Con người luôn là nhân tố quyết định

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Con người luôn là nhân tố quyết định

Re:Con người luôn là nhân tố quyết định

Viết bởi Cao Minh Viet » Năm T4 10, 2003 9:36 pm

Có thể có bạn đã đọc bài viết này trên vnexpress rồi.
Căn bệnh viêm phổi cấp SARS đang làm cả thế giới kinh hoàng, một nạn dịch mà rất có thể là kết quả của chính con người gây ra. Kết quả của những loại thuốc, kết quả của các nghiên cứu khoa học,...
Con người là loài động vật đáng sợ nhất, nhưng cũng chính con người lại là loài sáng tạo nhất, có ý chí mạnh nhất, con người là loài duy nhất có khả năng chinh phục và chiến thắng mọi kẻ thù đáng sợ nhất.
---------------
Tâm sự của người vừa chiến thắng bệnh SARS

Từng là một trong những bệnh nhân SARS đầu tiên nặng nhất, điều trị cách ly tại Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới - BV Bạch Mai, tôi không nghĩ là có thể hoàn toàn bình phục. Khi thấy tên mình, Phùng Kim Thạch, trong danh sách được ra viện ngày 1/4, tôi thực sự vui mừng. Giúp tôi chiến thắng căn bệnh chết người này là tập thể các bác sĩ tận tụy và dũng cảm.

Mọi việc bắt đầu kể từ ngày 25/2, khi vợ tôi vào Bệnh viện Việt - Pháp để sinh đứa con thứ hai. Vì vợ tôi sinh khó, các bác sĩ đã phải dùng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, cuối cùng thì cũng mẹ tròn con vuông, con trai tôi khoẻ mạnh, nặng 3 kg. Ngày 1/3 tôi đón vợ con về nhà trong niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng thật không ngờ, 4 ngày tôi lưu lại bệnh viện cũng chính là thời điểm virus lạ thâm nhập vào Việt Nam qua một người nước ngoài.

Khoảng 6/3 tôi bắt đầu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, nhưng nghĩ là bị cảm thông thường nên không đi khám. Các triệu chứng sốt kéo dài và húng hắng ho, tôi liền dùng kháng sinh, nhưng không đỡ. Chiều 12/3 do sốt quá cao (trên 40 độ C) kèm theo khó thở, người nhà đã đưa tôi vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Lúc này báo chí, truyền hình cả trong nước và thế giới bắt đầu nói nhiều đến một căn bệnh chết người do virus lạ gây ra - Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS).

Sau khi nhập viện 1 ngày, các bác sĩ bắt đầu nghi ngờ tôi bị nhiễm SARS. Và ngày 15/3, một cuộc hội chẩn được tiến hành giữa Khoa Phổi và Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, họ kết luận tôi là một trong số những bệnh nhân đầu tiên ở VN nhiễm căn bệnh này. Cùng ngày y tá Lượng ở BV Việt - Pháp là người đầu tiên tử vong vì SARS.

Mẹ tôi đã quỵ ngã khi biết tin, còn vợ tôi rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần cao độ. Hàng ngày cô ấy chỉ còn biết ôm lấy hai đứa con (1 gái 6 tuổi và 1 trai chưa đầy tháng) khóc và cầu cho tôi sớm tai qua nạn khỏi.

Tôi tiếp tục sốt rất cao, thở khó và được chuyển sang phòng cấp cứu đặc biệt để thở ôxy; phim chụp phổi cho thấy cả 2 phổi đã bị trắng. Thể trạng hoàn toàn suy kiệt, mọi cử động đều phải có người giúp đỡ. Tôi bị cách ly hoàn toàn với gia đình và tinh thần thực sự hoang mang. Mối liên hệ duy nhất với thế giới bên ngoài là các cuộc điện thoại ngắn ngủi với người thân trong lúc tỉnh táo. Ơn trời, họ đã không bị SARS tấn công.

Các biện pháp điều trị đặc biệt được tiến hành. Ngoài việc chườm đá kèm thuốc giảm sốt, tôi được tiêm và uống khá nhiều thuốc, vitamin...

