Trường Sa và Hoàng Sa

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Trường Sa và Hoàng Sa

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Zenzen » Ba T5 27, 2008 9:24 am

Mạn phép trích lá thư của anh Lê Minh Phiếu :(blog  Lê Minh Phiếu)

Thư gửi Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế

   Lê Minh Phiếu

   Một người rước đuốc Olympic 2008

   Nghiên cứu sinh tại Trung tâm Tư liệu và Nghiên cứu Châu Âu và Quốc tế

   Trường Cao học Luật, Đại học Montesquieu – Bordeaux IV

   Avenue Léon Duguit, 33600 Pessac, Cộng hòa Pháp

       Bordeaux, ngày 7 tháng 4 năm 2008

       Ủy ban Olympic Quốc tế

       Château de Vidy

       1007 Lausanne

       Thụy Sĩ

       Attn : Bá tước Jacques Rogge

       Chủ tịch

   Về việc: Đề nghị phi chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008

   Kính thưa Ngài Chủ tịch,

   Trước hết, tôi rất vui mừng và vinh dự thông báo với Ngài rằng, tôi sẽ là một trong số 60 người Việt Nam sẽ rước ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 đi qua Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 29 tháng 4 năm 2008 sắp tới.

   Thưa Ngài, khi được biết tôi đã được chọn để cầm ngọn đuốc Olympic – biểu trưng cho tinh thần thượng võ, cho hòa bình và đoàn kết giữa các dân tộc trên toàn thế giới - lần đầu tiên qua Việt Nam, tôi đã rất vui mừng và tự hào. Thế nhưng, sau khi xem kỹ các bản đồ rước đuốc trên trang web chính thức của Olympic 2008, tôi nhận thấy rằng ngọn đuốc mà tôi sẽ rước không còn là ngọn đuốc của một Olympic trong sáng, mà đã bị chính trị hóa bởi Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

   Trong quá trình phát triển của lịch sử, Việt Nam đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền bởi vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, vì quần đảo này nằm ở phía Nam của vĩ tuyến 17 nên thuộc miền Nam Việt Nam và sau đó thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, theo nguyên tắc kế thừa của các Nhà nước trong luật quốc tế, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có toàn chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.

   Thế nhưng, vào năm 1974, Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Toàn bộ lực lượng quân đội của Việt Nam Cộng hòa canh giữ quần đảo này đã bị quân đội Trung Quốc giết sạch. Kể từ đó đến nay, Nhà nước Việt Nam Cộng hòa và sau đó là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn luôn yêu cầu Trung Quốc trao trả quần đảo Hoàng Sa lại cho Việt Nam.

   Thế nhưng, Trung Quốc chẳng những ngang nhiên không trao trả lại Hoàng Sa cho Việt Nam, mà càng ngày càng có những hành động thách thức chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Trung Quốc đã xây dựng sân bay trên quần đảo Hoàng Sa, mở tuyến du lịch đến quần đảo và mới đây thành lập thành phố Tam Sa để quản lý quần đảo này. Trung Quốc càng ngày càng có nhiều biện pháp để chứng tỏ rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà họ đã xâm lược của Việt Nam kể từ năm 1974.

   Và ngay cả trong lần đăng cai tổ chức Olympic và Paralympic vào năm 2008 này, Trung Quốc cũng không bỏ lỡ cơ hội để chính trị hóa Olympic và Paralympic, lợi dụng việc đăng cai Olympic và Paralympic để, thông qua trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008, đánh lừa với thế giới rằng họ có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa – một quần đảo mà Trung Quốc xâm chiếm của Việt Nam từ năm 1974. Tôi xin chứng minh với Ngài bằng những dẫn chứng sau:

   1. Trên bản đồ rước đuốc Olympic (Phụ lục 1 kèm theo thư này) và bản đồ rước đuốc Paralympic (Phụ lục 2 kèm theo thư này), quần đảo Hoàng Sa được cố tình thể hiện như một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Nhìn vào bản đồ có thể thấy tất cả các tỉnh, khu vực và thành phố của Trung Quốc được thể hiện bằng sắc màu chuyển dần từ tối sang sáng theo chiều từ trên xuống dưới. Các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa (được cố tình phóng to lên trong hình chữ nhật) cũng được thể hiện với kỹ thuật màu sắc như vậy. Thế nhưng các lãnh thổ khác không thuộc chủ quyền của Trung Quốc không dùng kỹ thuật thể hiện màu sắc tương tự như thế.

