Thảo luận: Con đường lập nghiệp số 2 - Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Thảo luận: Con đường lập nghiệp số 2 - Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Re:Thảo luận: Con đường lập nghiệp số 2 - Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Viết bởi buiquocphuoc » Hai T5 07, 2012 3:01 pm

Xin lỗi vì mình không đọc hết bài của bạn được, vì đọc phân nữa đã không hiểu cái bạn đang nói rồi. Nhưng về phía mình thì o góc độ 1 người từng làm trong UBND phường thì mình đi từ cái nhỏ nhất là: hi vọng doanh nghiệp nhận đươc sự hỗ trợ hết mình của các đơn vi hành chính nhà nước và ngược lại người làm kinh doanh, tiểu thương hay buôn bán dạo ngoài đường phải có tâm huyết va có lương tâm nghề nghiệp.

Re:Thảo luận: Con đường lập nghiệp số 2 - Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Viết bởi STH » Chủ nhật T5 06, 2012 8:57 am

[quote="Trần Trọng Hiền"]Cách tính giá gốc phụ tùng oto
Trước hết là vào các trang quảng cáo phụ tùng có kèm giá.

Bước 1: Xác định 1 loại phụ tùng cần tham chiếu, sau đó tìm tất cá các mặt hàng cùng loại (tốt nhất là nên chọn phụ tùng của cùng 1 loại xe, của cùng 1 hãng xe), ví dụ: tìm "Phuộc bánh trước xe Toyota camry". Khi này ta sẽ có 1 loạt kết quả xuất hiện.

Bước 2: tiến hành so sánh giá. Ta sẽ có 2 phương thức so sánh.
+1) So sánh từ xuất xứ hàng hóa, ví dụ ta có cùng 1 loại phuộc có cùng số liệu XYZ0123 gì đó do Đài Loan hay TQ sản xuất, từ kết quả tìm được ta sẽ thấy có nhiều giá khác nhau do các công ty khác nhau cung cấp. Nhưng dù sao mức chêch lệch của nó cũng không nhiều đâu, chỉ dao động dưới 20% đối với cùng 1 loại sản phẩm thôi. Ta gọi đây là chênh lệch lợi nhuận của cửa hàng (CLLN).
+2) So sánh từ cửa hàng/cty cung ứng, 1 cty hay cửa hàng lớn thì thường sẽ có 2,3 thậm chí nhiều hơn các lựa chọn cho cùng 1 sản phẩm. Vd: cùng là phuộc nhún bánh trước (hay còn gọi là giảm xóc) xe Toyota Camry, nhưng họ sẽ có hàng Nhật, Đài, Trung, Sing... và giá cả đương nhiên cũng khác, mức độ chênh lệch này nhiều khi rất lớn, có thế gấp 2 hoặc gấp 3 giữa hàng Trung và Nhật. Ta gọi đây là chênh lệch xuất xứ (CLXX).

Vậy, tóm gọn lại. CLLN là mức chênh lệch của loại hàng có cùng xuất xứ nhưng khác cửa hàng, CLXX là chênh lệch của loại hàng ở cùng 1 cửa hàng nhưng khác xuất xứ.
Thông thường mỗi cửa hàng sẽ có 1 tỷ lệ lợi nhuận nhất định đặt ra cho 1 dòng 1 phụ tùng hoặc 1 chủng loại xe. Ví dụ: khi sửa chữa xe tải, tỉ lệ lợi nhuận của cty sửa chữa đối với phụ tùng là 30%. Đối với xe oto cao cấp là 40%, xe oto phổ thông là 50% (Con số mang tính minh họa thôi). Nhưng kèm theo đó là 1 loạt các quy tắc đặt định cho phụ tùng, ví dụ: khi thay bu lon hay ron và các thứ lặt vặt thì tỉ lệ lợi nhuận không được quá 20% (cái này thì tùy xe, xe cao cấp mới tính, xe hạng trung trở xuống nhiều khi không tính lợi nhuận để câu khách, 1 con bù lon 15.000đ mà tính lợi nhuận 20~30% thì giá nó sẽ chênh lệch thấy rõ, mà lại là những thứ thường thay, dễ bị chê mắc khi so sánh). Cho nên các cty sẽ nhắm vào các phụ tùng giá trị, lợi nhuận dễ ăn hơn là mấy món lặt vặt (trường hợp này là 1 phản chứng của câu "Góp gió thành bão" nhé =)). Lý do là, họ có thể chống chế được: vì hàng tốt nên giá cao hơn của thằng xyz gì đó, chú còn mấy cái ron, bulon, gạt nước giếng, vv... thì nó phổ biến quá rồi.

