Đăng bài 9/6/2012

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Đăng bài 9/6/2012

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Tư T6 13, 2012 8:37 am

Done !!

Bài số 3 có đưa link "bản dịch gốc" nhưng link này đã chết nên tạm thời chưa post.
Những bài khác đã post ko có vấn đề gì.

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 3:55 pm

5, Mục tri thức:

Hình thức cho đi du lịch để trói buộc nhân viên tương lai xuất hiện trở lại


Trước bối cảnh nền kinh tế Nhật đang rất u ám do ảnh hưởng của trận đại động đất vừa qua, rất nhiều sinh viên mới ra trường gặp khó khăn trong vấn đề săn việc làm. Tuy thế, cũng không ít tân sinh viên được các công ty tìm mọi cách giữ lại. Thậm chí hình thức trói buộc bằng việc đi du lịch- một hình thức giữ nhân tài thời kinh tế Nhật đang phát triển cao độ- cũng đã được áp dụng trở lại.


Theo thống kê của báo Mainichi thì vào thời điểm ngày 9 tháng 8 này, tỷ lệ sinh viên sắp ra trường được hứa hẹn việc làm là 53%(giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước). So với tháng 4 thì tình hình có vẻ đã khá hơn lên nhưng vẫn còn ảnh hưởng của trận động đất vừa rồi.

Thông qua hình thức học việc hay hội thảo để trói buộc nhân viên tương lai:

Thực tế thì tỷ lệ sinh viên được hứa hẹn việc làm đã giảm từ mùa xuân năm 2011. Thêm vào đó động đất đã gây ra ảnh hưởng kép. Vì thế tình hình việc làm của sinh viên sẽ khó có thể “sáng sủa” ngay lên trong thời gian ngày một ngày hai.

Trong hòan cảnh nạn khó tìm việc này, những sinh viên được hứa hẹn trước lại bị các công ty tìm mọi cách để không bị tuột mất nhân tài. Trường hợp bị ép từ chối các công ty khác ngay trước mặt nhà tuyển dụng cũng không phải là hiếm. Để những sinh viên mà công ty mình có ý định nhận vào làm không còn thời gian tìm việc ở công ty khác, nhiều công ty đã nghĩ ra cách mở các lớp học ngọai khóa hay giới thiệu về công ty vào cuối tuần và yêu cầu tân sinh viên tham gia.

Cách làm trên đây đã có từ thời những năm 1980-1990 của thế kỷ trước. Thời điểm đó kinh tế Nhật đang lên và các công ty đều cố giành cho được nguồn nhân lực tốt nhất. Sauk hi đậu phỏng vấn công ty sẽ chi tiền ra và dẫn nhân viên tương lai đi du lịch nhằm đọan tuyệt liên lạc và không tạo ra cơ hội cho họ tìm việc ở công ty khác nữa. Vào thời gian này chuyện như “tôi vừa trúng tuyển vào công ty A súyt nữa thì bị dẫn đi du lịch Hawaii nhưng do được công ty khác nhận nên tôi đã từ chối” đã xảy ra như cơm bữa.

Trong thời điểm khó tìm việc làm như hiện nay liệu thật sự chuyện đem nhân viên đi du lịch để trói buộc có xẩy ra hay không? Theo ý kiến của các nhà chuyên môn thì “chuyện đó đang xảy ra và ngày càng tăng”. Có điều khác với những năm 1980 của thế kỷ trước về mục đích. Nếu như trước đây mục đích chủ yếu của các cuộc du lịch này là gây cảm tình, tạo ra hình ảnh tốt về công ty thì hiện nay nó chỉ còn là tên và chủ yếu mục đích là buộc nhân viên tương lai phải tham gia dù muốn hay không”.

Những người được hứa hẹn việc làm vẫn muốn tìm việc khác:
Việc trói buộc nhân viên tương lai đã xuất hiện trước đây. Tuy thế xu hướng càng trở nên rõ nét vào năm nay. Lý do là vì thời gian tìm việc làm của tân sinh viên đã thay đổi. Những năm trươc hì vào thời điểm tháng 4 các công ty lớn đã hòan thành công tác tuyển dụng. Nhưng năm nay giới ngân hàng hoàn thành tuyển dụng vào tháng 4, trong khi đó giới sản xuất lại đến mãi tháng 6 mới hòan thành danh sách tuyển dụng. Do đó dẫn đến kết quả giới ngân hàng lo sợ nhân tài sẽ bị giới sản xuất “cướp” mất nên buộc phải tìm biện pháp trói buộc.
Theo thống kê của báo Mainichi thì khỏang 20% số sinh viên được hứa hẹn việc làm vẫn tiếp tục tìm việc và 1/2 trong số này cho biết lý do là ” có lẽ sẽ có công ty hợp với mình hơn”. Trước tâm lý dù được tuyển vẫn muốn tìm ra việc vừa ý của tân sinh viên, các công ty đã buộc phải tìm biện pháp để không bỏ lỡ cơ hội tuyển dụng nhân tài .

