Câu chuyện biển Đông  

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Câu chuyện biển Đông  

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi TamTokyo » Chủ nhật T8 02, 2009 12:07 pm

Thấy Các Cụ làm ngoại giao hay chưa ?
Trung Quốc tức ói....

Ngư dân Việt Nam được đánh bắt tại ngư trường của Indonesia
Cập nhật lúc 01:35, Thứ Bảy, 01/08/2009 (GMT+7)
,
- Tàu thuyền từ 100-600 tấn của ngư dân Việt Nam sẽ được đánh bắt tại ngư trường của Indonesia nếu treo cờ và thay đổi màu sơn cho đồng màu với tàu cá của Inđônêsia, đồng thời phải đăng ký với cơ quan quản lý biển của nước này.

Tuyên bố trên vừa được đưa ra tại buổi làm việc giữa Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Cục Giám sát nguồn lợi thủy hải sản (Bộ Biển và Nghề cá Indonesia) và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT Việt Nam) về chương trình hợp tác biển và nghề cá giữa hai nước, diễn ra hôm nay (31/7), tại TP.HCM.

Đây là ý tưởng của Cục Giám sát nguồn lợi thủy hải sản (Bộ Biển và Nghề cá Indonesia). Theo đó, cơ quan này muốn có sự hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam với các doanh nghiệp trong ngành khai thác đánh bắt thủy hải sản của Indonesia.

Indonesia còn cho phép các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản tại nước này và sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan… Phía Indonesia cũng ngỏ ý muốn thành lập một hiệp hội doanh nghiệp ngành đánh bắt, chế biến thủy hải sản giữa hai nước.

Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với sự hợp tác này, ngư dận Việt Nam có thế đánh bắt ở những ngư trường có sản lượng lớn mà Indonesia đang quản lý.

Bởi, Indonesia có chế độ bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và luật bảo vệ biển rất nghiêm ngặt, đồng thời sẽ hạn chế tình trạng ngư dân hai bên khai thác trái phép, ảnh hưởng đến nguồn lợi biển.

Tuy nhiên, vướng mắc trước mắt là nhiều tàu đánh bắt của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của Indonesia. Ngoài ra, phía Indonesia quy định hải sản đánh bắt không được phép chở về Việt Nam, trong khi giá thủy hải sản tại nước này lại rẻ hơn tại Việt Nam, gây thiệt hại cho ngư dân đánh bắt.

Ông Vĩnh cho rằng, phương án tốt nhất là chở cả về Việt Nam chế biến, bán ở thị trường trong nước giá tốt hơn. Thời gian tới, cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp trong ngành đánh bắt, chế biến thủy hải sản nhằm xây dựng một đề án hợp tác lâu dài với Indonesia.

Trước đây, Bộ NN&PTNT đã ký văn bản ghi nhớ với Bộ Biển và Nghề cá Indonesia về vấn đề này.

Ca Hảo
Nguồn: Vietnamnet

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi TamTokyo » Chủ nhật T8 02, 2009 12:03 pm

Chiến hạm của mình đây .


Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Ansamurai » Sáu T7 31, 2009 12:49 pm

Lâu ngày quá ôn bài lại một chút nhé.

Tương lai chính sách Mỹ ở Biển Đông

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090728_rehman_commentary.shtml

Năm 2009 được đánh dấu bằng thái độ mạnh bạo hơn của Trung Quốc cả về ngoại giao và quân sự trên Biển Đông.


Trung Quốc đang biểu dương sức mạnh trên Biển Đông

Tranh chấp Trường Sa tái trỗi dậy phủ mờ quan hệ Trung Quốc – Philippines, và các ngư dân Việt Nam thường bị các tàu tuần tiễu Trung Quốc thu gom vì “đánh cá trong vùng biển Trung Quốc”.

Các công ty Anh, Mỹ đã chịu sức ép rút khỏi hoạt động kinh doanh năng lượng ngoài biển với Việt Nam. Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động hải quân, tăng gấp đôi số lượng tuần tra quanh Hoàng Sa và Trường Sa còn tranh chấp. Và khi tàu Mỹ USNS Impeccable bị tàu Trung Quốc đe dọa trên vùng biển quốc tế tháng Ba, vụ này đã trở thành tin đi đầu trên thế giới. Thực tế đây không phải là vụ riêng lẻ mà nằm trong một loạt va chạm trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.

Làm sao giải thích sự mạnh bạo hơn của Trung Quốc? Theo tôi, có hai lý do chính.

Đầu tiên, như báo cáo hàng năm mới nhất của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc dự báo, hiện đại hóa của quân Trung Quốc đã giúp nước này có vị thế tốt hơn nhiều trong vùng, và vì lẽ đó đẻ ra sự tự tin hung hăng hơn trong vấn đề bảo vệ đòi hỏi chủ quyền đại dương.

Thứ hai, có thể Bắc Kinh đang muốn thử thách chính quyền Obama, các vụ khiêu khích là để đánh giá “độ rắn” của tổng thống Mỹ. Có thể quá sớm để nhìn thấy mô típ, nhưng vụ tàu USNS Impeccable incident có nhiều điểm tương tự với va chạm máy bay do thám EP-3 tháng Bảy 2001. Cả hai xảy ra bên ngoài căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Hải Nam, và đều diễn ra trong những tháng đầu tiên của tân chính phủ Mỹ.

Phản ứng của Obama

Chính phủ Obama chứng tỏ vừa cứng lại cũng thận trọng trong đối phó với Trung Quốc. Sau vụ tàu USNS Impeccable, Mỹ nhanh chóng đưa tàu chiến ra hộ tống các tàu khảo sát ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại hai quân đội để ngăn sự tái diễn thường xuyên.