   Trên thế giới có hàng nghìn hòn đảo và chúng chỉ được thể hiện bởi những dấu chấm nhỏ trên những bản đồ có tỷ lệ xích như vậy. Trên hai bản đồ này có nhiều hòn đảo thậm chí không được thể hiện bằng dấu chấm. Vì vậy, không có một lý do phi chính trị nào có thể được tìm thấy để giải thích tại sao chỉ có duy nhất quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỷ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của bản đồ và được phóng to trong hình chữ nhật như vậy.

   2. Trong bản đồ vẽ cụ thể hành trình cụ thể của ngọn đuốc Olympic trong lãnh thổ Trung Quốc (Phụ lục 3 đính kèm lá thư này), quần đảo Hoàng Sa cũng được phóng lớn lên một cách không thể biện minh được và chỉ có duy nhất các hòn đảo thuộc quần đảo này trong số tất cả các đảo tồn tại trên toàn thế giới được phóng lớn lên như vậy. Quần đảo Hoàng Sa được vẽ với tỉ lệ xích lớn hơn tỷ lệ xích của tất cả các nơi khác và được để trong khung hình chữ nhật. Khung hình chữ nhật này, khi được nhấp chuột vào lại được phóng lớn hơn nữa, chứa đựng bản đồ của quần đảo Hoàng Sa và dòng chữ « South China Sea Islands ».

   Nếu như Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 không muốn chính trị hóa Olympic và Paralympic, không muốn lợi dụng trang web chính thức của Olympic Bắc Kinh 2008 để ám thị với thế giới rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, thì tại sao bản đồ rước đuốc Olympic lại có những thể hiện như vừa nêu trên ?

   Theo quy tắc thứ 51 có tựa đề « Quảng cáo, Thể hiện, Tuyên truyền » của Hiến chương Olympic có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 7 năm 2007 (tại địa chỉ http://multimedia.olympic.org/pdf/fr_report_122.pdf), « Không có bất kỳ hình thức thể hiện hay tuyên truyền về chính trị, tôn giáo hay chủng tộc nào được phép trong một nơi, một vị trí (site) hay địa điểm khác của Olympic »

   Trong một phát biểu của Ngài trên đài phát thanh France 24, Ngài cũng đã viện dẫn quy tắc trên và cho rằng, bất cứ vận động viên nào lợi dụng Olympic Bắc Kinh để làm diễn đàn chính trị sẽ bị trừng phạt.

   Trong cuộc họp báo với Ngoại trưởng Anh Margaret Beckett vào ngày 18/5/2007, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng chỉ trích việc chính trị hóa Olympic Bắc Kinh 2008.

   Như vậy, việc phi chính trị hóa Olympic chẳng những được Hiến chương Olympic ghi nhận, mà cũng được viện dẫn bởi Ngài - người đứng đầu của Ủy ban Olympic Quốc tế, và Ngoại trưởng Trung Quốc.

   Thế nhưng, nghĩa vụ phi chính trị hóa Olympic không thể loại trừ Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008. Vì vậy, việc Ban Tổ chức Olympic dùng website của mình để chính trị hóa, để tuyên truyền cho những mục đích chính trị như đã phân tích trên đây là trái với tinh thần thể thao Olympic, trái với tinh thần mà Ngài và Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là đã vi phạm những quy định của Hiến chương Olympic.

   Theo quy định tại quy tắc 2 của Hiến chương Olympic (Nhiệm vụ và vai trò của Ủy ban Olympic Quốc tế) và quy tắc 36. 3 (thành phần của Cơ quan Điều hành của Ban Tổ chức Olympic), Ủy ban Olympic Quốc tế mà người đứng đầu là Ngài phải chịu một phần trách nhiệm liên quan đến việc chính trị hóa trên.

