Đăng bài 3/6/2012

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Đăng bài 3/6/2012

Re:Đăng bài 3/6/2012

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Ba T6 05, 2012 2:53 am

Bài 3 mang tính chất chính trị.
Bài 5 mang tính chất quảng cáo.
Vì thế anh ko post. Ngoài ra những bài còn lại rất có ích cho anh em mình nên anh đã post.

Re:Đăng bài 3/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Chủ nhật T6 03, 2012 10:31 am

5, Mục giải trí:

Toyota 86 - coupe mới cho thị trường Việt Nam



Việt Nam là một trong những thị trường ngoài Nhật Bản đầu tiên có sự hiện diện của mẫu xe thể thao 86, sản phẩm phối hợp giữa Toyota và Subaru.

Toyota đang theo đuổi con đường "tạo cảm hứng" cho khách hàng, bằng những sản phẩm theo xu hướng thể thao. Toyota 86 là sản phẩm đầu tiên cho một xu hướng mới. Hãng xe Nhật lâu nay nổi tiếng về độ bền, tiết kiệm nhiên liệu và giữ giá nhưng chưa bao giờ được đánh giá cao ở tính năng lái. Ở phân khúc thể thao như coupe Toyota còn không hấp dẫn bằng xe Hàn Quốc. Trên nhiều thị trường và ngay tại Việt Nam, Hyundai còn được biết đến với Genesis hay Veloster trong khi Toyota gần như tay trắng.

Việc đưa 86 sớm vào thị trường sẽ giúp Toyota tạo nên một hình ảnh khác, trẻ trung hơn với khách hàng. Thiết kế của mẫu coupe này không khác anh em sinh đôi Subaru BRZ là bao. Hốc gió có dạng lục giác trong khi của BRZ là hình thang. Kích thước xe 4.240 mm dài, 1.285 mm cao và trục cơ sở dài 2.570 mm. Tỷ lệ phân chia trọng lượng trước sau 53/47. Tại châu Âu, Toyota 86 có tên là GT-86.

Cấu trúc thân và đuôi của hai mẫu gần tương đồng. Nội thất thiết kế theo phong cách thể thao với những chi tiết mạ crôm. Bảng điều khiển trung tâm không quá rườm rà. Nội thất kiểu coupe 2+2 với 2 cửa, 4 chỗ và hàng ghế sau có thể gấp xuống để tăng không gian hành lý.

Động cơ 2 lít 4 xi-lanh đối xứng lấy từ Subaru nhưng công nghệ phun nhiên liệu trực tiếp của Toyota. Công suất 200 mã lực ở vòng tua 7.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 205 mã lực tại 6.000 vòng/phút. Hộp số sàn 6 cấp hoặc tự động 6 cấp Aisin. Subaru nổi tiếng với dẫn động 2 cầu nhưng cả BRZ và FT-86 đều là cầu sau.

Nội thất 86 khá đơn giản, tập trung chủ yếu cho người lái. Nhiều người đi xe Toyota sẽ có cảm giác lạ vì những nét gọn gàng, nhỏ nhắn và đường chỉ khâu chạy khắp thân. Tuy nhiên về thiết kế nội thất thì cả Subaru và Toyota vẫn chưa thể sánh ngang với Nissan, hãng xe nổi tiếng với dòng Z-serie hay siêu xe GT-R.

Dự kiến Toyota 86 sẽ được Toyota Việt Nam phân phối trong tuần đầu tháng 6. Mức giá chưa được công bố.

(http://vnexpress.net/gl/oto-xe-may/2...uong-viet-nam/)

Re:Đăng bài 3/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Chủ nhật T6 03, 2012 7:15 am

4, Mục tri thức:

Người Nhật đòi hỏi gì ở lao động người nước ngoài nhiều nhất?


Thỉnh thỏang ở đây đó vẫn có một số người thắc mắc với nội dung là “Tôi định đi Nhật làm việc và tôi có nên học tiếng Nhật hay không?”, “Tôi không biết tiếng Nhật thì có thể qua Nhật làm việc hay không?” “Tôi sắp đi Nhật tôi nên chuẩn bị những gì?”… Câu hỏi được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng chung quy lại vẩn gói gọn ở băn khoăn có nên học tiếng Nhật hay không và nên tìm hiểu những gì trước khi qua Nhật.