Từ đó đến nay, trước sự bực bội của những thành phần diều hâu trong quân đội Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động khảo sát cả trên biển và trên không, bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. Như vậy, sự áp dụng nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Trung Quốc mâu thuẫn trực tiếp với sự bảo vệ tự do đi lại của Mỹ.

Bỏ qua những mắc míu pháp lý, thực tế là Trung Quốc trong lịch sử đã xem Biển Đông không khác gì “một cái hồ của Trung Quốc”, và nay có khả năng quân sự - ngoại giao để tiến tới thực hiện chiến lược địa chính trị một cách tự tin hơn.

Hoa Kỳ, nước đã dần dà giảm lực lượng hải quân trong vùng, và trong mắt các chiến lược gia Trung Quốc là có vẻ thể hiện dấu hiệu “quá tải của đế quốc” tại Iraq và Afghanistan, không khơi gợi sự kính nể như đã từng.

Nhưng điều này có thể sắp thay đổi. Sự triệt thoái khỏi Iraq và tập trung cho Afghanistan khiến Mỹ có thể tập trung hơn cho các điểm nóng quốc tế.

Cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ cho thấy tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề lớn cho chính quyền Obama. Tại đó, các viên chức bộ ngoại giao và quốc phòng liên tục nêu bật đe dọa mà sự cứng rắn quân sự của Trung Quốc đem đến cho ổn định vùng. Tất cả có vẻ đều ủng hộ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” hiệu quả hơn.

Cây gậy, là vì Hoa Kỳ rõ ràng thể hiện họ sẽ không dung thứ cho sự quấy rối tàu của nước này bên trong Vùng EEZ của Trung Quốc. Cà rốt, là vì chính quyền Obama muốn tái thiết lập đối thoại với Trung Quốc, cũng như phục hồi đối thoại quân đội song phương mà đã bị tạm ngừng năm 2008.

Trong phiên điều trần ở Washington DC, các viên chức Mỹ tái khẳng định sự trung lập trong tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng không thừa nhận nền tảng pháp lý mà Trung Quốc đặt ra cho tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Việt Nam và Philippines. Hai nước này (Việt Nam, Philippines) công khai nhắc tới nhau như bạn bè và đối tác chiến lược trong vùng, một chuyện mà với Việt Nam là điều mới mẻ.

Thế cân bằng nhạy cảm

Hoa Kỳ đối diện thách thức vừa phải xoa dịu sự bất an của các nước châu Á mà cũng phải duy trì quan điểm trung lập trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Cho tới nay, chiến lược của Trung Quốc là đối phó với từng nước một ở Đông Nam Á, với hy vọng làm các nước khuất phục. Washington cần tăng nỗ lực làm cân bằng sân chơi ngoại giao bằng cách buộc Bắc Kinh ngồi xuống với cả khối Asean để tìm sự đồng thuận. Thật không may, tranh cãi lâu dài giữa Việt Nam, Philippines và Malaysia khiến đồng thuận trong tương lai gần có vẻ khó thành hình.

Ta có thể tưởng tượng trong những năm sau này, các viên chức ngoại giao Mỹ sẽ kín đáo thúc đẩy việc dàn xếp tranh chấp giữa các nước trong Asean, hy vọng là làm như vậy sẽ đưa các nước thành viên đến với một giải pháp chung. Lý tưởng nhất, giải pháp ấy cần xây dựng trên Tuyên bố Hành xử Biển Đông của Asean năm 2002.

Chính sách của Mỹ với Biển Đông sẽ tiếp tục là hành động cân bằng tế nhị, giữa biểu đạt cứng cỏi công khai và những nỗ lực ngầm nhằm tái lập đối thoại, giữa tuyên bố trung lập và những nỗ lực củng cố đoàn kết Đông Nam Á trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Với người ngoài, chính sách ấy có vẻ rối rắm phức tạp, nhưng có một điều đã được làm rõ: nếu Trung Quốc đã hy vọng gây bất ổn cho chính quyền Mỹ bằng những hành động nắn gân, thì họ đã thất bại.

Ít nhất vào lúc này, Biển Đông chưa chứng tỏ dấu hiệu trở thành ao hồ của Trung Quốc.

Iskander Rehman  có bằng thạc sĩ Chính trị học ở Viện Chính trị học tại Paris, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở CERI (Centre d'Etudes et de Recherches Internationales) tại Paris. Ông hiện làm luận án về Chiến lược Biển của Ấn Độ. Bài viết này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.



Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi aokuma159 » Tư T6 10, 2009 4:59 pm

bọn bành trướng càng lúc càng khốn nạn,xin lỗi em ức chế quá [angry]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Ansamurai » Tư T6 10, 2009 1:29 am

Đọc mà thấy bực cả mình, biển của mình mà không có thuyền để bảo vệ.

Bảo vệ ngư dân ở Biển Đông

Việt Nam có lẽ từ lâu đã biết rằng chơi với các 'ông lớn' bao giờ cũng phức tạp. Và ông lớn càng ở gần mọi chuyện có vẻ càng phức tạp hơn.



Mới đây đại sứ Việt Nam ở Mỹ viết thư cho các dân biểu Hoa Kỳ để cá tra và cá basa của Việt Nam có thể được vào thị trường Mỹ mà không chịu chế độ kiểm tra ngặt nghèo.

Nay Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị đại sứ Trung Quốc để cho ngư dân Việt Nam được quyền đánh cá trong vùng biển 'của Việt Nam'.

Báo Mỹ, The New York Times, hồi đầu tháng này cũng nhắc tới tranh chấp trên 'Biển Nam Trung Hoa' và coi đây là điều nguy hiểm hơn cả vấn đề Bắc Triều Tiên ở vùng Đông Bắc Á.