   Vì thế, bằng thư này, tôi đề nghị Ngài phải có những biện pháp can thiệp nhằm chấm dứt sự chính trị hóa nói trên, bằng việc đề nghị Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008 thực hiện những biện pháp cụ thể bao gồm, nhưng không giới hạn, biện pháp sau :

   - Xóa các nét hình họa nhằm ám thị về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa trên tất cả các bản đồ đăng trên trang web chính thức của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh 2008.

   Với thiện chí của mình, tôi tin rằng, việc thực hiện đề nghị trên của tôi là một dấu hiệu rõ ràng về thái độ phi chính trị hóa một cách thực sự của Ủy ban Olympic Quốc tế, của Ban Tổ chức Olympic Bắc Kinh và của Chính phủ Trung Quốc. Ngược lại, chừng nào trên Bản đồ Rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 và Bản đồ Rước đuốc Paralympic còn có những dấu hiệu chính trị hóa như đã nêu trên thì chừng đó, những quy tắc của Hiến chương Olympic còn bị vi phạm và tất cả những lời kêu gọi phi chính trị hóa trong tình hình chính trị đầy sóng gió cho Olympic Bắc Kinh như hiện nay sẽ không thể nào đủ sức thuyết phục.

   Vì sự minh bạch, tôi xin phép được thông báo với Ngài rằng lá thư này sẽ được sao chép và cùng chuyển cho các cơ quan truyền thông trên thế giới và công bố trước công chúng. Xin Ngài lưu ý rằng không chỉ tôi, mà còn các phương tiện thông tin đại chúng và công chúng đang theo dõi trả lời và phản ứng của Ngài. Tôi cũng xin khẳng định rằng tất cả những gì được viết trong lá thư này là thể hiện quan điểm của riêng cá nhân tôi, không thể hiện quan điểm của bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức hay chính phủ nào của bất cứ quốc gia nào.

   Trong khi chờ đợi sự hồi âm và hành động của Ngài, tôi xin gửi đến Ngài những lời chào trân trọng.

   Lê Minh Phiếu





Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Ansamurai » Hai T5 26, 2008 11:24 pm

Xin chúc mừng anh Lê Minh Phiếu. Mặc dù vẫn chưa biết được hành động của anh đã thực sự tác động đến sự việc lần này không, nhưng việc Trung Quốc đã gỡ quần đảo Hoàng Sa ra khỏi bản đồ rước đuốc! là một thắng lợi mang ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị cho Việt nam.

http://www.x-cafevn.org/node/1020

1. Thứ nhất, phải xuống nước về một tuyên bố về ranh giới lãnh thổ, dù chỉ trong một trường hợp đặc biệt, là một sự mất mặt cho Trung Quốc.

2. Thứ nhì, đó là một sự công nhận là Trung Quốc đã chính trị hoá Olympic.

3. Thứ ba, quan trọng nhất cho Việt Nam, đó là một sự công nhận của Trung Quốc (hay một sự công nhận của Hội Đồng Olympic Quốc Tế và một sự chấp nhận của Trung Quốc) là Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông là lãnh thổ và biển bị tranh chấp (disputed territories). Xưa nay, Trung Quốc luôn phủ nhận là Hoàng Sa là lãnh thổ và biển bị tranh chấp.





Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Kagayaki » Ba T1 22, 2008 10:49 pm

 Em tìm thấy trên mạng một trang web về bản đồ của rất nhiều vùng đất trên thế giới. Thực sự đây là một kho tư liệu rất quý, mà nó đã trở thành nguồn mở, ai trong chúng ta cũng có thể sử dụng nó cho mục đích học tập, nghiên cứu của mình.

 Nói về bản đồ, có thể chúng ta chỉ có những hình dung về đường biên hành chính, đường bình độ, hay những lớp phủ trên bề mặt... Thực sự, bản đồ còn có thể chứa đựng trong nó nhiều hơn thế nữa, đó là thể loại bản đồ theo chủ đề như chính trị, dân tộc, văn hóa...

 Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhất là ở Nhật Bản, ai trong chúng ta cũng đã thấy tận mắt (hay đã sử dụng) công nghệ Navigation(ナビゲーション) được sử dụng trong giao thông, hàng hải hay định vị trong xây dựng. Nhưng công nghệ này bắt nguồn từ đâu, có lẽ ít ai đặt câu hỏi này.

 Tại mỗi vị trí chúng ta đang đứng là một tọa độ A(x, y, z) xác định và duy nhất trên trái đất này. Nhưng tại điểm A này người ta muốn biết nhiều thứ hơn, nếu là bản đồ giấy, chúng ta chỉ biết được một nhóm, một loại thông tin nào đấy, ví dụ như mật độ dân số thôi, hoặc cây trồng hoa màu thôi. Nếu cùng trên một tấm bản đồ giấy mà dồn nén tất cả vào, thì thành ra chẳng hiểu gì cả, đúng không?. Vậy làm thế nào người ta có thể đưa được nhiều thông tin hơn vào cùng một tấm bản đồ?. Và làm thế nào để biết được lịch sử hình thành, phát triển của điểm A đấy?. Sự kết hợp tuyệt vời giữa khoa học Địa lý Trái đất với công nghệ thông tin đã cho ra một hướng đi mới, có tính ứng dụng đến ngạc nhiên, đó là GIS, hệ thống thông tin địa lý (Geographic information system). Nếu xem những tấm bản đồ giấy kia là những lớp pơluy mỏng, trong suốt, thì chúng ta có thể chồng lên nhau vô số thông tin. Và chúng ta có thể tùy ý lựa chọn lớp thông tin muốn dùng. Tiếp theo, thông tin lúc này được chuyển thành dạng số, và chúng ta có thể quản lý vấn đề một cách dễ dàng hơn. Và, để xây dựng một công trình, thì việc đánh giá những tác động của nó đến môi trường là hết sức cần thiết. Việc mô phỏng những công trình như thế hoàn toàn có thể thực hiện được bởi các mô hình toán khí động học kết hợp với GIS...

 Khi GIS kết hợp với công nghệ vũ trụ, cùng với các vệ tinh bay quanh trái đất, chúng ta lại nhận được những dịch vụ định vị như Navigation như đã nói ở trên.

 Bài viết này chỉ muốn giới thiệu đến các bạn một kho tư liệu về bản đồ của trường Đại học Texas, trong đó có những bản đồ cũ của Việt Nam (và cả bản đồ về tranh chấp hải phận South China Sea), giúp các bạn hiểu thêm về thế giới.

 Link http://www.lib.utexas.edu/maps/vietnam.html
*************

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Hai T1 07, 2008 2:55 pm

@Kobukuro:vậy bạn giải thích sao về việc: trong poster của Olympic 2008,TQ đã vẽ HS-TS thuộc TQ và còn phóng to ra nữa chứ


Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Locke Laton » Hai T1 07, 2008 2:17 pm

 to Kobukuro : em nghĩ là bài này của BBC ko có ý nghĩa gì cả vì chủ quyền của 1 quốc gia phải đc các quan chức cao cấp nhất, đc người phát ngôn bộ ngoại giao nói mới có giá trị, còn mấy ông ở tỉnh lẻ thế này nói chẳng có giá trị gì cả. Mà quan chức Hải Nam có dám làm trái những gì bên trên nói không.

 To Assukkiioh : anh cho Link lên đi.

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi assukiioh » Hai T1 07, 2008 1:43 pm

thông tin mới nhận từ YM, chưa xác nhận lại!gửi lên vậy thôi.


Tin moi nhat ! Hiện nay trên Google Earth, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều được ghi chú của Trung Quốc bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Không thấy ghi chú nào có sự hiện diện của Việt Nam ở đó cả. Đây là một âm mưu thâm độc của bọn bành trướng. Câu hỏi đặt ra là thật sự chúng ta đã mất phần lớn vào tay Trung Quốc? Hay nhà cung cấp Google vô tình hoặc cố ý ghi chú như vậy? Hãy loan tin tạo áp lực buộc Google phải gỡ bỏ các ghi chú ngày nếu không chúng ta pải cùng nhau tẩy chay các dịch vụ của nhà cung cấp này. Vì tổ quốc các bạn hãy loan tin !