Cũng chính lúc đó, điều an ủi duy nhất, đem lại niềm tin cho tôi và cũng làm cho tôi thực sự ngạc nhiên, chính là đội ngũ các bác sĩ và y tá ở Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Dù báo chí có nói thế nào đi nữa về bệnh dịch, dù đâu đó số người tử vong vì SARS đang tăng lên, nhưng họ luôn làm việc khẩn trương mà bình tĩnh. Không nói nhiều về bệnh tình, trong những lần khám kiểm tra, các bác chỉ hỏi ngắn gọn và đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý. Các y tá thì luôn có mặt khi bệnh nhân cần giúp đỡ. Trong những bộ quần áo kín mít như từ vũ trụ trở về, nhưng đôi mắt của họ luôn như khẳng định rằng các bệnh nhân chắc chắn sẽ khỏi bệnh.

Vào lúc tôi thực sự nản lòng trong cuộc đấu tranh với bệnh tật thì sự điềm tĩnh và tận tình của một bác sĩ nội trú tên Đức đã giúp vực dậy lòng tin của tôi. Sức làm việc của thanh niên 30 tuổi này khiến nhiều người phải thán phục: liên tục trong 3 ngày 3 đêm trực tại khu cấp cứu, nhưng lúc nào anh cũng tỉnh táo và ân cần.

Ngày 18/3, tôi bắt đầu giảm sốt, tuy còn khó thở. Sức khỏe hồi phục dần. Tôi được chuyển sang khu đệm (dành cho các bệnh nhân đã đỡ), và sau đó được chuyển xuống phòng tầng 3 - phòng theo dõi sau bệnh.

Cuối cùng, điều mà tôi và gia đình rất mong chờ đã đến - tôi nhận được quyết định ra viện. Cùng ra với tôi còn 3 người nữa, những bệnh nhân nặng nhất của đợt nhiễm đầu tiên. Tưởng như đã có lúc tuyệt vọng, đầu hàng số phận, vậy mà giờ đây chúng tôi đã chiến thắng SARS. Nhưng người thực sự làm nên chiến thắng đó của chúng tôi là các bác sĩ, y tá của Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 1/4, khi chia tay với họ, chúng tôi chỉ biết nói lời cảm ơn, nhưng điều đó có lẽ là chưa đủ.

Hôm nay, khi chúng tôi được về nhà, khoẻ mạnh và đoàn tụ cùng gia đình, thì họ vẫn đang ở lại bên những bệnh nhân mới, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù giấu mặt.

Phùng Kim Thạch, D1, Trung Tự, Hà Nội.

Con người luôn là nhân tố quyết định

Viết bởi Cao Minh Viet » Năm T4 10, 2003 9:36 pm

Có thể có bạn đã đọc bài viết này trên vnexpress rồi.
Căn bệnh viêm phổi cấp SARS đang làm cả thế giới kinh hoàng, một nạn dịch mà rất có thể là kết quả của chính con người gây ra. Kết quả của những loại thuốc, kết quả của các nghiên cứu khoa học,...
Con người là loài động vật đáng sợ nhất, nhưng cũng chính con người lại là loài sáng tạo nhất, có ý chí mạnh nhất, con người là loài duy nhất có khả năng chinh phục và chiến thắng mọi kẻ thù đáng sợ nhất.
---------------
Tâm sự của người vừa chiến thắng bệnh SARS

Từng là một trong những bệnh nhân SARS đầu tiên nặng nhất, điều trị cách ly tại Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới - BV Bạch Mai, tôi không nghĩ là có thể hoàn toàn bình phục. Khi thấy tên mình, Phùng Kim Thạch, trong danh sách được ra viện ngày 1/4, tôi thực sự vui mừng. Giúp tôi chiến thắng căn bệnh chết người này là tập thể các bác sĩ tận tụy và dũng cảm.

Mọi việc bắt đầu kể từ ngày 25/2, khi vợ tôi vào Bệnh viện Việt - Pháp để sinh đứa con thứ hai. Vì vợ tôi sinh khó, các bác sĩ đã phải dùng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, cuối cùng thì cũng mẹ tròn con vuông, con trai tôi khoẻ mạnh, nặng 3 kg. Ngày 1/3 tôi đón vợ con về nhà trong niềm hạnh phúc vô bờ. Nhưng thật không ngờ, 4 ngày tôi lưu lại bệnh viện cũng chính là thời điểm virus lạ thâm nhập vào Việt Nam qua một người nước ngoài.

Khoảng 6/3 tôi bắt đầu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, nhưng nghĩ là bị cảm thông thường nên không đi khám. Các triệu chứng sốt kéo dài và húng hắng ho, tôi liền dùng kháng sinh, nhưng không đỡ. Chiều 12/3 do sốt quá cao (trên 40 độ C) kèm theo khó thở, người nhà đã đưa tôi vào bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Lúc này báo chí, truyền hình cả trong nước và thế giới bắt đầu nói nhiều đến một căn bệnh chết người do virus lạ gây ra - Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS).