Nhân đọc bài viết có tiêu đề “Khỏang 80-90% người Nhật chú trọng đến “ khả năng tiếng Nhật”, “Hiểu biết về văn hóa và tập quán của người Nhật”, ttnb.net xin lược dịch cũng như đưa ra một vài nhận định dựa trên bài viết này liên hệ với tình hình chung của người Việt Nam tại Nhật hiện nay.

Từ ngày 15 đến 25 tháng 7 năm 2010, chính phủ Nhật đã tiến hành điều tra với đối tượng là 3000 người trên 20 tuổi về yếu tố gì cần thiết đối với lao động nước ngòai tại Nhật. Số người trả lời là 1913 người. Kết quả cuộc điều tra này được công bố ngày 13 tháng 9 năm 2010. Theo đó, 94,2% số người cho rằng “ năng lực tiếng Nhật” là quan trọng và gần 90% nhấn mạnh đến các yếu tố “hiểu phong tục tập quán và văn hóa Nhật”.
Tiếng Nhật được xếp vào vị trí số một cũng đồng nghĩa với việc nhiều người phải vất vả trong giao tiếp với lao động người người ngòai bằng tiếng Nhật. Có lẽ điều này ẩn chứa mong muối lao động người nước ngòai học tiếng Nhật thật kỹ (trước khi đến Nhật) chăng?!

Hấu như trên 80% chú trọng đến những “thông tin và kiến thưc cần thiết cho đời sống tại Nhật”.Cũng có thể có người cho rằng đây là những thứ mà người nước ngòai sẽ tự học được thông qua lăn lộn, hòa mình vào sinh họat tại Nhật. Và cũng có thể đây cũng là một cách giúp người nước ngòai học được không những kiến thức trong cuộc sống mà còn lĩnh hội được cả kiến thức chuyên môn trong công việc. Thế nhưng,cũng không thể phủ nhận được có những trường hợp người nước ngòai dù qua Nhật vẫn ôm niềm tự hào với ngôn ngữ, văn hóa nước mình và không có tinh thần “nhập gia tùy tục”. Có lẽ vì nguyên nhân này mà yếu tố “Thông tin và kiến thức cần thiết cho cuộc sống tại Nhật” được chú trọng chăng!

Kết quả điều tra cũng cho thấy độ tuổi của đối tượng trả lời câu hỏicàng cao thì mức độ đòi hỏi về khả năng tiếng Nhật, kiến thức về cuộc sống của lao động người nước ngòai càng cao.
Bảng kết quả điều tra đã trả lời câu hỏi của nhiều người là “nên và cần học gì trước khi qua Nhật”. Khồng cần phải nhắc lại thì ai cũng rõ tiếng Nhật là yếu tố cần và quan trọng nhất. Kế đến là kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật.

Nhìn chung lại lao động người Việt Nam tại Nhật thì có lẽ dễ dàng đưa ra kết luận là “chưa đáp ứng được yêu cầu này”.

Lao động người Việt Nam tại Nhật ngòai một số du học sinh ở lại làm sau khi du học thì có hai nhóm chủ yếu là kỹ sư và tu nghiệp sinh. Cả hai nhóm này đa số đều được đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật từ 3 đến 6 tháng trước khi xuất cảnh.Cũng có những trường hợp ngọai lệ là hòan tòan không được đào tạo (vì công ty tuyển trực tiếp hay phía Nhật yêucầu nhập cảnh gấp, vì công ty phái cử không chú trọng đến việc đào tạov…). Với lượng thời gian ngắn như trên giả sử học viên cố gắng và được học với giáo viên thật sự có kinh nghiệm thì cũng chỉ vừa thóai khỏi vỡ lòng tiếng Nhật. Chưa thể đáp ứng được giao tiếp cụ thể trong công việc. Tất nhiên chưa kể đến đa số công ty thuê đội ngũ giáo viên chỉ tốt nghiệp tiếng Nhật cấp 2 và đa số chưa có kinh nghiệm sống ở Nhật. Do vậy nên dù có được dạy về văn hóa phong tục của Nhật đi nữa thì cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”.