Họ nhắc chuyện Việt Nam bỏ ra hơn hai tỷ đô la để mua sáu tàu ngầm và 12 máy bay chiến đấu SU-30 của một nước lớn khác là Nga, và bình luận:

''Điều này cho thấy bất chấp nhu cầu có quan hệ kinh tế tốt với Trung Quốc, Việt Nam không có ý định để mặc những tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc''

Cơm áo gạo tiền

Nhưng đối với người dân Việt Nam, cái nhìn đơn giản hơn những quan điểm địa chính trị.

Nhiều ngư dân than phiền với truyền thông trong nước và nước ngoài rằng họ mất miếng cơm manh áo khi Trung Quốc cấm đánh cá vào đúng mùa cá.

Một số người nói họ vẫn ra biển bất chấp nguy cơ bị đuổi bắt hoặc xử phạt.

Một chủ tàu nói với báo Thanh Niên: ''...Ở nhà thì lấy gì mà trang trải cuộc sống! Chúng tôi vẫn phải ra biển, cũng phải đánh bắt thôi, tới đâu hay tới đó.''

Một nữ chủ tàu khác nói, vẫn với Thanh Niên: ''Mỗi chuyến ra biển của chúng tôi hiện nay chỉ mong đủ tiền mua gạo là may rồi...lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc khiến chúng tôi khó khăn thêm.''

Nói chuyện với BBC hôm 8/06, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản của Việt Nam, ông Chu Tiến Vĩnh nói:

''Cục có đưa ra khuyến cáo với bà con ngư dân, thứ nhất là việc Trung Quốc tuyên bố như vậy là vi phạm chủ quyền của Việt Nam

''Thứ hai là vùng biển Việt Nam quản lý bà con ngư dân vẫn khai thác bình thường, không vấn đề gì.''

Ranh giới

Tuy nhiên ông Chu Tiến Vĩnh cũng cảnh báo ngư dân 'lưu ý ở vùng giáp ranh', những nơi mà tàu thuyền có thể vì sóng, gió trôi dạt sang bên ''mà bạn quản lý''.

Cách gọi "bạn" của ông khi nhắc đến Trung Quốc phản ánh một sự thực nữa là quan hệ hai đảng cầm quyền vẫn là tình đồng chí.

Báo Việt Nam nói Trung Quốc cấm đánh cá từ ngày 16 tháng Năm tới ngày 1 tháng Tám tại vùng biển ''kéo dài từ 12 độ vĩ Bắc lên trên 20 độ vĩ Bắc, tức từ vùng biển Trường Sa, Hoàng sa của Việt Nam đến đảo Hải Nam của Trung Quốc''.

Khi được hỏi liệu các ngư dân có biết đâu là ranh giới giữa vùng biển của Việt Nam và Trung Quốc không, ông Vĩnh nói:

''Sao họ không biết được, từ xưa tới nay họ biết cả...chủ quyền Việt Nam bất cứ người Việt Nam nào cũng biết cả, biết là quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam, quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.''

Nhưng ông Vĩnh thừa nhận cũng ''có thể vi phạm lẫn nhau'' ở đường phân định giáp ranh nhưng ông nói đây là "chuyện bình thường".

Việc quan chức nhà nước cố làm nhẹ đi chủ đề lãnh hải với Trung Quốc như khác với những gì dư luận trong và ngoài nước, kể cả một phần báo chí chính thức của Việt Nam sục sôi bàn thảo.

Vị cục trưởng cũng giải thích trong vùng biển Việt Nam có luồng hàng hải quốc tế và trong quá khứ đã có những lần tàu đánh Việt Nam bị tàu 'nước ngoài' đâm.

Ông nói Việt Nam khuyến cáo người dân báo cho các cơ quan chức năng biết đặc điểm nhận dạng của tàu nước ngoài trong trường hợp xảy ra sự cố để có thể tìm tung tích.

Lực bất tòng tâm?

Ngay từ khi Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm cách đây hơn một tháng, Việt Nam đã lên tiếng phản đối.

Nhưng trong khi Bắc Kinh đưa những tàu lớn tới giám sát việc thực thi lệnh cấm trên cả vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc chủ quyền của họ, Hà Nội không có vẻ có hành động đi kèm với những tuyên bố phản đối.

Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Chu Tiến Vĩnh thừa nhận: ''Điều kiện của Việt Nam khó khăn hơn Trung Quốc cho nên lực lượng ra không thể tương đồng được''.

Các ngư dân cũng nói với báo trong nước ''dường như chúng tôi chỉ thấy tàu lạ của các nước canh chừng, chẳng may khi xảy ra sự cố gì đó, cần tàu cứu hộ của ta giúp, thì cũng tốn khá nhiều thời gian.''

Ngư dân Trần Anh Dũng nói với Thanh Niên: ''Cũng vì sự hiện diện quá hiếm hoi của lực lượng tuần tra, bảo vệ của Việt Nam nên đôi khi tàu nước ngoài có những hành động thái quá như sách nhiễu khi kiểm tra, đánh đập ngư dân,... thậm chí còn bắt người, thu giữ sản phẩm, phương tiện một cách trái phép.''

Vụ bị Trung Quốc cấm đánh cá đặt ra câu hỏi về mối liên hệ giữa quyền lợi của ngư dân và chủ quyền của Việt Nam với cách nhà nước nhìn nhận vị trí thực sự của mối quan hệ với Trung Quốc.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090605_sea_restrictions.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Ansamurai » Năm T4 30, 2009 2:10 am

VN sẽ đăng kí ranh giới ngoài thềm lục địa đúng hạn


- Chỉ còn hai tuần nữa, thời hạn đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục địa sẽ đến (ngày 13/5). Việt Nam đang gấp rút chuẩn bị để nộp đăng kí đúng thời hạn. Dự kiến, Việt Nam sẽ nộp báo cáo trước thời hạn 1 tuần - Vụ trưởng Vụ Biển, Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Nguyễn Quang Vinh cho biết.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình nghiên cứu và đang trao đổi với các nước láng giềng để phối hợp làm và nộp văn bản lên Liên hiệp quốc.