Thực tế nhiều sinh viên được nhiều công ty mời về làm. Trong khi đó cũng có khá nhiều người không tìm ra việc. Các nhà chuyên môn khuyên các tân sinh viên nên lựa chọn và trả lời sớm quyết định của mình cho công ty .Trong khi đó bộ phận nhân sự của các công ty muốn rút ngắn thời gian phải chờ từ khi hứa tuyển cho đến khi sinh viên vào làm. Họ cũng “cầu mong các sinh viên có trách nhiệm giữ lời hứa khi đã nhận vào làm ở chỗ nào đó”!

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=982-H%C3%ACnh-th%E1%BB%A9c-cho-%C4%91i-du-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%E1%BB%83-tr%C3%B3i-bu%E1%BB%99c-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 3:34 pm

5, Mục tri thức:

Hình thức cho đi du lịch để trói buộc nhân viên tương lai xuất hiện trở lại


Trước bối cảnh nền kinh tế Nhật đang rất u ám do ảnh hưởng của trận đại động đất vừa qua, rất nhiều sinh viên mới ra trường gặp khó khăn trong vấn đề săn việc làm. Tuy thế, cũng không ít tân sinh viên được các công ty tìm mọi cách giữ lại. Thậm chí hình thức trói buộc bằng việc đi du lịch- một hình thức giữ nhân tài thời kinh tế Nhật đang phát triển cao độ- cũng đã được áp dụng trở lại.


Theo thống kê của báo Mainichi thì vào thời điểm ngày 9 tháng 8 này, tỷ lệ sinh viên sắp ra trường được hứa hẹn việc làm là 53%(giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước). So với tháng 4 thì tình hình có vẻ đã khá hơn lên nhưng vẫn còn ảnh hưởng của trận động đất vừa rồi.

Thông qua hình thức học việc hay hội thảo để trói buộc nhân viên tương lai:

Thực tế thì tỷ lệ sinh viên được hứa hẹn việc làm đã giảm từ mùa xuân năm 2011. Thêm vào đó động đất đã gây ra ảnh hưởng kép. Vì thế tình hình việc làm của sinh viên sẽ khó có thể “sáng sủa” ngay lên trong thời gian ngày một ngày hai.

Trong hòan cảnh nạn khó tìm việc này, những sinh viên được hứa hẹn trước lại bị các công ty tìm mọi cách để không bị tuột mất nhân tài. Trường hợp bị ép từ chối các công ty khác ngay trước mặt nhà tuyển dụng cũng không phải là hiếm. Để những sinh viên mà công ty mình có ý định nhận vào làm không còn thời gian tìm việc ở công ty khác, nhiều công ty đã nghĩ ra cách mở các lớp học ngọai khóa hay giới thiệu về công ty vào cuối tuần và yêu cầu tân sinh viên tham gia.

Cách làm trên đây đã có từ thời những năm 1980-1990 của thế kỷ trước. Thời điểm đó kinh tế Nhật đang lên và các công ty đều cố giành cho được nguồn nhân lực tốt nhất. Sauk hi đậu phỏng vấn công ty sẽ chi tiền ra và dẫn nhân viên tương lai đi du lịch nhằm đọan tuyệt liên lạc và không tạo ra cơ hội cho họ tìm việc ở công ty khác nữa. Vào thời gian này chuyện như “tôi vừa trúng tuyển vào công ty A súyt nữa thì bị dẫn đi du lịch Hawaii nhưng do được công ty khác nhận nên tôi đã từ chối” đã xảy ra như cơm bữa.

Trong thời điểm khó tìm việc làm như hiện nay liệu thật sự chuyện đem nhân viên đi du lịch để trói buộc có xẩy ra hay không? Theo ý kiến của các nhà chuyên môn thì “chuyện đó đang xảy ra và ngày càng tăng”. Có điều khác với những năm 1980 của thế kỷ trước về mục đích. Nếu như trước đây mục đích chủ yếu của các cuộc du lịch này là gây cảm tình, tạo ra hình ảnh tốt về công ty thì hiện nay nó chỉ còn là tên và chủ yếu mục đích là buộc nhân viên tương lai phải tham gia dù muốn hay không”.