Cộng thêm yếu tố thiếu tinh thần “nhập gia tùy tục” nên đã khiến cho một số anh chị em lao động người Việt Nam dù đến Nhật đang sống ở Nhật nhưng vẫn hành xử theo cách của Việt Nam. Do vậy đã gây ra không biết bao nhiêu rắc rối không đáng có.

Quay lại kết quả điều tra trên kia thì có một yếu tố khá thụ vị là phần kiến thức chuyên môn được xếp gần cuối bảng. Điều này thể hiện quan điểm của người Nhật khi tuyển lao động người nước ngoài là không chú trọng kiến thức chuyên môn bằng tiếng Nhật hay kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật. Theo kinh nghiệm riêng của người Viết thì đa số các ông chủ người Nhật quan niệm rằng công Việc thì sẽ được môi trường thực tế chỉ dạy. Vấn đề quan trọng hơn là phải có kiến thức cơ bản về tiếng Nhật, hiểu cách làm việc, cư xử trong xã hội cũng như công ty Nhật để có hành động đúng.

Cũng xin nói thêm là hầu như các công ty Nhật không chú ý mấy đến người mà họ nhận đã học gì mà chú trọng đến thái độ, tác phong của người đó. Điều này cũng không phải là một ngọai lệ đối với lao động người nước ngòai. Về kiến thức chuyên môn thì nhiều công ty quan niệm là khi tuyển người vào họ sẽ dạy lại từ con số không. Lý do là vì cho dù cũng chuyên ngành đi nữa thì tại Nhật mỗi công ty sẽ có cách làm việc, phương thức sản xuất riêng của họ. Nếu như người lao động khăng khăng giữ lại những kiến thức đã học được ở nhà trường hay từ công ty khác vào môi trường làm việc mới nhiều khi lại gây ra rắc rối không đáng có.
Điều trên đây là một điểm mà khá nhiều kỹ sư, tu nghiệp sinh người Việt nam không nhận ra. Nhiều người dù đã vào làm việc cho công ty Nhật nào đó nhưng vẫn khăng khăng 1 điều rằng “em học ở Việt Nam thế này” ,”em làm ở công ty cũ của Việt nam thế này”…Có lẽ điểm này lại quay lại ý thiếu tinh thần “nhập gia tùy tục” ở trên kia.

Thay cho lời kết:
Chỉ xin nêu ra với tinh thần cung cấp một chút thông tin để ai quan tâm có thể tham khảo. Có lẽ không cần phải nói thì điếu lý tưởng nhất là nên học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật trước khi qua làm việc. Tuy thế thực tế hiện nay là khó thực hiện. Vì vậy tôi nghĩ có phương pháp “chữa cháy” như sau:
-Vẫn cố gắng học tiếng Nhật được chữ nào hay chữ ấy.

-Hãy bù đắp phần thiếu hụt về tiếng Nhật bằng cử chỉ, thái độ hòa nhập vào cuộc sống của Nhật. Có thể sẽ khó cho bạn phải học một cắu trúc ngữ pháp nào nào đó nhưng không khó để nhớ việc nở một nụ cười khi chào người Nhật. Tập thói quen luôn có mặt sớm ở chỗ làm v.v…Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì dù không biết tiếng nhưng nếu bạn thực hiện tốt điều này cũng sẽ lấy được thiện cảm của người nhật xung quanh.

-Hãy tạm vứt bỏ tự ái và tự kiêu rằng “người Việt Nam thông minh” “tôi tốt nghiệp trường nổi tiếng ở Việt Nam” “tôi có thể làm giỏi hơn người Nhật”..Nếu như không vứt bỏ được những suy nghĩ này thì hãy về Việt Nam để phát huy những điều tôi vừa nêu sẽ hay hơn là ở lại Nhật.

-Đừng bao giờ tự hào rằng kiến thức của bạn đã đủ. Bạn có thể vỗ ngực xưng danh rằng đã ở Nhật 10 năm, đã tốt nghiệp trường này làm ở công ty nọ. Tuy thế, nên nhớ những thứ bạn biết được chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy chịu khó quan sát xung quanh và sẽ nghiệm ra bao nhiêu điều mà bạn chưa biết(nhưng lại cứ nghĩ là mình đã biết).