"Việt Nam chủ trương bảo vệ quyền của mình trên thềm lục địa trên cơ sở xem xét quan điểm của các bên lên quan. Việt Nam mong muốn cùng các bên liên quan trao đổi, thảo luận và hợp tác",ông Vinh nói.

Thời gian qua, Việt Nam đã chủ động liên hệ cùng các nước láng giềng có chung đường biên giới trên biển để trao đổi về việc đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục địa.

Đến nay, Việt Nam đã cùng thỏa thuận với Malaysia viết báo cáo chung lên Liên hiệp quốc. Việt Nam đã mời Brunei tham gia cùng hai nước trong quá trình này. Và mới đây, Brunei đã mong muốn cùng tham gia, Việt Nam và Malaysia đang xem xét cùng hợp tác.

Philippines cho biết không nêu khu vực chồng lấn với Việt Nam trong báo cáo của mình, xem đây là khu vực bảo lưu, sẽ có báo cáo sau. Lãnh đạo Philippines cam kết sẽ không phản đối báo cáo của Việt Nam.

Với Trung Quốc, nước này phản đối tất cả các nước trong khu vực về báo cáo biên giới ngoài thềm lục địa, không chỉ riêng Việt Nam.

"Dù khó khăn, nhưng Việt Nam sẽ nỗ lực và đang gấp rút để hoàn thành báo cáo đăng kí với Liên hiệp quốc trước thời hạn 1 tuần"Vụ trưởng Vụ Biển, Ban Biên Giới khẳng định.

Tuy nhiên, theo ông Vinh, việc đăng kí này không có giá trị phân chia thềm lục địa. Đó thuần túy chỉ là các kết quả khoa học về địa chất và các thông số về thềm lục địa của các nước.

Căn cứ vào các nghiên cứu này, các nước sẽ dự kiến mở rộng thềm lục địa của mình, từ ngoài 200 hải lý tới 350 hải lý, căn cứ theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc. Tổ chức này sẽ có một ủy ban xem xét chấp nhận các đăng kí này ra sao.

Biển Đông được các luật gia và chiến lược gia trên thế giới đánh giá là khu vực tiềm tàng xung đột, điểm nóng dễ bùng nổ trên thế giới. Tranh chấp trên Biển Đông là tranh chấp phức tạp nhất với 5 nước 6 bên, đồng thời ở bình diện rộng nhất trên thế giới. Do đó, có được đường ranh giới trên biển hòa bình, ổn định và lâu dài được xem là ưu tiên của Chính phủ Việt Nam.

Hoàng Phương - Đoàn Quý

http://www.viet-studies.info/kinhte/DangKyRanhGioi_VNN.htm

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Ansamurai » Năm T4 30, 2009 2:06 am

hihi, hay lắm VN ơi!

VN nói về việc bổ nhiệm chủ tịch Hoàng Sa



Ngay trong ngày Trung Quốc phản đối Việt Nam về việc bổ nhiệm chủ tịch huyện đảo Trường Sa, Hà Nội lên tiếng nói đây là việc làm "đúng pháp luật".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói với các phóng viên: "Quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được khẳng định nhiều lần".

"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này."

"Việc bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và là việc làm bình thường, được tiến hành từ nhiều năm qua."

Hôm thứ Ba 28/04, Trung Quốc đã chính thức phản đối việc chính quyền thành phố Đà Nẵng bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa hai ngày trước đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố việc bổ nhiệm ông Ngữ là "bất hợp pháp và không có giá trị".

Bà nói Trung Quốc đã chuyển cho Việt Nam biết về quan điểm của mình trong vấn đề này.

Tân Hoa Xã trích lời bà Khương Du tái khẳng định rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi" đối với quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, và các vùng biển phụ cận.

Theo lời người phát ngôn Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc "không có tranh chấp" xung quanh quần đảo này.

Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn Hoàng Sa sau trận thủy chiến ngày 19/01/1974 với hải quân Việt Nam Cộng hòa.

Mới đây, người ta đã phát hiện ra một sắc chỉ cổ từ thời nhà Nguyễn có liên quan tới quần đảo Hoàng Sa.

Tân Chủ tịch Hoàng Sa khi nhậm chức đã tuyên bố ông sẽ "tiếp tục cùng toàn dân cả nước đấu tranh để khẳng định chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam".

Tháng Năm này, một cuốn sách mang tên 'Quần đảo Hoàng Sa không thể nhượng quyền của VN' dày 400 trang do nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương thực hiện theo đặt hàng của chính quyền TP Đà Nẵng cũng sẽ được xuất bản.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090429_paracels_viet_reax.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Hai T3 23, 2009 11:46 am

Tờ Hoàn Cầu Thời báo tại Trung Quốc trong số mới nhất 18/3 vừa có bài của tác giả Đới Hy kêu gọi thiết lập căn cứ quân sự tại Trường Sa. BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị.

Bài bình luận có tựa đề "Quân đội của chúng ta cần thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Sa để bảo vệ việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải" bắt đầu bằng nhận định rằng nguyên tắc nền tảng của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ là 'Gạt bất đồng để cùng phát triển'.

"Tuy nhiên, với tình hình hiện tại Nam Hải (Biển Đông), chúng ta đã luôn luôn 'gạt bất đồng' nhưng chưa đủ nỗ lực trong tham gia 'cùng phát triển'.

Không giống Philippines hay một số nước khác tìm phương cách luật pháp để xung đột với Trung Quốc, nhiều quốc gia lại dùng các biện pháp kín để lặng lẽ rút dần tài nguyên từ quần đảo Nam Sa (Trường Sa).