Những người được hứa hẹn việc làm vẫn muốn tìm việc khác:
Việc trói buộc nhân viên tương lai đã xuất hiện trước đây. Tuy thế xu hướng càng trở nên rõ nét vào năm nay. Lý do là vì thời gian tìm việc làm của tân sinh viên đã thay đổi. Những năm trươc hì vào thời điểm tháng 4 các công ty lớn đã hòan thành công tác tuyển dụng. Nhưng năm nay giới ngân hàng hoàn thành tuyển dụng vào tháng 4, trong khi đó giới sản xuất lại đến mãi tháng 6 mới hòan thành danh sách tuyển dụng. Do đó dẫn đến kết quả giới ngân hàng lo sợ nhân tài sẽ bị giới sản xuất “cướp” mất nên buộc phải tìm biện pháp trói buộc.
Theo thống kê của báo Mainichi thì khỏang 20% số sinh viên được hứa hẹn việc làm vẫn tiếp tục tìm việc và 1/2 trong số này cho biết lý do là ” có lẽ sẽ có công ty hợp với mình hơn”. Trước tâm lý dù được tuyển vẫn muốn tìm ra việc vừa ý của tân sinh viên, các công ty đã buộc phải tìm biện pháp để không bỏ lỡ cơ hội tuyển dụng nhân tài .

Thực tế nhiều sinh viên được nhiều công ty mời về làm. Trong khi đó cũng có khá nhiều người không tìm ra việc. Các nhà chuyên môn khuyên các tân sinh viên nên lựa chọn và trả lời sớm quyết định của mình cho công ty .Trong khi đó bộ phận nhân sự của các công ty muốn rút ngắn thời gian phải chờ từ khi hứa tuyển cho đến khi sinh viên vào làm. Họ cũng “cầu mong các sinh viên có trách nhiệm giữ lời hứa khi đã nhận vào làm ở chỗ nào đó”!

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=982-H%C3%ACnh-th%E1%BB%A9c-cho-%C4%91i-du-l%E1%BB%8Bch-%C4%91%E1%BB%83-tr%C3%B3i-bu%E1%BB%99c-nh%C3%A2n-vi%C3%AAn-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-xu%E1%BA%A5t-hi%E1%BB%87n-tr%E1%BB%9F-l%E1%BA%A1i

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 3:29 pm

4, Mục tri thức:

Phát điện dựa vào nhiên liệu than đá sẽ là cứu cánh cho Nhật Bản?


Khi bàn đến nguồn năng lượng của Nhật Bản, với phương châm khôngdựa vào điện nguyên tử, giảm số nhà máy phát điện nguyên tử, chúng ta có thể dễ dàng đi đến kết luận rằng trước mắt khó có chương trình cụ thể cho việc phát triển năng lượng tự nhiên . Lý do là vì lĩnh vực này ngòai việc giá cả quá cao thì còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tuy thế, năng lượng là vấn đề Nhật cản phải tìm biện pháp giải quyết càng sớm càng tốt. Liệu Nhật bản có thực hiện được kế họach sử dụng năng lượng tự nhiên để hỗ trợ cho nhiệt điện – nguồn năng lượng chủ lực hay không ?


Nhật Bản hầu như không có nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch mà hoàn tòan phải dựa vào nhâp khẩu. Đặc biệt, dầu hỏa thứ mà chỉ có một vài nước có khả năng cung cấp thì dễ bị nước chủ nhà chi phối dẫn đến bất an về việc có đảm bảo được nguồn cung cấp ổn định và lâu dài không. Trong tất cả các lọai nhiên liệu hóa thạch thì than đá là thứ ít rủ ro nhất. Than đá là thứ được khai thác khăp nơi trên thế giới. Trữ lượng cũng vẫn được đảm bảo . Do đó không cần phải dựa vào nguồn cung cấp của một vùng hay quốc gia cố định nào.