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=988-Ng%C6%B0%E1%BB%9Di-Nh%E1%BA%ADt-%C4%91%C3%B2i-h%E1%BB%8Fi-g%C3%AC-%E1%BB%9F-lao-%C4%91%E1%BB%99ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-ngo%C3%A0i-nhi%E1%BB%81u-nh%E1%BA%A5t

Re:Đăng bài 3/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Chủ nhật T6 03, 2012 6:35 am

3, Mục tri thức:

“Nói KHÔNG với hạt nhân” đã ngăn chặn kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân sang Nhật của Mỹ


Sự hợp tác về công nghệ hạt nhân với Nhật của Mỹ trong những năm 50 đã đưa Nhật Bản đến với việc sử dụng năng lượng nguyên tử như hiện nay. Đằng sau sự hợp tác đó che giấu mục đích chiến lược quan trọng của Mỹ - triển khai vũ khí hạt nhân đến quần đảo Nhật Bản, âm mưu này đã sáng tỏ sau khi bức công điện được Chính phủ Mỹ công khai ra ngoài.

Không thể không ngạc nhiên khi 1 cường quốc hạt nhân là Mỹ lớn tiếng kêu gọi Nhật Bản “ Sử dụng điện hạt nhân vì hòa bình”, trong khi thực tế đã chuẩn bị vũ khí hạt nhân mang vào Nhật.

Theo tài liệu của Cục lưu trữ quốc gia Mỹ cho biết, chính quyền Eisenhower đương thời khi đó xem vũ khí hạt nhân như một thứ “ vũ khí rẻ tiền” và lấy đó làm “thẻ bài” đối phó với Quân đội Liên Xô vốn luôn tự hào có ưu thế trong chiến đấu thông thường . Và việc Mỹ lên kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân đến Nhật - quốc gia thuộc tuyến đầu Châu Á được xem như một điều tất nhiên.

Tuy nhiên, do sự kiện về Tàu đánh cá Daigo Fukuryu Maru của Nhật (bị nhiễm xạ nặng bởi cuộc thử nghiệm bom hydrogen của Mỹ năm 54) mà kế hoạch này trở nên khó khăn. Do đó có thể coi đây là sự xoa dịu Nhật Bản bằng câu nói bề ngoài “ Sử dụng điện hạt nhân vì hòa bình “. Lí do nằm ở chỗ Mỹ đã cho rằng nếu khiến cho người dân Nhật hiểu rõ hơn về điện nguyên tử có thể sẽ làm dịu đi tinh thần chống hạt nhân của nhân dân và có thể triển khai vũ khí hạt nhân tại Nhật.

Tuy nhiên, kết quả là Mỹ đã không ngăn được làn sóng của phong trào chống hạt nhân tại Nhật và việc triển khai bom hạt nhân ko lõi được thực hiện như là một đối sách thỏa hiệp với Nhật. Việc này kéo dài từ năm 54 đến năm 55.

Mặt khác, việc triển khai hạt nhân qua châu Âu của Mỹ vẫn được thực hiện đúng theo kế hoạch. Điều này cho thấy chiến lược hạt nhân của Mỹ đã phải chùn lại bởi lời phản đối “Không hạt nhân !” của người dân Nhật Bản, đồng thời phải gấp gáp sửa đổi lại hướng triển khai ban đầu. Không thể nói gì thêm ngoài lí do Mỹ đã đánh giá quá thấp tinh thần chống hạt nhân của người Nhật.

Nhưng sự thật là những quả bom nguyên tử bỏ lõi đã được chuẩn bị tại căn cứ quân sự của Mỹ tại Nhật. Trước đây, sự kiện bom hạt nhân không lõi được Mỹ bảo quản tại căn cứ Misawa trong thời kì xảy ra Chiến tranh lạnh - mà thực chất đây là một kế hoạch tấn công đã có chuẩn bị sẵn sau khi cất giấu lõi hạt nhân đã được làm rõ, việc phát hiện lần này có thể coi như đã thêm chứng cứ cho âm mưu trên của Mỹ.

Kết quả điều tra cho thấy, căn cứ có thể xuất kích của Mỹ ngoài Misawa còn có ở Iruma ( tỉnh Saitama), Komaki ( tỉnh Aichi ), Itazuke (tỉnh Fukuoka)…Lõi hạt nhân được cất giữ ở khu căn cứ Kadena (Okinawa) do quân đội Mỹ quán lý , khi chiến tranh sắp nổ ra thì Mỹ cũng đồng thời sắp xếp đưa bom hạt nhân vào các căn cứ không quân đặt ở Nhật.