Bước 3: phỏng đoán giá. Bên trên là những ví dụ về tỉ lệ lợi nhuận của công ty sửa chữa. Tương tự các công ty xuất nhập khẩu và mua bán phụ tùng cũng có 1 tỉ lệ lợi nhuận nhất định. Như vậy từ 1 công ty sản xuất/cung ứng ban đầu, muốn ra được giá thị trường phải thông qua ít nhất là 1 cty mua bán hay cty sửa chửa, hoặc cũng có thể là cả 2.

*Xin lỗi mọi người, mình xin phép hỗ trợ anh em khối kỹ thuật về phương thức tính giá, còn anh em khối kinh tế nếu có thấy sai xót gì mong mọi người hỗ trợ thêm, không dám "múa rìu qua mắt thợ" :D.

Quy ước: Giá thị trường: (GTT) ; Giá gốc sản phầm (GG) ; Tỉ lệ lợi nhuận (TLLN)
Rồi đến đây ta sẽ có vài biểu thức để cho ra giá thị trường:
Từ cty cung ứng -> cty bán hàng/cty sửa chữa -> KH : GTT1 = GG + GG*TLLN => GTT1 = GG*(xyz%)
Ví dụ: phuộc nhún bánh trước Toyota camry hàng Đài Loan giá gốc 850 (đơn vị 1.000 đ), cty bán hàng/cty sửa chữa có TLLN là 50% => GTT sẽ là 1.275.000 đ. Từ tỉ lệ lợi nhuận này ta sẽ có tỉ lệ lợi nhuận thật khi bán ra là 33% so với giá gốc. Tỉ lệ lợi nhuận thật = xyz% - 100%
Từ cty cung ứng -> cty bán hàng -> cty sửa chữa -> KH: GG1 = GG + GG*TLLN1 ; GTT2=GG1+GG1*TLLN2
với TLLN1: là tỉ lệ cty bán hàng đặt ra để bán cho cty sửa chữa và TLLN2 là tỉ lệ cty sửa chữa đặt ra khi mua từ cty bán hàng (có nhiều cty sửa chữa không phân biệt cty bán hàng và cty cung ứng.
Ví dụ: TLLN1 là 25% và TLLN2 là 30%. Cùng loại hàng như trên, ta sẽ có GG1=1.015.000 đ ; GTT2 = 1.320.000 đ
Cá biệt, có một vài cty sửa chữa non tay, họ không phân biệt được (nhiều khi chỉ là do NV) đâu là cty cung ứng và đâu là cty mua bán phụ tùng, thế là áp đồng tỉ lệ (TLLN2= 50%), lúc này GTT3 = 1.522.000 đ
Sự chênh lệch giữa GTT1, GTT2, GTT3 chính là chênh lệch lợi nhuận (CLLN)

Sự chênh lệch xuất xứ cũng có quá trình như trên, nhưng khác ở 1 điểm là Giá gốc sản phẩm. Ví dụ: Giá gốc hàng Đài Loan là 850.000đ, giá gốc hàng TQ là 650.000 đ, giá gốc hàng Nhật là 2.500.000 đ. Hãy tính ra GTT của 3 loại hàng trên, sẽ thấy điều thú vị của CLXX.

