Đăng bài 22/6/2012

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Đăng bài 22/6/2012

Re:Đăng bài 22/6/2012

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Ba T6 26, 2012 2:35 am

Đã post tất cả các bài ở đây.

1 góp ý nhỏ : em cố gắng post được hình ảnh vào đây. Nếu có chỗ nào ko biết làm thì cứ mạnh dạn hỏi. Mình vừa làm vừa học hỏi mà ^_^

Re:Đăng bài 22/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Năm T6 21, 2012 1:46 pm

5, Mục tin tức:

Bắt giữ nguyên trưởng phòng bán bản vẽ thiết kế cơ mật cho công ty cạnh tranh của Trung Quốc

Cảnh sát tỉnh Kanagawa ngày 20 đã bắt giữ 2 nghi phạm làm rò rỉ dữ liệu bản vẽ máy dập cho một công ty Trung Quốc, vi phạm Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh. Nghi phạm bị bắt giữ là Furuya Seiichi (48 tuổi, trú tại Suenaga, quận Takatsu, thành phố Kawasaki) nguyên là trưởng phòng một công ty lớn trong nước chuyên sản xuất máy dập tại quận Nakahara, thành phố Kawasaki và Jing Shang Wen Ming (57 tuổi, trú tại Take, thành phố Yokosuka) là nhân viên công ty. Cảnh sát cho biết, bước đầu nghi phạm Furuya Seiichi đã thừa nhận hành vi của mình, còn Jing Shang Wen Ming vẫn phủ nhận “không mang dữ liệu đi và cũng không tiết lộ cho ai.”



Theo điều tra của cảnh sát, nghi phạm Furuya tháng 11 năm 2009 đã dùng chiếc máy tính xách tay mượn của công ty để truy cập vào máy chủ công ty này, sao chép dữ liệu của 258 bản vẽ cơ mật của công ty và lấy đi một cách bất chính. Nghi phạm Furuya đã ghi lại dữ liệu vào đĩa CD và chuyển cho Jing Shang Wen Ming, tên này sau đó đã làm rò rỉ dữ liệu mật khi gửi cho một công ty cạnh tranh khác là một công ty lớn của Trung Quốc cũng chuyên sản xuất máy dập.

Dữ liệu này là bản vẽ thiết kế của máy dập các bộ phận động cơ dùng cho ô tô. Cảnh sát cũng nghi ngờ Jing Shang Wen Ming đã nhận thù lao khoảng 5 triệu yên từ công ty của Trung Quốc kia và trả cho Furuya khoảng 1,24 triệu yên.

(ttnb.net dịch)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1061-B%E1%BA%AFt-gi%E1%BB%AF-nguy%C3%AAn-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-ph%C3%B2ng-b%C3%A1n-b%E1%BA%A3n-v%E1%BA%BD-thi%E1%BA%BFt-k%E1%BA%BF-c%C6%A1-m%E1%BA%ADt-cho-m%E1%BB%99t-c%C3%B4ng-ty-Trung-Qu%E1%BB%91c

Re:Đăng bài 22/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Năm T6 21, 2012 1:34 pm

4, Mục tin tức:

Sách trắng khoa học kỹ thuật năm 2012: nghiên cứu động đất đã không có tác dụng

Hôm nay nội các chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua sách trắng khoa học kỹ thuật năm 2012 tổng kết các giải pháp đối phó với thảm họa đại động đất Đông Nhật Bản và sự cố tại nhà máy phát điện hạt nhân số 1 Fukushima điện lực Tokyo. Cuốn sách chỉ ra rất nhiều các nghiên cứu đã không có tác dụng và tự thấy “Lòng tin đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã giảm xuống rất lớn”.



Các nghiên cứu đã không có tác dụng trong thảm họa được đưa ra là “nghiên cứu động đất, sóng thần không thể dự đoán ngay cả khả năng xảy ra cường độ 9 độ richter”, “giả thiết thảm họa của nhà máy phát điện hạt nhân số 1 Fukushima cách xa nơi thực tế xảy ra thảm họa”, “Robot dùng để khắc phục sự cố đã không thể sử dụng tại hiện trường sự cố nhà máy phát điện hạt nhân”.

Ngoài ra, cuốn sách phân tích: vì không có đối thoại đầy đủ nào với xã hội về tính không xác thực hay rủi ro của khoa học kỹ thuật, ý kiến của các nhà nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với cơ thể con người rất lộn xộn, cơ chế tổng hợp không có... nên đã gây hỗn loạn trong dân chúng.

Sự tin tưởng của người dân đối với các nhà khoa học trước khi xảy ra thảm họa (tháng 10~11 năm 2010) là 84,5%, nhưng nó đã giảm xuống tới 64,2% vào sau thảm họa (tháng 10~11 năm 2011). Mặt khác, nhận thức của phía các nhà khoa học tại thời điểm tháng 7 năm 2011 rằng “được dân chúng tin tưởng” chiếm 43,7% và “không thể nắm bắt tình hình một cách sâu sắc”.