Sự thật là quần đảo Nhật Bản đã bị Mỹ biến thành bàn đạp tấn công hạt nhân để đối phó với quân Liên Xô và Trung Quốc trong khi dân Nhật không hề hay biết.

Mỹ đã cưỡng ép những người dân Nhật có biểu hiện phản đối hạt nhân phải tham gia phục vụ cho việc sử dụng hạt nhân. Không chỉ điều này bị chỉ trích, việc chính phủ Nhật ngầm thỏa thuận bằng hình thức giao dịch bí mật với Mỹ cũng không thể tránh khỏi sự gièm pha.

Ông ShojiHara – nhà nghiên cứu lịch sử Mỹ-Nhật sau khi đọc được bức công điện của Mỹ đã nói rằng : "Thật ko ngờ được, Mỹ đã âm mưu mang vũ khí hạt nhân vào Nhật Bản qua tuyên truyền rằng “Sử dụng điện hạt nhân vì hòa bình”. Không thể nghĩ được rằng đây lại là một âm mưu đã được lên sắn kế hoạch như vậy và đã dẫn đến sự bùng phát điện hạt nhân không an toàn như hiện nay. "

Quay lại thời hiện đại, chính quyền Obama – người luôn kêu gọi thiết lập " Thế giới ko có hạt nhân" nhưng đang cho thấy rõ ràng là có thái độ gắn liền với vũ khí hạt nhân mà "vạch đánh dấu" là vụ thử hạt nhân chưa tới hạn trong nhiệm kì của ông .

Lịch sử đã chứng minh rằng tiếng nói phản đối hạt nhân ko phải ko có hiệu lực, hơn thế còn phải liên tục nói Không với hạt nhân.


TTNB.net (dịch - tổng hợp)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=963-%E2%80%9CN%C3%B3i-KH%C3%94NG-v%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n%E2%80%9D-%C4%91%C3%A3-ng%C4%83n-ch%E1%BA%B7n-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-tri%E1%BB%83n-khai-v%C5%A9-kh%C3%AD-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-sang-Nh%E1%BA%ADt-c%E1%BB%A7a-M%E1%BB%B9

Re:Đăng bài 3/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Chủ nhật T6 03, 2012 6:30 am

2, Mục tiện ích

Nhật Bản ra mắt điện thoại thông minh đo phóng xạ

Nhà sản xuất điện thoại di động Softbank của Nhật Bản vừa ra mắt sản phẩm điện thoại thông minh có thể đo nồng độ phóng xạ.

Model mới nhất của điện thoại thông minh Pantone được tích hợp một thiết bị cảm ứng có thể giúp người sử dụng biết được họ có bị nhiễm phóng xạ hay không và bị nhiễm ở mức độ nào chỉ bằng thao tác nhấn phím trên chiếc điện thoại di động.



Chiếc điện thoại thông minh Pantone cũng có thể ghi lại mức độ phóng xạ ở tất cả các địa điểm mà nó lướt qua. Ngoài ra, Pantone cũng có thể phát hiện được những tia gamma có biên độ từ 0.05-9.99 microsievert/giờ. Dự kiến, chiếc điện thoại sẽ được bán rộng rãi trên thị trường từ tháng 7 tới.

Tập đoàn khai thác viễn thông hàng đầu của Nhật Bản NTT DoCoMo cũng đã giới thiệu một mẫu điện thoại thông minh có thể đo nồng độ phóng xạ tại một triển lãm công nghệ. Tuy nhiên, DoCoMo vẫn chưa quyết định đưa sản phẩm của họ ra thị trường.

Rất nhiều người Nhật Bản vẫn lo lắng về phóng xạ hạt nhân sau thảm họa động đất và sóng thần vào tháng 3/2011, khiến phóng xạ trong lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima rò rỉ ra môi trường nước và không khí. Tâm lý lo lắng đã khiến nhu cầu mua những thiết bị đo phóng xạ tăng mạnh ở Nhật Bản.

http://bee.net.vn/channel/3725/20120...ng-xa-1837371/

Đăng bài 3/6/2012

Viết bởi Nguyen Tuan Nam » Chủ nhật T6 03, 2012 4:45 am

1, Mục tin tức:

“Cơn lốc” Hashimoto trên chính trường Nhật Bản


Người ta gọi ông là "cơn lốc nhỏ", có chuyên gia chính trị gọi là "tâm bão" - một cơn bão nhỏ tại thành phố lớn thứ ba Nhật Bản. Phong cách, phát ngôn và hành động của ông đang tạo ra nhiều phản ứng trái ngược nhau. Giới phân tích cho rằng, những gì Hashimoto nói và làm là biểu hiện của một phản ứng "nổi loạn" chống lại chính trị truyền thống Nhật Bản.