Chúng ta chỉ có thể đạt được một sự công nhận (chủ quyền) rõ ràng nếu thúc đẩy phát triển và khai thác nguồn tài nguyên ở Nam Hải.
Trung Quốc vẫn chưa có một giếng dầu hay mỏ khí nào ở Nam Hải

Theo ước tính của các cơ quan chức năng, trữ lượng dầu khí của khu vực bồn trũng chính ở Nam Hải là hàng chục tỷ tấn. Vào cuối thập niên 1990, các nước láng giềng đã hợp tác cùng các tập đoàn dầu khí quốc tế để khoan hơn một ngàn giếng trong vùng biển Nam Sa, phát hiện hơn 200 điểm có dầu khí và khai thác hơn 180 mỏ.

Năm 1999, sản lượng dầu hàng năm của các nước này đạt trên 40 triệu tấn và sản lượng khí đốt là 31 tỷ mét khối, tức lớn hơn sản lượng dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc là 2,5 và 7 lần.

Tin cho hay, một nước chiếm nhiều đảo của Trung Quốc tại Nam Sa nhất đã chia vùng biển quanh quần đảo này thành hàng trăm lô mời thầu và tiếp tục ký hợp đồng với Hoa Kỳ, Nga, Pháp, Anh, Đức cùng các nước khác để thăm dò và khai thác dầu khí.

Mỗi năm, nước này thu nhập hơn 10 tỷ đôla từ dầu khí. Vào cuối 2004, Việt Nam đã xây đường băng trên đảo Trường Sa để phi cơ loại vừa có thể hạ cánh.

Vậy mà Trung Quốc vẫn chưa có lấy một giếng dầu hay mỏ khí nào hoạt động tại Nam Hải.

Một số nguồn tin trong ngành nói đó là vì hệ thống quyền lực cục bộ giữa giới chức trung ương và địa phương.
Tương lai của Trung Quốc nằm tại các vùng biển đảo

Không chú ý đúng mức tới các vùng biển đảo sẽ dẫn tới hậu quả trầm trọng. Chúng ta đã có bài học sâu sắc trong lĩnh vực này.

Tới nay, các xung đột và tranh chấp trong Đông Hải và Nam Hải, cùng khủng hoảng qua eo biển Đài Loan tiếp tục làm mỗi con người Trung Quốc day dứt.

Nói tương lai Trung Quốc nằm trong các vùng biển đảo là không hề phóng đại.

Không có nguồn lợi biển và không bảo đảm an ninh được cho các tuyến giao thương hàng hải, Trung Quốc sẽ dựa vào đâu để mà hồi sinh?

Tất cả chúng ta cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc phát triển Nam Hải. Cần chạy đua với các nước láng giềng, áp dụng các chính sách ưu đãi đặc biệt, khuyến khích các địa phương và các công ty, các cá nhân để phát triển và khai thác nguồn dầu khí; nhằm tăng khí thế của toàn dân trong việc khai thác Nam Hải.
Thiết lập căn cứ quy mô lớn tại Nam Hải

Nguồn tài nguyên Nam Hải không chỉ giới hạn trong dầu và khí đốt, bởi vậy việc phát triển Nam Hải cần được hoạch định với tính toán và sử dụng các biện pháp đa dạng, cân nhắc mọi yếu tố.

Phát triển dầu và khí đốt phải là hoạt động chính trong bước tiếp theo.

Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Nam Hải, nơi mà vị trí chiến lược của tuyến hàng hải quốc tế phải được sử dụng để cung cấp các dịch vụ toàn diện cho các tàu của Trung Quốc và nước ngoài.

Căn cứ này sẽ là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc trên thế giới.

Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch dịch vụ vv.. được thiết lập, nó sẽ trở thành động lực kinh tế to lớn cho tỉnh Hải Nam và cả nước.

Khi đã có quan tâm lợi ích của cả nước, sự tham gia của hải quân là điều tất yếu.

Song song với việc phát triển nguồn tài nguyên Nam Hải, cần thiết lập căn cứ (quân sự) trên quần đảo Nam Sa, với các cơ sở dành cho máy bay, trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở đây sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự... không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của toàn Nam Hải mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội.

Tác giả Đới Hy là đại tá không quân và là một nhà bình luận có tiếng về các vấn đề chiến lược. Tờ Hoàn cầu Thời báo là ấn bản bổ sung của cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc - Nhân dân Nhật báo, ra mỗi tuần hai lần bằng tiếng Trung.

nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/03/090322_china_military_spratlys.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Admin » Chủ nhật T3 22, 2009 1:45 am

Một tài liệu quan trọng khẳng định chủ quyền VN ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa

(LĐ) - Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền về biển Đông với Trung Quốc, bên cạnh khía cạnh pháp lý và luật pháp quốc tế thì vấn đề chứng cứ lịch sử là rất quan trọng.

Điều này lại càng trở nên cực kỳ quan trọng khi phải đối thoại với Trung Quốc - là một nước có truyền thống lưu trữ và khảo cứu thư tịch cổ rất lâu đời, với trình độ rất cao. Theo đó, việc tìm kiếm các tài liệu bằng chứng trên thư tịch cổ trong các kho lưu trữ trong và ngoài nước không bao giờ đủ và không bao giờ thừa.

Bên cạnh các tài liệu do người VN biên soạn (hiện đang lưu trữ trong và ngoài nước) thì các tài liệu do người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc biên soạn lại càng quan trọng, vì ở đó nó là bằng chứng hùng hồn nhất trong vấn đề chủ quyền tại biển Đông. Một khi tìm được các bằng chứng từ phía Trung Quốc, về việc họ không xác nhận chủ quyền tại biển Đông thì việc xem xét vấn đề trên bình diện pháp lý trở nên thuận lợi.