Từ sau cơn sốt dầu hỏa, Nhật Bản đã chuyển hướng qua sử dụng cả than đá cả năng lượng tự nhiên để giảm sự phụ thuộc vào dầu hỏa. Hiện nay nhiệt điện của Nhật sử dụng 42% nguồn năng lượng tự nhiên, 17 phần trăm phụ thuộc vào dầu hỏa và than đá chiếm 42%. Có thể nói than đá và năng lượng tự nhiên là nguồn nhiên liệu chính cho nhiệt điện. Trong đó các nhá máy sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên được thiết kế khá hiện đại góp phần vào việc giảm lượng CO2 bị thải ra. Mặt khá than đá lại thải ra lượng CO2 khá lớn trở thành một gánh nặng cho môi trường. Nhưng nhờ vào kỹ thuật tiên tiến mà các nhà máy nhiệt điện của Nhật dù sử dụng than đá vẫn không gây ra nguy cơ làm ô nhiễm bầu khí quyển như các cơ sở nhiệt điện truyền thống.

Trong bối cảnh này người ta đã nghiên cứu phát triển ra kỹ thuật phát điện dựa vào than đá và đang thu hút sự chú ý của dư luận. Đây chính là kỹ thuật biến than đá thành khí tự nhiên để sử dụng tại các nhà máy phát điện sử dụng năng lượng tự nhiên. Than đá chủ yếu bao gồm Các-bon,Hi-đờ-ro và Ô-xy sẽ được cho qua lò lọc và biến thành Hi-đờ-ro và Các-bon mô-nô-xít để sử dụng làm khí đốt. Nhờ vào khí đốt này tua bin sẽ quay và phát điện. Và nhờ vào nhiệt khi qua bin quay tỏa ra để đun nóng nước làm cho tua bin sử dụng hơi nước quay. Kết quả là cùng lúc đã tạo ra hai nguồn điện năng.
Trong lĩnh vực nhiệt điện hiệu suất phát điện càng cao thì lượng nhiên liệu tiêu tốn càng được tiết kiệm. Giảm nhiên liệu tiêu tốn cũng đồng nghĩa với việc giảm lượng CO2 bị thải ra. Kỹ thuật phát điện mới này đã giảm được 20% lượng CO2 thải ra so với phương pháp truyền thống. Trong tương lai con số này có thể là 50%.Phát điện dựa trên nguồn năng lượng tự nhiên được dự đóan sẽ trở thành nguồn phát điện chính của Nhật. Tuy thế, nhìn từ góc độ tính đảm bảo về nguồn nhiên liệu thì phát điện dựa vào nhiên liệu là than đá cũng không phải là không có tương lai.

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=983-Ph%C3%A1t-%C4%91i%E1%BB%87n-d%E1%BB%B1a-v%C3%A0o-nhi%C3%AAn-li%E1%BB%87u-than-%C4%91%C3%A1-s%E1%BA%BD-l%C3%A0-c%E1%BB%A9u-c%C3%A1nh-cho-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 3:10 pm

3, Mục tri thức:

Suy nghĩ về văn hóa Nhật Bản qua một bài viết


Gần chục năm về trước phầm mềm Winny giúp chia sẻ dữ liệu qua mạng internet được rất nhiều người yêu thích. Và rồi sau đó vụ án liên quan đến Winny cũng gây chú ý trong dư luận. Hôm nay tôi xin lược dịch bài viết liên quan đến vấn đề này và nêu ra một vài nhận xét mang tính cá nhân về văn hóa Nhật Bản.