Toru Hashimoto, 43 tuổi (sinh năm 1969), là Thị trưởng thành phố Osaka - thành phố lớn thứ ba Nhật Bản. Ông được một số chuyên gia đánh giá là hiện thân, hay là "sản phẩm" của một xã hội Nhật Bản đang chán ngán, phản ứng một cách nổi loạn trước một hệ thống chính trị truyền thống vừa uể oải, vừa bảo thủ cứng nhắc, thiếu sự đổi mới để phát triển năng động hơn.

Bản thân Hashimoto đã là một "phá cách” của chính trị Nhật Bản. Nhưng đó là sự phá cách trong bối cảnh mà nhiều người ở đất nước mặt trời mọc cảm thấy thú vị, cần thiết. Ở thành phố Osaka và tỉnh Osaka, Hashimoto là số 1, được người dân tín nhiệm với tỉ lệ cao hơn Thủ tướng Yoshihiko Noda gấp 3 lần. Xuất thân là một luật sư, ngay từ trước khi đi làm chính trị thì Hashimoto đã là người nổi tiếng với màn tư vấn pháp luật miễn phí trên truyền hình.

Quan điểm Hashimoto có vẻ hơi cực đoan một chút khiến cho lắm kẻ bực mình, nhưng cũng được khối người hoan nghênh. Chẳng hạn, gần đây ông ra lệnh cho hơn 30.000 nhân viên nhà nước ở thành phố Osaka phải công khai việc mình có hình xăm nào trên người hay không (hình xăm là biểu tượng của băng đảng tội phạm Yakuza), và nếu ai có bất kỳ một vết xăm nào thì nên tự giác rời khỏi guồng máy nhà nước.

Theo quan điểm của Hashimoto, nước Nhật cần phải thay đổi toàn bộ, tận gốc, mới có thể thoát ra được tình trạng trì trệ hiện tại. Trong một lần xuất hiện trên truyền hình gần đây, Hashimoto cho rằng, sự cải tổ theo quan điểm của ông là một sự cần thiết. "Hãy dỡ bỏ tất cả để làm lại từ đầu" - Hashimoto nói.

"Cơn lốc" Hashimoto dù không chính thức thừa nhận tham vọng lớn lao trên chính trường quốc gia, nhưng những phân tích thực tế cho thấy ông quả thực có tham vọng đó. Đảng Osaka Ishin no Kai (Hiệp hội khôi phục Osaka - OINK) của ông vừa tuyên bố muốn giành được 200 ghế trên tổng số 480 ghế Quốc hội trong kỳ bầu cử sắp tới. Tuy nhiên, xét về thực lực lẫn "tuổi đời" (mới ra đời từ năm 2010) và phạm vi hoạt động của đảng này (gói gọn trong tỉnh Osaka) thì giới phân tích cho rằng khả năng giành được 40-50 ghế là cao hơn. OINK hiện tại chủ yếu hoạt động co hẹp trong phạm vi tỉnh Osaka.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, giới phân tích cho rằng Hashimoto cần thực hiện nhiều việc để đưa OINK vươn ra ngoài Osaka. Hashimoto đang áp dụng một số giải pháp thực dụng: trước mắt triển khai chương trình tập huấn hoạt động cho những ai mong muốn trở thành thành viên đảng OINK tại 46/47 tỉnh trên khắp đất nước Nhật Bản để chuẩn bị tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Giới phân tích cho rằng, muốn mở rộng phạm vi ủng hộ, gia tăng tỉ lệ cử tri toàn quốc theo mình thì OINK cần phải học cách tiếp cận và xây dựng các cơ sở cử tri ủng hộ mình ở những vùng nông thôn bảo thủ của Nhật Bản.