Mới đây, từ các bức ảnh do PGS-TS Đinh Khắc Thuân cung cấp, PGS-TS Ngô Đức Thọ phát hiện ra rằng, đây là bằng chứng chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Đó là cuốn An Nam đồ chí của soạn giả Đặng Chung. Cuốn sách này được biên soạn "căn cứ theo bản sao ở Thuật Cổ Đường của họ Tiền". Thuật Cổ Đường là tên thư viện của Tiền Đại Hân - nhà khảo chứng học nổi tiếng đời Thanh. Họ tên soạn giả An Nam đồ chí được ghi cuối bài tựa: Phân thủ Quảng Đông Quỳnh Nhai Phó Tổng binh Ôn Lăng Đặng Chung (Phó Tổng binh trấn thủ châu Quỳnh Nhai, tỉnh Quảng Đông là Đặng Chung, người huyện Ôn Lăng).

An Nam đồ chí là một tập sách bản đồ có các khảo chú về toàn quốc và các địa phương của VN. Một nội dung như vậy là một tài liệu tham khảo sử địa học quan trọng, mà giới nghiên cứu VN cả trong nước và quốc tế cho đến nay chưa từng trích dẫn hoặc biết tới. Niên đại soạn sách ghi sau bài tựa càng là một giá trị quý hiếm: Vạn Lịch Mậu Thân thanh minh nhật. Vạn Lịch (1573-1620) là niên hiệu Vua Minh Thần Tông, năm Mậu Thân Vạn Lịch là năm 1608, cách nay đúng 401 năm.

An Nam đồ chí là thư tịch bản đồ đầu tiên của Trung Quốc ghi tên cửa biển Đại Trường Sa trong tờ bản đồ vẽ nước An Nam - tức VN.

PGS-TS Ngô Đức Thọ kết luận: "Bất cứ vì lý do gì, việc một viên quan binh của nhà Minh giữ chức Phó Tổng binh châu Quỳnh Nhai (tức đảo Hải Nam) ghi tên Cửa biển Đại Trường Sa của VN trên bản đồ An Nam, chứng tỏ người Trung Hoa từ trước và từ triều Minh, triều Thanh đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc VN".

Về tài liệu nước ngoài, TS Nguyễn Nhã có một phát hiện đặc biệt quan trọng, khi ông tiếp cận bản đồ An Nam đại quốc họa đồ -, do Giám mục Taberd vẽ năm 1838. Tấm bản đồ nằm trong cuốn từ điển được in ấn, nên nó không phải là độc bản mà mức độ phổ biến rộng rãi, đến được với nhiều người - đặc biệt là giới học giả (đối tượng sử dụng chủ yếu của cuốn từ điển này). Trên bản đồ, quần đảo Hoàng Sa được viết bằng chữ "Cát Vàng". Và điều đặc biệt nhất là, bản đồ có ghi tọa độ và khi đối chiếu với số liệu hôm nay thì hoàn toàn trùng khớp. Đây là bản đồ cổ duy nhất có ghi tọa độ và cũng là bản đồ cổ duy nhất có xác định tọa độ của Hoàng Sa.

Ngoài ra, trên tập san The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI cũng đã đăng bài của giám mục Taberd, xác nhận Vua Gia Long đã thân chinh vượt biển đến Hoàng Sa vào năm 1816 và long trọng treo cờ, chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels (Hoàng Sa, Cát Vàng)...

Hai tấm bản đồ do những người nước ngoài vẽ thực sự là một minh chứng hùng hồn về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển: Thư tịch và bản đồ cổ của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đều phản ánh một thực tế hết sức hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam.

Phải khẳng định một cách tuyệt đối rằng lịch sử thực thi chủ quyền của VN ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách nhà nước, phát triển liên tục, rõ ràng, muộn nhất là từ đầu thế kỷ XVII (dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và qua các thế kỷ XVIII (dưới thời các chúa Nguyễn tiếp theo và vương triều Tây Sơn), XIX (dưới thời các vương triều Nguyễn) và cho mãi đến những năm đầu của thế kỷ XX vẫn chưa hề gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào". C.T ghi


Biển Đông có vị trí địa chiến lược, địa kinh tế cực kỳ quan trọng và là yết hầu kinh tế của toàn bộ khu vực Đông Á. Biển Đông là nơi giao nhau của nhiều tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, nối liền Âận Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển Đông rộng 6,2 triệu kilômét vuông, hàng ngày có khoảng 400 tàu lớn qua đây, khoảng 25% mậu dịch và 1/2 lượng dầu tiêu thụ của thế giới qua biển Đông. Khoảng 80% dầu thô của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Đông, Châu Phi và các nước ASEAN đều đi qua biển Đông. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, phốtphát và nhiều khoảng sản quý hiếm.
Nguồn: PGS-TS Lê Văn Cương


http://www.laodong.com.vn/Home/Hai-ban-do-quy-khang-dinh-chu-quyen-Viet-Nam-o-Truong-Sa-va-Hoang-Sa/20093/130720.laodong

Re:Câu chuyện biển Đông  

Viết bởi Admin » Sáu T3 20, 2009 11:31 pm

Chủ quyền VN ở vùng Nam Côn Sơn, Tư Chính, Vũng Mây

Bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận, Trung Quốc vẫn có yêu sách đối với vùng này. Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này cũng hoàn toàn không có cơ sở.

Năm 1992, Trung Quốc ký hợp đồng thăm dò dầu khí ở vùng Tư Chính – Vũng Mây với công ty Crestone. Năm 1994, Trung Quốc phản đối hợp đồng dầu khí giữa Việt Nam và Mobil ở vùng Thanh Long với lý do vùng này thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2007, Trung Quốc gây áp lực buộc BP ngưng hoạt động trong dự án dầu khí có vốn đầu tư 2 tỷ USD với Việt Nam ở hai vùng Mộc Tinh, Hải Thạch. Các vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch nằm trong bồn trũng Nam Côn Sơn.