Trước hết xin mời bạn đọc nội dung bài dịch :
Cuối năm 2011, tin tòa án ra phán quyết Kaneko-tác giả của phần mềm Winny- vô tội đã gây trở thành một chủ đề gây chú ý của dư luận.
Trước đây, lập trình viên Kaneko sử dụng bí danh “47” trên mạng và tự nhiên tôi cảm thấy gần gũi (với bí danh của ông).
Cảm giác u ám và không hiểu vì sao phát minh, sáng kiến lại khó được chấp nhận đến mức như thế tại Nhật xuất hiện khi tôi thử nhìn lại quá trình ra phán quyết của tòa án. Thật đáng tiếc!
Chắc hẳn vào thời điểm Winny ra đời thì kỹ thuật nảy của nó thuộc dạng tiên tiến trên thế giới. Nếu nhìn từ góc độ một hệ thống bao gồm mạng internet gia đình không có nhiều tiềm năng và các máy tính kết nối từ mạng này thì ý tưởng xử lý phát tán dữ liệu của winny cũng không xa với ý tưởng của kỹ thuật điện toán đám mây (kỹ thuật máy chủ ảo)hiện nay. Mặt khác kỹ thuật kết nối trực tiếp các thiết bị đầu cuối với nhau cũng là kỹ thuật dường như hiện nay đã rất phổ biến trong lĩnh vực thông tin liên lạc mà đại diện là skype. Nói cách khác, Winny là phần mềm có chất lượng cao sử dụng các kỹ thuật mà hiện nay đã trở thành công nghệ chủ lưu trong thế giới internet.
Winny đã bị đóng dấu khai tử mất là kết quả của việc kỹ thuật này không được xã hội Nhật chấp nhận.Điều này cũng đồng nghĩa với việc Nhật Bản đã không chấp nhận phát minh mà biết đâu đã có khả năng thay đổi thế giới.
Giờ đây khi nhìn lại Goole và Amazon tôi chợt nghĩ rằng biết đâu giả sử chúng ta biết cách tạo cơ chế đưa lại lợi tức cho các hệ thống như Winny thì nó đã trở thành dịch vụ tiên phong trên mạng internet, giúp cho việc triển khai các dịch vụ thu hút như sách điện tử, phim, internet TV.. trên tòan thế giới.
Nhưng đã 7 năm rồi và chúng ta không thể nào lấy lại thời gian đã trôi qua!
Có lẽ những phát minh có tầm ảnh hưởng thay đổi thế giới khó được xã hội Nhật chấp nhận. Nhưng nhìn lại lịch sử cho đến nay thì quả thật là ở Nhật khó có những phát minh, cải tiến kỹ thuật mang tính cách tân tạo ra bước ngoặt. Tuy thế, như người ta vẫn gọi là tinh thần của những người thợ, người Nhật rất giỏi trong lĩnh vực phát triển kỹ thêm một mảng nào đó trong một khuôn khổ đã định sẵn. Ví dụ xe ô tô cũng không phải là phát minh của người Nhật nhưng hiện nay xe Nhật có mặt khắp thế giới. Nghĩa làcó thể nói vào thời kỳ sơ khai cần những phát minh mới thì người Nhật không có thế mạnh nhưng thời kỳ khi mà kỹ thuật đã được định hình ở mức độ nào đó và chỉ cần phát triển thêm lại là thời kỳ mà người Nhật phát huy được thế mạnh.
Thời gian tới Internet sẽ là một yếu tố quan trọng trong đời sống xã hội. Và không chừng cái ngày mà người Nhật với khả năng cải tiến, phát triển những thứ vốn đã được định hình từ trước, tạo nên một bước đột phá cũng sẽ đến trong vòng 10 năm nữa thời kỳ có khả năng sẽ là thời kỳ chín muồi.
Cá nhân tôi thì đặt hy vọng vào điện thọai thông minh. Tuy Điện thoại di động Nhật bị ví với hòn đảo Galapagos nhưng tôi cho rằng với nền tảng Android người Nhật sẽ không gặp khó khăn mấy khi xuất khẩu những dịch vụ tân tiến và tiện lợi ra nước ngoài.
Cũng có nhiều người bi quan về nền công nghiệp nước nhà nhưng từ những điều đã được đề cập ở trên người viết lại cảm thấy rất lạc quan. Mười năm tới Nhật Bản sẽ phát huy thế mạnh trong lĩnh vực nào là điều mà tôi quan tâm đợi chờ.

Giải thích thêm:
-Winny là phầm mềm giúp chia sẻ dữ liệu qua internet. Tác giả của nó đã bị kiện ra tòa vì Winny đã gây thiệt hại về bản quyền cho nhiều công ty nhưng đã được tuyên trắng án.
-Galapagos là một hòn đảo có nhiều đặc tính riêng nên được người ta ví với điện thọai di động Nhật Bản: tuy có nhiều tính năng nhưng lại bị khóa lại và tách biệt với thế giới bên ngoài.
-Bài dịch trên đây có vài cặp từ chỉ được dịch tương đối. Tùy theo cách nhìn cả tòan bài mà có thể thay thế bằng các từ khác.