Sau khi nhập viện 1 ngày, các bác sĩ bắt đầu nghi ngờ tôi bị nhiễm SARS. Và ngày 15/3, một cuộc hội chẩn được tiến hành giữa Khoa Phổi và Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, họ kết luận tôi là một trong số những bệnh nhân đầu tiên ở VN nhiễm căn bệnh này. Cùng ngày y tá Lượng ở BV Việt - Pháp là người đầu tiên tử vong vì SARS.

Mẹ tôi đã quỵ ngã khi biết tin, còn vợ tôi rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần cao độ. Hàng ngày cô ấy chỉ còn biết ôm lấy hai đứa con (1 gái 6 tuổi và 1 trai chưa đầy tháng) khóc và cầu cho tôi sớm tai qua nạn khỏi.

Tôi tiếp tục sốt rất cao, thở khó và được chuyển sang phòng cấp cứu đặc biệt để thở ôxy; phim chụp phổi cho thấy cả 2 phổi đã bị trắng. Thể trạng hoàn toàn suy kiệt, mọi cử động đều phải có người giúp đỡ. Tôi bị cách ly hoàn toàn với gia đình và tinh thần thực sự hoang mang. Mối liên hệ duy nhất với thế giới bên ngoài là các cuộc điện thoại ngắn ngủi với người thân trong lúc tỉnh táo. Ơn trời, họ đã không bị SARS tấn công.

Các biện pháp điều trị đặc biệt được tiến hành. Ngoài việc chườm đá kèm thuốc giảm sốt, tôi được tiêm và uống khá nhiều thuốc, vitamin...

Cũng chính lúc đó, điều an ủi duy nhất, đem lại niềm tin cho tôi và cũng làm cho tôi thực sự ngạc nhiên, chính là đội ngũ các bác sĩ và y tá ở Viện Y học lâm sàng Các bệnh nhiệt đới. Dù báo chí có nói thế nào đi nữa về bệnh dịch, dù đâu đó số người tử vong vì SARS đang tăng lên, nhưng họ luôn làm việc khẩn trương mà bình tĩnh. Không nói nhiều về bệnh tình, trong những lần khám kiểm tra, các bác chỉ hỏi ngắn gọn và đưa ra những phương pháp điều trị hợp lý. Các y tá thì luôn có mặt khi bệnh nhân cần giúp đỡ. Trong những bộ quần áo kín mít như từ vũ trụ trở về, nhưng đôi mắt của họ luôn như khẳng định rằng các bệnh nhân chắc chắn sẽ khỏi bệnh.

Vào lúc tôi thực sự nản lòng trong cuộc đấu tranh với bệnh tật thì sự điềm tĩnh và tận tình của một bác sĩ nội trú tên Đức đã giúp vực dậy lòng tin của tôi. Sức làm việc của thanh niên 30 tuổi này khiến nhiều người phải thán phục: liên tục trong 3 ngày 3 đêm trực tại khu cấp cứu, nhưng lúc nào anh cũng tỉnh táo và ân cần.

Ngày 18/3, tôi bắt đầu giảm sốt, tuy còn khó thở. Sức khỏe hồi phục dần. Tôi được chuyển sang khu đệm (dành cho các bệnh nhân đã đỡ), và sau đó được chuyển xuống phòng tầng 3 - phòng theo dõi sau bệnh.

Cuối cùng, điều mà tôi và gia đình rất mong chờ đã đến - tôi nhận được quyết định ra viện. Cùng ra với tôi còn 3 người nữa, những bệnh nhân nặng nhất của đợt nhiễm đầu tiên. Tưởng như đã có lúc tuyệt vọng, đầu hàng số phận, vậy mà giờ đây chúng tôi đã chiến thắng SARS. Nhưng người thực sự làm nên chiến thắng đó của chúng tôi là các bác sĩ, y tá của Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Ngày 1/4, khi chia tay với họ, chúng tôi chỉ biết nói lời cảm ơn, nhưng điều đó có lẽ là chưa đủ.

Hôm nay, khi chúng tôi được về nhà, khoẻ mạnh và đoàn tụ cùng gia đình, thì họ vẫn đang ở lại bên những bệnh nhân mới, ngày đêm chiến đấu với kẻ thù giấu mặt.

Phùng Kim Thạch, D1, Trung Tự, Hà Nội.