Trong việc khôi phục lại lòng tin của xã hội thì cơ chế nghiên cứu và phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như quyết định chính sách nhanh chóng dựa trên cơ sở rủi ro được nhấn mạnh là rất quan trọng, tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học phần lớn vẫn là các luận cứ trừu tượng thiếu biện pháp cụ thể.

(ttnb.net dịch)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1048-S%C3%A1ch-tr%E1%BA%AFng-khoa-h%E1%BB%8Dc-k%E1%BB%B9-thu%E1%BA%ADt-n%C4%83m-2012-c%E1%BB%A9u-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%A5t-%C4%91%C3%A3-v%C3%B4-t%C3%A1c-d%E1%BB%A5ng

Re:Đăng bài 22/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Năm T6 21, 2012 1:19 pm

3, Mục tiện ích:

Tư cách nhập học đại học nước ngoài sẽ có thể lấy được bằng cả tiếng Nhật

“Bằng tú tài quốc tế (IB: International Baccalaureate)” – tư cách nhập học đại học được các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như đại học Havard của Mỹ chấp nhận sẽ có khả năng lấy được bằng cả tiếng Nhật.

[ing]http://www.thongtinnhatban.net/fr/attachment.php?attachmentid=3746&d=1340119266">

Cơ quan tú tài quốc tế (trụ sở chính tại Thụy Sĩ) ngày 18/6 đã thông báo về vấn đề này với Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Bộ này đang bước vào nghiên cứu thực hiện một cách cụ thể.

Chương trình đào tạo IB không chỉ giúp người học nắm được tri thức, mà đặc trưng của nó chính là tập trung đào tạo năng lực giải quyết vấn đề thông qua tranh luận. Hiện nay, ngoài 3 ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, một số môn học đã được giảng dạy bằng tiếng Đức và tiếng Trung Quốc, nếu được thực hiện thì tiếng Nhật sẽ trở thành ngôn ngữ sử dụng thứ 6.

Khi tiếp tục học đại học nước ngoài từ Nhật Bản thì thông thường người học phải tham qua các bài thi thống nhất khác nhau đối với mỗi quốc gia, nhưng trường hợp đã hoàn thành chương trình IB nếu qua được kỳ thi chung được tổ chức cùng lúc trên toàn thế giới thì sẽ có thể được 2.000 trường đại học lựa chọn. Nếu IB được thực hiện bằng tiếng Nhật thì người ta hi vọng rằng nó cũng sẽ góp phần thúc đẩy du học từ Nhật Bản.

Việc đào tạo nhà lãnh đạo hay bồi dưỡng cán bộ nhà nước được tuyển chọn cũng đã được thực hiện bằng tiếng Nhật. Tuy nhiên, do phải bảo đảm yêu cầu trình độ tiếng Anh của nước sẽ du học mà 1 phần buổi học và kiểm tra sẽ được thực hiện bằng tiếng Anh.

(ttnb.net dịch)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1051-T%C6%B0-c%C3%A1ch-nh%E1%BA%ADp-h%E1%BB%8Dc-%C4%91%E1%BA%A1i-h%E1%BB%8Dc-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-s%E1%BA%BD-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%E1%BA%A5y-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-b%E1%BA%B1ng-c%E1%BA%A3-ti%E1%BA%BFng-Nh%E1%BA%ADt

Re:Đăng bài 22/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Năm T6 21, 2012 1:07 pm

2, Mục tri thức:

Người Nhật không giỏi giao tiếp bằng mắt

Tôi đã được nghe nói tại Nhật Bản người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là hành vi xấu, thiếu lịch sự. Không biết điều đó có phải sự thật không, nhưng tại một hội nghị mà tôi đã tham gia, cơ hội để giao tiếp bằng mắt hầu như là không có, nếu có thì so với các nước phương Tây chắc chắn là rất có chừng mực.



Theo thống kê, tỷ lệ thời gian giao tiếp bằng mắt khi người Nhật gặp gỡ đối phương chỉ ở mức 10%. Tại hành lang hay lối vào hội trường công ty, những người quen biết có vô tình gặp nhau dường như rất nhiều trường hợp người Nhật sẽ đưa mắt xuống một chút và không nhìn mặt đối phương. Trong khi đó, rất nhiều người phương Tây cảm thấy thái độ như vậy là thất lễ và nghĩ rằng mình đã bị coi thường.

Theo văn hóa phương Tây, thông thường khi chào hỏi người ta sẽ sử dụng nhiều đến giao tiếp bằng mắt, cử động tay hơi nhẹ, nâng cao lông mày lên một chút... Lông mày đưa lên một chút mang ý nghĩa là “Chào”. Từ lúc lông mày đưa lên cho đến lúc trở về vị trí cũ cũng không mất đến 1 giây. Người phương Tây tiến hành tín hiệu này một cách vô thức và đã trở thành tín hiệu mà mọi người cùng nhau thừa nhận. Và nếu người đáp lại bằng gương mặt tươi cười thì người kia có thể tiến gần lại đối phương bắt chuyện.

