Du đóng góp cho xã hội và cho Đất nước. Tổ chức Đông Du có vậy mới được bền vững, đoàn kết, có thực lực, có uy tín hơn, và xa hơn nữa để có thể thực hiện được những hoài bão đóng góp cho quê hương từng người đã ấp ủ bấy lâu. Đó là lý do cần phải cải tổ lại tổ chức Đông Du tại Nhật.


Việc xác định tư cách thành viên này sẽ được tiến hành từ hai phía, từ từng cá nhân, xem mình có lựa chọn, có chấp nhận sống theo lý tưởng Đông Du hay không, và từ phía tập thể cũng cần xem lại quá khứ, và hiện tại của từng thành viên, xem thành viên đó có thành tâm xứng đáng hay không, sự hiện diện của họ có lợi hay có hại cho tập thể.


Tất nhiên sau khi hai phía đã xác nhận rồi, chúng ta sẽ có trách nhiệm với nhau, tập thể lo cho thành viên và thành viên lo cho tập thể, cùng nhau thực hiện lý tưởng Đông Du.


Nguyễn Đức Hoè