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Nguyen Thanh Tung » Năm T12 20, 2007 10:15 pm

Hải Nam không có kế hoạch lập Tam Sa?
 
 
Tỉnh Hải Nam của Trung Quốc không có kế hoạch lập thành phố Tam Sa sau những cuộc phản đối tại Việt Nam.
Báo Hong Kong, tờ South China Morning Post hôm 19.12.2007 đăng tin rằng quan chức Hải Nam đã bác bỏ chuyện có việc lập Tam Sa trong nghị trình công việc của họ.

Bài của tác giả Kristine Kwok mang tựa đề "Kế hoạch quy hoạch các hải đảo thành thành phố đã bị bác bỏ” nói “cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Trung Quốc với Việt Nam về các quần đảo tranh chấp nay có diễn biến mới”.

Vẫn theo nguồn tin này, chính quyền địa phương nói họ không có kế hoạch thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa để quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Quan chức chính quyền Văn Xương, tỉnh Hải Nam nói họ chỉ quản lý Tam Á (Sanya), chứ không phải Tam Sa.

Trung ương và địa phương

Vẫn theo tờ báo Hong Kong này, một quan chức khác ở Hải Nam nói họ không nhận được văn bản chính thức gì từ chính quyền trung ương để quy hoạch khu vực nói trên thành một thành phố.

Trên thực tế, vẫn theo nhà báo Kristine Kwok, tin về chuyện Bắc Kinh thông qua kế hoạch lập thành phố Tam Sa để quản lý Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc đầu tiên được truyền thông Việt Nam đăng, sau đó được báo chí tiếng Việt ở hải ngoại tiếp tục đưa.

Trái lại, theo nhà báo này, chưa hề có truyền thông chính ngạch của Trung Quốc đưa tin về chuyện này dù đề tài lập thành phố Tam Sa được bàn thảo rộng rãi trên các chat room và blogs ở Trung Quốc.

Với người Trung Quốc, nhìn chung quyết định như thế đáng ra phải là một “niềm tự hào dân tộc to lớn”.

Nhưng theo South China Morning Post, chỉ có trang web www.voc.com.cn có liên hệ với tờ Nhật báo Hồ Nam là nói rằng thành phố Tam Sa sẽ quản lý một diện tích bằng ¼ nước Trung Quốc.


 Không hề có chuyện đó, chúng tôi chỉ có Tam Á, không có Tam Sa


Một quan chức thành phố Văn Xương

Cũng trang web này nói chính quyền Văn Xương cam kết trong một cuộc họp Đảng rằng họ sẽ nỗ lực vận động cho kế hoạch của Quốc vụ viện Trung Quốc để thay đổi quy chế các quần đảo.

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 18.12 đã không trả lời rõ rằng về chuyện có một kế hoạch như vậy. Người phát ngôn Tần Cương khi được hỏi chỉ nói rằng việc Trung Quốc có các hoạt động trong lãnh thổ của mình là bình thường.

Nguồn tin trong giới nhà báo tại Hà Nội hôm 20.12 thì nói với BBC rằng chuyện Trung Quốc không tiến hành lập Tam Sa là đã rõ ràng và "do sức ép dư luận Việt Nam".

Báo Hong Hong cũng ghi nhận các cuộc tuần hành hôm Chủ Nhật 16.12 tại Hà Nội và TPHCM đã thu hút hàng trăm người và diễn ra theo kiểu cách của lần biểu tình một tuần trước đó.

Tờ báo cũng trích lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh nói rằng vấn đề biên giới vẫn còn là “vết sẹo” trong quan hệ Trung-Việt.