Bản đồ 1: Bản đồ vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn (Nam Con Son Basin). Vùng Thanh Long nằm trong lô 05-1B. Vùng Mộc Tinh nằm trong lô 05-3. Vùng Hải Thạch nằm trong lô 05-2. Vùng Lan Tây, Lan Đỏ nằm trong lô 06-1. Các vùng này nằm ngoài vùng lãnh hải của các đảo Trường Sa. Vạch chấm đen là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông.

Tháng 7 năm nay, Trung Quốc gây áp lực với ExxonMobil yêu cầu không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn.

Ngày 12/11 năm nay, Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc tuyên bố dự án có vốn 29 tỷ USD để khảo sát và khai thác Biển Đông, trong cả những vùng biển hiện đang nằm trong tình trạng tranh chấp.

Thái độ và hành động nói trên của Trung Quốc đã gây thiệt hại cho kinh tế và đe doạ nền độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam. Thế nhưng, những thái độ và hành động đó lại không dựa trên một cơ sở nào của luật biển quốc tế.

Bài viết này sẽ chứng minh sự không có sơ sở đó theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS – United Nations Convention on the Law of the Sea).

Chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam theo luật quốc tế

Trong sự kiện Trung Quốc phản đối và đe dọa BP vào năm 2007 và ExxonMobil vào năm 2008, nhiều người hiểu lầm rằng thái độ và hành động đó của Trung Quốc là sự tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thật ra, theo luật quốc tế, giả sử như Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp đi nữa, thì vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm ở phía bắc ranh giới với Indonesia vẫn thuộc về Việt Nam.

Nói cách khác, sự xác lập chủ quyền của một nước nào đó trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nếu có, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.

Chủ quyền đối với khu vực này, dù cho chủ quyền trên quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa có là của bất cứ nước nào, cũng thuộc về Việt Nam, chiếu theo các quy tắc của luật biển quốc tế.

Trên thực tế, yêu sách của Trung Quốc đối với vùng này hoàn toàn sai với luật quốc tế. Chính sự hiểu lầm như đã nói trên, dù vô tình hay cố ý, đã che khuất đi phần nào sai trái của Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền đối với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn.


Bản đồ 2: Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Các hình tròn đen là lãnh hải 12 hải lý của các đảo trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dựa trên bản đồ của PetroVietnam.

Theo Điều 57 và 76 của UNCLOS, các quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế rộng tối đa là 200 hải lý từ đường cơ sở và một vùng thềm lục địa nếu địa lý đáy biển cho phép thì có thể rộng tối đa là 350 hải lý từ đường cơ sở hay 100 hải lý từ độ sâu 2500 mét.

UNCLOS cũng quy định là nếu có tranh chấp, trong trường hợp vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của hai quốc gia chồng lấn lên nhau, thì tranh chấp phải được giải quyết một cách công bằng (Điều 74 và 83).

Có hai nguyên tắc được dùng để đo lường sự công bằng này trong tập quán luật quốc tế và ngoại giao, đó là đường trung tuyến và tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan. Khi xét xử tranh chấp biển, Toà án Công lý Quốc Tế (International Court of Justice) thường bắt đầu bằng cách vạch đường trung tuyến giữa hai nước làm ranh giới thử nghiệm, sau đó Toà sẽ xét sử công bằng bằng cách xem tỷ lệ diện tích được chia cho mỗi nước có gần như tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan tới tranh chấp hay không.

Trong việc vạch ranh giới, tập quán luật quốc tế và ngoại giao không tính những đảo nhỏ, xa bờ, tự thân không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng, như các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, để tránh việc những đảo này ảnh hưởng không công bằng tới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nguyên tắc này được Toà án Công lý Quốc Tế tuyên bố từ năm 1969 trong phiên toà chia thềm lục địa Bắc Hải và được khẳng định trong Điều 121, Khoản 3 của UNCLOS. Từ năm 1969 tới nay, Toà án Công lý Quốc Tế luôn luôn tôn trọng nguyên tắc này, thí dụ như trong những phiên toà Lybia/Malta, Vịnh Maine, Guniea/Guniea-Bisseau.

Đối chiếu với những quy tắc pháp lý kể trên với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, ta thấy:

Phần lớn vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia và Malaysia nằm trong phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam. Dù Việt Nam vạch đường cơ sở gần bờ thế nào đi nữa thì, theo UNCLOS, những vùng này cũng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam (Xem Bản đồ 2).

Một phần nhỏ của vùng Tư Chính – Vũng Mây và một phần nhỏ của bồn trũng Nam Côn Sơn phía bắc ranh giới với Indonesia, tuy nằm ngoài phạm vi 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam, nhưng nằm trong phạm vi thềm lục địa của Việt Nam. Theo Điều 76 của UNCLOS, thềm lục địa ở những vùng này thuộc về Việt Nam.

Phần lớn những nước tranh chấp Trường Sa và Biển Đông không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Malaysia và Philippines không tranh chấp chủ quyền của Việt Nam ở những vùng này, dù các nước này tranh chấp Trường Sa. Indonesia đã có hiệp định ranh giới với Việt Nam và không tranh chấp những vùng này.

Chỉ có Brunei tranh chấp một phần nhỏ của vùng Tư Chính – Vũng Mây, nhưng cũng không tranh chấp lô 133 và 134. Điều này không chỉ là một sự công nhận về chủ quyền của Việt Nam ở vùng này mà còn cho thấy những nước Đông Nam Á, dù có tranh chấp Trường Sa hay Biển Đông, vẫn tôn trọng UNCLOS và không có đòi hỏi lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam.

Tuy Mỹ không có quan điểm Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về nước nào, trong lời tuyên bố về sự hợp tác của Exxon Mobil ở bồn trũng Nam Côn Sơn, đại sứ Mỹ Michael Michalak tuyên bố là việc ExxonMobil cộng tác với Việt Nam trong vùng này là hoàn toàn hợp pháp. Theo báo South China Morning Post, ExxonMobil và các công ty dầu khí quốc tế cho là vùng đang bị Trung Quốc tranh chấp thuộc về Việt Nam.