Chương trình tập huấn vì vậy cần chú ý tập trung xoáy mạnh vào vấn đề này. Bắt đầu triển khai từ ngày 24/3/2012, với mục tiêu thu hút khoảng 1.000 - 1.500 người đăng ký tham gia, nhưng thực tế đến nay chương trình đã nhận được trên 3.000 đơn gia nhập, và ban lãnh đạo đảng đã chính thức chọn 2.000 người.

Sự phát triển của "cơn lốc" Hashimoto đặc biệt gây chú ý trong bối cảnh chính trị Nhật Bản hiện tại đang trong tình trạng uể oải, bệ rạc. Dân chúng Nhật Bản cảm thấy giới chính trị đang ngày càng xa lạ với họ, không quan tâm thật sự đến những vấn đề thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của họ. Người ta thấy cả 2 đảng cầm quyền và đối lập chính là Dân chủ Nhật Bản (DPJ) và Dân chủ Tự do (LDP) đang ngày càng rất giống nhau cả về chính sách lẫn phong cách điều hành đất nước, và hầu như những lời hứa cải cách của họ đều không được thực hiện. Và cả hai đảng đều đang có cùng tỉ lệ ủng hộ dưới 20%. Tình hình này cho thấy "cơn lốc" Hashimoto và đảng OINK hoàn toàn có cơ hội làm nên một cuộc "càn quét" táo bạo tại Tokyo.

Phong cách Hashimoto cũng có cái gì đó thú vị, đến ngay cả những người đối chọi với ông cũng phải thừa nhận. Năm 2008, Hashimoto giành thắng lợi áp đảo và đắc cử chức Thống đốc tỉnh Osaka. Thế nhưng, vào cuối năm 2011, khi nhiệm kỳ Thống đốc còn chưa kết thúc, Hashimoto lại từ chức để tranh cử ghế thị trưởng Osaka. Tính toán của Hashimoto là ông sẽ làm thị trưởng Osaka để nhường ghế Thống đốc tỉnh cho một thành viên khác của đảng OINK. Và ông đã thành công.

Từ khi giành được ghế thị trưởng Osaka, Hashimoto càng đẩy mạnh hơn nữa những cải cách mà ông đã hứa. Ông sẵn sàng cắt giảm lương một bộ phận biên chế nhà nước để dành ngân sách đầu tư cho những lĩnh vực cần thiết, kêu gọi cắt giảm nhiều khoản đầu tư của ngân sách nhà nước cho giáo dục, giao thông, an sinh xã hội,… để tăng tính cạnh tranh năng động trong các lĩnh vực này (vì sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước đang gây ra tình trạng chây ì, trì trệ, chậm cải tiến,…). Và ông đang tạo ra một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa những người thụ hưởng tiền ngân sách nhà nước - mà tiếng lóng ở Osaka gọi là "những kẻ sử dụng tiền thuế" và "những kẻ ăn tiền thuế".

Tham vọng hơn, Hashimoto và đảng OINK của ông còn đang ấp ủ những ý tưởng cải cách táo bạo ngay cả đối với hệ thống chính trị trung ương: đòi xóa bỏ 1 trong 2 viện Quốc hội, mà giới phân tích cho rằng kết quả sẽ giảm hẳn những "đường dây" chằng chịt trong hậu trường chính trị Nhật Bản, giúp cho chính trường trở nên "thông thoáng" hơn.

Và những cải cách mạnh mẽ cũng như những ý tưởng táo bạo của Hashimoto đã nhận được sự khích lệ nhất định từ giới phân tích. "Hashimoto sẽ là trung tâm của một cơn bão" - phát biểu của giáo sư khoa học chính trị Shigeki Uno tại Đại học Tokyo. Nhưng cũng có những người chưa thật sự tin, cho rằng đảng OINK của ông chưa hoạt động nhiều trên phạm vi toàn quốc, mà chỉ dựa vào chương trình tập huấn thì chắc sẽ khó đạt được như ý muốn

(http://antg.cand.com.vn)

http://www.thongtinnhatban.net/content.php?r=1016-%E2%80%9CC%C6%A1n-l%E1%BB%91c%E2%80%9D-Hashimoto-tr%C3%AAn-ch%C3%ADnh-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Nh%E1%BA%ADt-B%E1%BA%A3n