Hà Nội triển khai dự án xe điện và xe

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Hà Nội triển khai dự án xe điện và xe

Hà Nội triển khai dự án xe điện và xe

Viết bởi katakata » Năm T1 09, 2003 2:07 pm

Hà Nội triển khai dự án xe điện và xe điện ngầm



Cuối tháng 8 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi UBND thành phố Hà Nội và các bộ, ngành có liên quan “cho phép UBND thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án “xây dựng tuyến xe điện thí điểm Quốc lộ 32 (đoạn từ Mai Dịch vào trung tâm thành phố Hà Nội)”. Vậy diện mạo của xe điện và xe điện ngầm Hà Nội trong tương lai sẽ ra sao?

1. Xe điện ngầm là tất yếu

Mọi người đều, biết từ năm 1990 trở về trước, thành phố Hà Nội đã có một mạng lưới đường xe điện nội đô gồm 5 tuyến với tổng chiều dài 30km. Vào những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, mỗi năm xe điện Hà Nội vận chuyển khoảng 20 triệu lượt hành khách. Nhưng do chất lượng đường ray xấu, phương tiện lại quá cũ và lạc hậu (đã qua sử dụng gần 100 năm) không còn phát huy được hiệu quả, thậm chí còn gây cản trở giao thông trên các trục đường chính của thành phố nên đã được dỡ bỏ từ năm 1991.

Hiện nay, nội thành Hà Nội có 416 tuyến đường phố với tổng chiều dài 267km. Mật độ đường giao thông chỉ chiếm 6% diện tích đất đô thị. Trong giờ cao điểm, trên các trục đường, hệ số sử dụng lòng đường vượt quá từ 1 đến 3 lần tiêu chuẩn quy định. Vận tải công cộng nói chung, xe buýt nói riêng chỉ chiếm 3%.

Từ thực tế của Hà Nội hiện nay, phát triển vận tải công cộng trước hết phải tập trung mạnh vào mạng lưới vận tải, tạo ra nhiều loại hình vận tải như xe điện ngầm, xe điện trên cao, xe điện bánh lốp, xe buýt..Theo tính toán của các nhà chuyên môn, xe điện ngầm có sức tải tới 4 vạn người /1giờ cao điểm trong khi xe điện bánh sắt cao tốc chạy trên đường không đồng cấp chỉ đạt 50%; xe điện bánh sắt chạy trên đường đồng cấp đạt 30%, còn xe buýt trên đường không đồng cấp đạt 20% và xe buýt chạy trên đường đồng cấp chỉ đạt 10% so với xe điện ngầm. Do đó, phát triển xe điện các loại, nhất là xe điện ngầm vẫn là biện pháp tối ưu nhằm thực hiện mục tiêu hiện đại hoá mạng lưới vận tải công cộng ở Thủ đô Hà Nội.

Nhưng để đảm bảo các tuyến đường xe điện không gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường kiến trúc đô thị, theo dự án, trong phạm vi từ đường vành đai 1 vào trung tâm thành phố sẽ ưu tiên lựa chọn phương án đi ngầm. Ngoài đường vành đai 1, tuỳ điều kiện cụ thể có thể bố trí xe điện trên cao hoặc trên mặt đất.

2. Các tuyến đường xe điện tương lai

Theo dự án phát triển vận tải công cộng thành phố Hà Nội, đến năm 2020 thì toàn thành phố có 8 tuyến đường xe điện bao gồm cả ba loại hình hoạt động là chạy trên cao, chạy trên mặt đất và chạy ngầm.

Nhưng căn cứ vào nội dung công điện ngày 21-8-2002 của Thủ tướng Chính phủ thì ngay từ cuối năm 2002, chậm nhất là đầu năm 2003, Hà Nội phải triển khai “xây dựng tuyến xe điện thí điểm Quốc lộ 32 (đoạn từ Mai Dịch vào trung tâm thành phố Hà Nội)”. Tuyến xe điện này được xác định là tuyến xe đi trên mặt đất, chạy qua các phố Dịch Vọng, Kim Mã, Nguyễn Thái Học, Hai Bà Trưng đến ga cuối tại bờ hồ Hoàn Kiếm. Từ bờ hồ Hoàn Kiếm, xe điện chạy vòng quanh các phố Tràng Thi, Trần Phú, Tôn Đức Thắng, Cát Linh, Giang Văn Minh, Kim Mã rồi xuôi về Mai Dịch, khép kín một hành trình. Dự kiến bãi tập kết và xưởng sửa chữa xe điện bố trí ở cuối tuyến, phía nam đường 32. Đây là tuyến xe điện đảm nhiệm mục tiêu chống ách tắc ở hành lang đông – tây của thành phố đồng thời gợi nhớ về hình ảnh của chiếc xe điện mộc mạc ngày xưa. Xe điện vận hành trên tuyến này sẽ là xe điện 1 ray dẫn hướng chạy bánh lốp nhằm giảm tiếng ồn, giảm sóc và cho phép cua gấp khúc an toàn tại các phố hẹp.

Tuyến xe điện thứ hai được Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào thí điểm gần như song song với tuyến thứ nhất nhưng được phát triển cao cấp hơn và bao gồm cả ba loại hình là đi trên cao, đi trên mặt đất và đi ngầm dưới lòng đường. Đó là tuyến đi từ Ba La Bông Đỏ chạy qua Hà Đông, Thanh Xuân đến Cầu Mới (xe điện chạy trên mặt đất theo đường xe điện cũ); từ Cầu Mới qua Hào Nam, La Thành, Cát Linh (xe điện sẽ đi ngầm dưới mặt đất, xuyên qua ga Hà Nội, tiếp tục chạy ngầm dưới lòng đường Trần Hưng Đạo, rồi vượt sông Hồng bằng đường ngầm sang Gia Lâm, đến ga cuối tại điểm giao cắt với đường Quốc lộ số 5, cách Cầu Chui từ 1 đến 2 km. Điểm tập kết và xưởng sửa chữa, đại tu xe điện của tuyến này dự kiến sẽ đặt tại Ba La Bông Đỏ, cách Hà Đông khoảng 7km.

Nhìn chung, hệ thống đường xe điện của Thủ đô Hà Nội sẽ được bố trí theo tuyến chính và tuyến phụ. Tuyến chính được dự kiến gồm 2 nhánh phía tây và phía nam thành phố, giao nhau tai ngã tư khách sạn Deawoo và một trục đường chung về phía đông, chạy từ ngã tư này vào trung tâm thành phố.

Vì mạng lưới đường xe điện nằm trong quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội, nên chúng ta có thể hiểu, cho đến thời điểm này Hà Nội đã thực sự khởi động thành công cỗ máy xây dựng mạng lưới đường xe điện.

Vũ Thăng

(Theo báo QDND)
Anh chị em nào muốn đầu tư vào đây thì nghĩ trước đi...chắc chắn là thua đấy