(Bản dịch gốc )

Những nội dung đáng chú ý trong bài viết:
Bài viết tuy ngắn nhưng hàm chứa khá nhiều điều về Nhật Bản. Nếu chúng ta đọc và để ý sẽ nhận ra. Tất nhiên đây là một bài viết mang quan điểm cá nhân nên sẽ gây ra tranh cãi. Thế nhưng bản thân tôi thấy rằng cách nhìn của người viết rất sắc sảo và có nhiều điều chúng ta cần suy ngẩm khi tiếp cận với văn hóa Nhật Bản. Sau đây tôi xin nêu ra vài điểm chính :

-Vấn đề bản quyền:
Có lẽ nếu ai đã sống ở Nhật thì sẽ nhân ra người Nhật rất nhạy cảm với vấn đề bản quyền. Dù là kết quả trắng án nhưng vụ án Winny này một lần nữa chứng minh điều đó. Và dù thỉnh thoảng cũng có vài vụ án liên quan đến bản quyền nhưng nói chung người Nhật rất tôn trọng bản quyền. Có lẽ cũng vì thế mà máy tính ở Nhật giá rất cao vì người mua buộc phải mua bản quyền các phầm mềm kèm theo.

-Điện thọai đi động của Nhật:
Có thể nói trên thế giới ít nước nào có nền văn hóa điện thọai di động nhưNhật Bản. Điện thọai Nhật đầy ắp các chức năng tiện lợi. Thiết kế mẫu mã có lẽ cũng có những đặc tính riêng. Đây là minh chứng về sự vượt trội của Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy thế, còn một điều thú vị nữa là trong khi các nước khác mở khóa sim thì các hãng của Nhật lại khóa sim điện thọai của hãng mình lại. Có lẽ đây lại là thể hiện của văn hóa làng xã khép kín từ ngàn xưa của người Nhật. Dù hiện nay chính phủ yêu cầu mở khóa và đã có nguyên môt đạo luật về vấn đề này nhưng các hãng điện thọai vẫn tiếp tục “đóng cửa”.

-Văn hóa khép kín của người Nhật:
Dù đã dịch ra tiếng Việt ở trên nhưng tôi vẫn thích trích dẫn phần tiếng Nhật này:
日本社会では、世の中を変えるようなインパクトを持つイノベーションはなかなか受け入れられないのかもしれない。しかしこれまでの歴史をみれば、日本では画期的な発明や技術革新を産み出すことはやりにくいが、職人魂というか、一つの決まった枠組みの中で、何かを極めて行くということは得意なはずだ。自動車も日本で開発されたものではないが、今では日本の車は世界中で走っている。つまり新しいイノベーションを起こすような黎明期には弱いが、ある程度決まった技術を改善の積み重ねで極めて行くような成熟期には、力を発揮できるのではないか。
Tùy cách nhìn mà có thể nói ý kiến của tác giả trên đây là đúng hay sai. Tuy thế tôi tán thành với cách nhìn nhận của người Viết. Thứ nhất ở Nhật những cái gì mới mẻ khác với khuôn mẫu đã tạo ra sẵn rất khó được chấp nhận ngay. Cũng vì thế mà để ra một quyết định mới hay thay đổi một nội dung cũ nào đó người Nhật mất rất nhiều thời gian. Và trong công ty Nhật những “sáng kiến” khác với thông lệ truyền thống của công ty cũng khó được chấp nhận. Điều này đã gây ra khá nhiều khó khăn cho người nước ngòai (thích ý kiến, thích làm theo cách riêng của mình)làm việc tại công ty Nhật.

Nguyên nhân của vấn đề này có lẽ bắt nguồn từ nền văn hóa đảo của Nhật Bản. Họ đã tạo nên, duy trì một nên văn hóa riêng từ lâu và để chống chọi với thiên tai khắc nghiệt nơi này thì nhiều khi cần sự ổn định bền vững và lâu dài. Do đó tính thống nhất cũng được đề cao. Trong khi những ý kiến mới thường gây ra xáo trộn trong xã hội. Vì vậy mà những cái mới để thâm nhập được vào xã hội Nhật cần rất nhiều thời gian.


Kế đến là ý kiến về thế mạnh của người Nhật trong việc cải tiến các kỹ thuật đã có sẵn. Điều này cò lẽ cũng không thể phủ nhận được. Tác giả bài viết đã nêu ra ví dụ về xe ô tô. Xe ô tô không phải là phát minh của người Nhật nhưng có lẽ hiện nay lĩnh vực này là thế mạnh của Nhật Bản.

Có thể nói rằng người Nhật một mặt có truyến thống bảo tồn những giá trị riêng của họ. Mặt khác lại khá mạnh trong việc biến cái của người thành cái của họ. Trong lĩnh vực văn hóa điều này cũng khá rõ nét. Chữ Hán du nhập từ Trung Quốc nhưng rồi sau đó chính người Trung Quốc cũng phải “nhập khẩu” lại những chữHán do người Nhật “sáng chế” ra. Và nhiều giá yếu tố văn hóa cả phương Tây lẫn phương Đông khi du nhập vào Nhật đã bị Nhật hóa.