Trên thực tế, PetroVietnam, BP và ONGC (Ấn Độ) đã hợp tác ở vùng Lan Tây, Lan Đỏ (lô 06-1) từ năm 1992 và hiện đang khai thác dầu khí mà không có nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. PetroVietnam, BP và Conoco cũng đã hợp tác ở vùng Mộc Tinh, Hải Thạch từ năm 1992-1993; cho tới năm 2007 Trung Quốc mới áp lực BP ngưng hợp tác với Việt Nam. Những vùng Mộc Tinh (lô 05-3), Hải Thạch (lô 05-2), Thanh Long (lô 05-1B) gần bờ Việt Nam hơn vùng Lan Tây, Lan Đỏ.

Ngoài ra, nhiều công ty dầu khí quốc tế khác đã hợp tác với Việt Nam từ thập niên 90 trong vùng Nam Côn Sơn, thí dụ như, Idemitsu, Nippon Oil, Teikoku, Conoco Phillips, Vamex, Premier Oil. Vì Việt Nam là nước nhỏ yếu hơn Trung Quốc, việc những công ty này hợp tác với Việt Nam không thể do Việt Nam lấn át Trung Quốc hay những công ty này. Bằng những hợp tác trên, một điều chắc chắc rằng các công ty trên đã công nhận những vùng này thuộc về Việt Nam theo luật quốc tế.

Yêu sách vô lý, không có sơ sở của Trung Quốc

Bất chấp chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, được luật quốc tế và các bên liên quan công nhận như đã kể trên, Trung Quốc vẫn có yêu sách đối với vùng này.

Nhưng, chiếu theo luật quốc tế, những yêu sách này hoàn toàn không có cơ sở.

Đảo Hải Nam cách vùng này khoảng 1000 hải lý. Vì vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn tối đa là 200 hải lý, đảo Hải Nam hoàn toàn không phải là nền tảng theo luật quốc tế để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng này.

Quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn cũng không phải là cơ sơ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với khu vực này, vì:

- Quần đảo này hiện là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Việt Nam;

- Cực nam của quần đảo Hoàng Sa cách vùng này khoảng 750 hải lý. Trong khi đó, vùng đặc quyền kinh tế được giới hạn tối đa là 200 hải lý;

- Tập quán luật quốc tế và ngoại giao không dựa vào những đảo nhỏ như trong quần đảo Hoàng Sa để làm nền tảng cho việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế. Sự xác lập hợp pháp chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, giả sử có, cũng không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này.

Tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa đều có diện tích dưới 0,5 km vuông, tự thân chúng không có các điều kiện cho sự cư trú của con người và đời sống kinh tế riêng. Theo nguyên tắc và tập quán luật quốc tế đã dẫn, những đảo này không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Những đảo này chỉ được hưởng lãnh hải tối đa là 12 hải lý (Điều 121, khoản 2 và 3 của UNCLOS).

Bản đồ 1 cho thấy lãnh hải 12 hải lý của tất cả các đảo trong quần đảo Trường Sa nằm ngoài vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Vì vậy, tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa không cho Trung Quốc cơ sở pháp lý để tranh chấp vùng này. Ngoài ra, Hình 1 cho thấy vùng này nằm trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn không liên quan tới thềm lục địa của quần đảo Trường Sa.

Từ những lẽ trên, việc Trung Quốc tranh chấp vùng Tư Chính – Vũng Mây, vùng Thanh Long, Mộc Tinh, Hải Thạch, hay bất cứ vùng nào khác trong bồn trũng Nam Côn Sơn, với Việt Nam là một điều hoàn toàn vô lý và không có cơ sở pháp lý.


Hình 1: Thềm lục địa vùng Nam Côn Sơn thuộc về thềm lục địa Việt Nam, khác biệt với quần đảo Trường Sa. Nguồn: Marine Ecosystem Dynamics Modeling.

Tóm lại, việc tranh chấp và những thái độ, hành động của Trung Quốc liên quan đến vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn không có cơ sở pháp lý, ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Điều này cũng cho thấy yêu sách của Trung Quốc đòi 75% phần diện tích trên Biển Đông cũng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và vô lý ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

Nhằm bảo toàn tính toàn vẹn toàn lãnh thổ của Việt Nam, không chỉ ở vùng Tư Chính - Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn, mà còn ở tất cả các vùng Biển Đông của Việt Nam, Việt Nam cần phải làm những việc sau:

• Kiên quyết giữ vững chủ quyền và thực thi chủ quyền ở vùng Tư Chính – Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Việc Trung Quốc thành công trong việc xâm lấn vùng này có nghĩa là những quy tắc pháp lý, những giá trị hành xử được xây dựng ở tầm quốc tế đã bị chà đạp một cách nghiêm trọng và đây sẽ là một tiền lệ nguy hiểm cho tất cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ bờ biển Việt Nam ở Biển Đông.

• Không lẫn lộn, không để cho Trung Quốc viện cớ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa để ngụy trang cho việc chiếm hữu các vùng đó của Việt Nam. Cần hiểu rõ và tuyên bố rõ ràng, dứt khoát với Trung Quốc và với thế giới rằng những vùng này nằm ngoài tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và hoàn toàn thuộc về Việt Nam.

• Cần hiểu rõ và tuyên bố rõ ràng với Trung Quốc và thế giới rằng việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển có diện tích khoảng 75% Biển Đông là hoàn toàn sai trái, vô lý, không có cơ sở pháp lý ngay cả khi đang tồn tại tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa.

   * Dương Danh Huy - Lê Minh Phiếu

http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5522/index.aspx