Tín hiệu sử dụng đôi mắt với người phương Tây cực kỳ quan trọng. Một thử nghiệm đã được tiến hành đối với các em học sinh cho thấy có hơn nửa các em trả lời rằng việc lẩn tránh giao tiếp bằng mắt một cách có ý thức khiến các em cảm thấy không thoải mái. Cố không giao tiếp bằng mắt được coi là không trung thực hay có hành động đáng ngờ. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cho thấy họ đang lắng nghe lời nói của đối phương. Tại các nước như Hy Lạp hay Tây Ban Nha, giao tiếp bằng mắt có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp làm rõ ràng hơn lời nói. Ở các nước khác, nhiều khi giao tiếp bằng mắt quan trọng đến mức không thể thiếu, như là một cách để nuôi dưỡng quan hệ tin tưởng lẫn nhau hay bầu không khí thân mật. Đôi mắt vẫn được nói là cửa sổ của tâm hồn mà nhỉ.

Khi làm việc với người nước ngoài, những cử chỉ vô ý thức như vậy luôn phải ghi nhớ, hãy vận dụng một cách tích cực giao tiếp bằng mắt hay các tín hiệu khác và cho thấy mình đang lắng nghe lời nói người khác nói. Nếu làm được như vậy chắc chắn sẽ không còn hiểu nhầm hay gây khó chịu cho đối phương.

(ttnb.net)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1057-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Nh%E1%BA%ADt-kh%C3%B4ng-gi%E1%BB%8Fi-giao-ti%E1%BA%BFp-b%E1%BA%B1ng-m%E1%BA%AFt

Đăng bài 22/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Năm T6 21, 2012 1:04 pm

1, Mục tin tức:

Nhật Bản chú trọng đến chiến lược thu hút lao động trẻ

Cuộc đối thoại bàn về chiến lược sử dụng lao động lâu dài giữa chính phủ Nhật Bản và đại diện của Công đòan đã được tổ chức gần đây. Sau cuộc đối thoại này, chiến lược thu hút lao động trẻ đã được chính thức thông qua.



Phần mấu chốt của chiến lược này là chủ trương tăng cường việc cung cấp thông tin về các doanh nghiệp cho lao động trẻ ngay từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua hội thảo về công ty hay thực tập nhay tại công ty. Mục đích chính là nhằm ngăn chặn việc người lao động cảm thấy không phù hợp với công việc và bỏ việc sau khi được nhận vào làm để chuyển qua lao động tự do.

Tại cuộc gặp mặt trên, Thủ tướng Noda đã yêu cầu các bên liên quan chú trọng hơn nữa đến việc cung cấp thông tin cần thiết về các doanh nghiệp cho thế hệ lao động tương lai là học sinh, sinh viên bằng cách liên kết với nhà trường và các ban ngành liên quan. Về phía chính phủ cũng sẽ đưa chiến lược kìm chân lao động trẻ vào bản kế họach tái sinh Nhật Bản được công bố vào mùa hè này.

Để thao dõi kết quả của chiến lược này một ủy ban liên hợp giữa Công đòan, Chính phủ và nhà trường sẽ được thiết lập. Tại cuộc đối thọai này các bên cũng đã thống nhất sẽ mở các tổ chức ủng hộ, giám sát chiến lựơc thu hút lao động trẻ tại các địa phương, tăng cường cung cấp thông tin về các công ty, doanh nghiệp có thành tích tốt trong tuyển dụng lao động trẻ cho người lao động.

Ngoài ra các bên liên quan cũng chỉ ra nguyên nhân mà lao động trẻ bỏ việc là do cường độ làm việc quá cao. Tại cuộc hội thao này vẫn chưa đưa ra được biện pháp giải quyết thích đáng.

Dân số ngày càng già đi dẫn đến việc thiếu lao động đang là vấn đề đau đầu của các nhà họach định chính sách Nhật Bản. Ngoài ra do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà lao động trẻ không còn gắn bó với công việc, trung thành với công ty như thế hệ người Nhật trước đây cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước này. Hiện nay ngòai giải pháp tăng độ tuổi về hưu cho người cao tuổi, tìm cách thu hút giữ chân lao động trẻ thì các công ty Nhật đã phải chuyển qua thuê người nước ngòai hay thậm chí là chuyển tòan bộ cơ sở sản xuất ra ngước ngòai.


(ttnb.net tổng hợp)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1060-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n-ch%C3%BA-tr%E1%BB%8Dng-%C4%91%E1%BA%BFn-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-thu-h%C3%BAt-gi%E1%BB%AF-ch%C3%A2n-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-tr%E1%BA%BB