-Thay cho lời kết:
Trên đây là những ý kiến của tôi rút ra từ một bài lược dịch. Là ý kiến cá nhân nên có lẽ có chỗ chưa thỏa đáng. Tuy thế đây là một trong những cách học dịch của tôi. Để tránh bài dịch khô khan chỉ có câu và chữ nhưng không có hồn thì nên tìm cách nào đó thổi hồn vào cho nội dung. Để làm được điều này người dịcn nên dành thời gian suy ngẫm, liên tưởng đến các vấn đề trong bài dịch. Như thế có lẽ sẽ cùng lúc đạt được hai mục đích là dịch bài viết khám phá thêm những cách nhìn mới về vấn đề mình đang dịch.

(Kamikaze- thongtinnhatban.net)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1000-Suy-ngh%C4%A9-v%E1%BB%81-v%C4%83n-h%C3%B3a-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n-qua-m%E1%BB%99t-b%C3%A0i-vi%E1%BA%BFt

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 2:48 pm

??????????

Cho em hỏi
Em bây giờ mới chỉ biết mỗi lệnh copy ảnh ??????????

Cho em hỏi
Em bây giờ mới chỉ biết mỗi lệnh copy ảnh

Re:Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 2:46 pm

2, Mục tin tức:

Doanh nghiệp Việt nào sẽ vào tầm ngắm M&A của Nhật?

Theo số liệu của Tập đoàn Recof, Việt Nam là nước đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ mà Nhật Bản muốn đầu tư. Số lượng các thương vụ M&A của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên 18 thương vụ (80%) trong năm 2011, cao hơn cả Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.

* Điểm mặt các thương vụ M&A tiêu biểu và xu hướng

* Deloitte: Ngân hàng Việt Nam trước 3 thách thức

Nhiều công ty Nhật vào thị trường Việt Nam thông qua hợp tác với các công ty Việt Nam để chia sẻ thị phần và thông tin thị trường. Một số công ty Nhật khác lại nắm giữ thiểu số để giúp hạn chế rủi ro.

Tại Diễn đàn M&A 2012, Recof cho biết, lý do Nhật Bản chọn Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ là điểm sản xuất hàng hóa thay thế Trung Quốc và Thái Lan và có thể xuất khẩu hàng hóa trở lại Nhật Bản. Hiện nay các công ty Nhật Bản đang nhắm tới các doanh nghiệp có ba đặc điểm chính (1) chất lượng sản phẩm, (2) kênh phân phối và thương hiệu doanh nghiệp, (3) tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, bao bì, giấy, vận tải, xây dựng và dịch vụ đều được các DN Nhật Bản quan tâm với quy mô các DN đa dạng, DN lớn từ 10-30 triệu USD, DN nhỏ quy mô khoảng 5 triệu USD.

Đặc trưng đàm phán M&A của DN Nhật Bản là chú trọng đến việc coi trọng đối tác do Nhật Bản không có đủ nhân lực để tham gia dự án và muốn đối tác giữ nguyên đội ngũ quản trị và cổ đông. Yếu tố tin cậy lẫn nhau cũng được đặt làm nền tảng trong các thương vụ M&A. Phía Nhật Bản hoàn toàn có thể chấp nhận cả những trường hợp chiến lược chưa được xác định rõ ràng. Đặc biệt, DN Nhật Bản coi trọng tính hợp lý của chiến lược chứ không phải tiền quyết định thương vụ. Điểm nổi bật của DN Nhật là một khi đã đưa ra cam kết thì hiếm khi rút ra khỏi dự án.

20 thương vụ M&A lớn nhất về giá trị giữa Việt Nam và Nhật Bản



Nguồn: Recof M&A database

http://www.baomoi.com/Doanh-nghiep-Viet-nao-se-vao-tam-ngam-MA-cua-Nhat/45/8641297.epi

Đăng bài 9/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Bảy T6 09, 2012 2:21 pm

1, Mục giải trí:

Nuốt nước miếng vì lươn nướng ở Nhật Bản

Cùng tìm hiểu để biết được vì sao nó lại ngon đến thế các bạn nha!
Là món ăn chưa nhiều chất dinh dưỡng, các loại vitamin và chất khoáng, lươn thường được xếp vào danh sách các món ăn giải nhiệt mùa hè được yêu thích nhất tại Nhật Bản.