Tuy nhiên theo bài báo, ông Anthony Wong Dong, Chủ tịch Hội Quân sự Quốc tế tại Macau cho rằng đề tài cấp bách hơn các thương của quá khứ là “quyền khai thác nguồn năng lượng trong vùng tranh chấp”.

Ngoài Việt Nam và Trung Quốc thì Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng biển được cả Đài Loan, Philippines, Brunei and và Malaysia cùng tuyên bố chủ quyền.

Nguồn BBC ngày 20 thang 12 năm 2007
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/12/071220_chinahainansanshaplan.shtml


[lol][confused][bones][mad][frown][grin][smile][tongue][wink]

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi thanhtungvn » Năm T12 20, 2007 5:01 pm

Xin cho em có chút ý kiến với ạ. Vì topic về biểu tình đại sứ quán TQ đã bị khóa, em chỉ xin có vài lời rồi rút lui.
Nếu là vi  phạm nội quy của diễn đàn, đáng lẽ admin phải khoá từ đầu rồi mới đúng chứ, tại sao bây giờ anh mới khoá, như vậy có phải làm mọi người thất vọng không?anh cũng đau lòng mà xoá nó đi, có phải anh chịu một sức ép nào không vậy?
Em xin nói thật, đáng lẽ cuộc biểu tình đã diễn ra ngày hôm nay, nhưng theo tình hình, có khả năng nó sẽ bị treo lại một tháng rồi là vô thời hạn?Biểu tình phải đi ngay sau sự kiện thì mới có nhiều ý nghĩa, còn sau này thì còn làm gì nữa?
Hôm nay em thật sự thất vọng quá, liệu rằng các chính trị gia của ta, em không dám nói ai cả, lại có thò tay vào cấm đoán nữa hay không? Cái này mọi người ắt có câu trả lời.
Nếu theo chiều hướng này mà nói, cuộc họp siên tại Osaka tuần tới sẽ đi đến đâu? Em càng ngày càng thất vọng.

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi Portraitpainter » Năm T12 20, 2007 8:35 am

Thầy Hoè đã có thư gửi đến tập thể sinh viên Đông Du về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa. Mọi người có thể đọc nội dung bức thư ở phần trang chủ của trang web.

Re:Trường Sa và Hoàng Sa

Viết bởi bamaguro » Năm T12 13, 2007 2:00 pm

Mọi người ơi,những người con yêu nước ơi
Mình là Bamaguro,cùng 1 số anh em khác,đang có chủ trương sẽ tổ chức biểu tình tại Đại Sứ Quán Trung Quốc vào thứ 2 tuần này(2007/12/17).
Nếu muốn tổ chức biểu tình thành công mình nghĩ chúng ta cần phải làm những việc như sau.
[list]
[1]Tận dụng ngày CN(2007/12/16) là ngày anh em Đông Du tập trung làm 忘年会 để tổ chức phát tờ rơi và kêu gọi anh em
[2]Tổ chức 1 nhóm lo chuẩn bị cờ,băng rôn,biểu ngữ
[3]Cử ra những đại biểu là những người nhiệt huyết,sẽ dẫn đầu,chịu trách nhiệm tập trung những anh em mình biết hoặc sống gần chỗ mình,và cần thiết là 1 người leader biết xử sự đúng mực
[4]1 nhóm lo liên lạc với các cơ quan có chức năng,theo mình nghĩ là 警視庁 và Đại sứ quán Việt Nam để hỏi thủ tục biểu tình cho hợp pháp,nghe nói là ở Nhật cũng có luật biểu tình đấy
[/list]
Mọi người ơi,những người con yêu nước ơi,hay nhanh lên,CN này khi mọi người tập trung tại 忘年会 sẽ là cơ hội đấy

Chúng ta phải hành động,hành động thôi,không thể không hành động được

Hãy gởi mail vào đại chỉ của mình tại trang Web này,nếu cần thì gởi cho mình 1 địa chỉ mail điện thoại,mình sẽ lập 1 mail list tại yahoo để mọi người liên lạc cho tiện vào ngày thứ 2.
Chúng ta phải hành động,hành động thôi,không thể không hành động được
Chờ sự góp sức của mọi người