Lươn nướng, món ăn được yêu thích vào mùa hè tại Nhật Bản.

Lươn nướng Kaba-yaki là món lươn được người Nhật ưa chuộng nhất bởi giá cả hợp lý. Theo truyền thống, lươn phải được nướng trên bếp than.

Việc chế biến lươn đòi hỏi nhiều đầu bếp đảm nhận và được chia ra thành nhiều khâu, chỉ những đầu bếp có thời gian học việc lâu năm (3-8 năm) mới được giao nhiệm vụ sơ chế lươn. Hương vị của món ăn phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn nướng nên thường do các đầu bếp có kinh nghiệm lâu năm thực hiện.


Món ăn thường được chế biến khá công phu.

Những miếng lươn chưa tẩm gia vị thường được nướng trên bếp than khoảng 5-10 phút, mỡ lươn sẽ tươm ra giúp thịt lươn mềm và không bị khô. Yêu cầu của công đoạn này là nhiệt độ của bếp nướng luôn phải được duy trì ở mức ổn định, không quá nóng và cũng không quá nguội.

Các miếng thịt lươn sẽ được trở mặt liên tục đến khi vàng đều và không bị cháy khét. Những miếng lươn nướng chưa tẩm gia vị được gọi là Shira-yaki. Một số người thích Shira-yaki vì muốn thưởng thức vị ngọt tự nhiên của thịt lươn.


Lươn phải được nướng trên bếp than với nhiệt độ ổn định.


Món Shira-yaki trước khi trở thành Kaba-yaki.

Để trở thành món Kaba-yaki, Shira-yaki phải được cho vào nồi gỗ, hấp cách thủy khoảng 40 phút để thịt lươn thật mềm nhưng vẫn giữ được vị ngọt. Lươn hấp xong sẽ được nhúng vào nước tương và đưa lên bếp than nướng lại lần nữa. Để miếng thịt lươn có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn, người đầu bếp sẽ rưới nước tương Koikuchi shoyu lên bề mặt thịt lươn. Miếng lươn sẽ được tẩm Koikuchi shoyu và nướng nhiều lần cho đến khi miếng thịt lươn chuyển thành màu đỏ bắt mắt. Trước khi đưa lên bàn ăn, những miếng thịt lươn nướng sẽ tiếp tục được nhúng qua nước tương Koikuchi shoyu một lần nữa.


Kaba-yaki ngon tuyệt.

Loại nước tương này được chế biến khá công phu. Đầu tiên, người ta trộn đều đậu nành đã hấp chín và lúa mì rang giã nhuyễn. Hỗn hợp trên được cho vào thùng gỗ để lên men. Người ta còn bổ sung thêm muối và nước vào thùng. Những chiếc thùng gỗ được giữ ở điều kiện thích hợp trong một thời gian dài để hỗn hợp lên men tạo nước tương.

Phải mất đến 2 năm, quy trình lên men mới hoàn tất để cho ra những mẻ nước tương koikuchi thành phẩm. Đặc trưng của loại nước tương này là có màu nâu sẫm, mùi thơm nồng nàn và vị đậm đà.


Nước tương Koikuchi làm cho món ăn thêm đậm đà hơn.

Loại nước tương này cũng có thể tận dụng để rưới lên cơm trong món cơm lươn Kaba-yaki, hay còn gọi là cơm Unadon hoặc cơm Unagi.


Cơm lươn nướng nổi tiếng.

Unadon là món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Nhật Bản chẳng kém gì sushi hay sashimi. Chỉ cần thưởng thức Unadon một lần bạn cũng sẽ khó lòng cưỡng lại được sức hấp trước miếng thịt lươn mềm mại, chín vàng và tươm mỡ óng ánh.

Vào những năm 1950, giai đoạn đầu của thời kỳ kinh tế Nhật Bản phát triển bùng nổ, món cơm lươn nướng unadon là câu cửa miệng của người Nhật khi vào quán ăn. Ngày nay, món cơm Unadon vẫn luôn được yêu thích ở Nhật Bản, đặc biệt là trong mùa hè.

Nếu có cơ hội đến Nhật Bản, bạn đừng bỏ qua những món ăn được chế biến từ lươn cực hấp dẫn này nhé!

http://kenh14.vn/c35/20120607100741565/nuot-nuoc-mieng-vi-luon-nuong-o-nhat-ban.chn