Sau khi giải thích và nắm được những chênh lệch mình vừa nêu, hãy so lại Giá thị trường và Giá gốc để tìm ra "% Lợi nhuận thật", từ đây ta sẽ có được 1 khoảng "dao động % lợi nhuận". Theo các ví dụ trên thì khoảng dao động % lợi nhuận này từ 33% cho đến gần 90%. Ok, đến đây hãy áp dụng vào thực tế, từ các kết quả thu được ở Bước 1 ta có thể tìm ra giá gốc dựa vào khoảng dao động % lợi nhuận (nếu lười tính thì hãy đặt trong khoảng 30~120%, *lưu ý: chỉ áp dụng cho phụ tùng oto, linh kiện điện tử thì cao hơn nhiều ^^).
* max CLLN => khoảng dao động % lợi nhuận

Re:Thảo luận: Con đường lập nghiệp số 2 - Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam

Viết bởi STH » Chủ nhật T5 06, 2012 8:55 am

[quote="Trần Trọng Hiền"]Quy trình hình thành giá của phụ tùng trước khi đến với người sử dụng.

@Đầu tiên là phụ tùng chính hãng. Đối với nguồn hàng này thì bao giờ cũng có Giá niêm yết (gọi tắt GNY), đây là giá do các hãng xe công bố để bán cho khách hàng sửa chữa tại các Garage bảo trì của hãng. Nhưng khi có đối tác là các công ty sửa chữa, mua bán oto có nhu cầu mua thì GNY này sẽ được giảm từ 10~20%, tối đa là 30 tùy theo mức độ thân thiết của công ty với hãng xe. Nhưng không phải tất cả các hãng xe đều giảm, đa phần là các hãng xe ít nổi tiếng và chiếm thị phần ít trên thị trường (vì thị phần ít nên số lượng garage sửa chữa của họ cũng ít, phải chấp nhận cung cấp hàng cho các công ty tư nhân), ví dụ như Mekong, Mitsubishi, ... Còn các hãng xe nổi tiếng như Mes, BMW, Toyota thì tuyệt nhiên 1 đồng cũng không giảm! Một khi các công ty sửa chữa đã lấy hàng chính hãng (thường là do yêu cầu của khách hàng) thì đa phần đều bán theo GNY của hãng, trong trường hợp phải dặt hàng xa hay tốn tiền đi lại thì có thể tính thêm phí, còn lợi nhuận đối với mặt hàng này chủ yếu là từ tiền công sửa chữa.

@Tiếp theo là quy trình báo giá phụ tùng cho khác hàng chuộng giá rẻ. Khi có 1 khách hàng (KH) đến với công ty (cty), sau khi kiểm tra các thứ, phát hiện hỏng hóc và cần thay thế phụ tùng...nhân viên giám định sẽ báo với phòng dịch vụ để tiến hành tìm hàng và định giá trước khí báo với KH. Khi nhận được danh sách phụ tùng cần thay, nhân viên Service sẽ kiểm tra lại trong hệ thống báo giá của công ty xem có mặt hàng yêu cầu không? Nếu có thì tiếp tục xác định chủng loại, xuất xứ, nguồn hàng, giá đầu vào. Đối với hệ thống báo giá này, nguồn hàng đa phần là từ các công ty xuất nhập khẩu phụ tùng, hoặc các chi nhánh bán hàng Trung Quốc, Đài Loan,vv...

*Nói chuyện bên lề ở đây một xíu: vấn đề giá là vấn đề nhạy cảm quyết định lượng khách hàng của cty cho nên cả cty cung cấp phụ tùng lẫn cty sửa chữa đều hết sức xem trọng nó, ngoài người phụ trách chính (giám đốc hoặc tương đương) thì chỉ có nhân viên phòng Service/có nơi là phòng phụ tùng nắm được) và các bảng báo giá này được xếp vào dạng tài liệu mật của cty. Thậm chí họ không để cho những nhân viên còn lại trong cty biết giá đầu vào và nơi cung cấp/ mua hàng nữa, chứ đừng nói là khách hàng hay đối thủ cạnh tranh. Trước khi rời khỏi phòng làm việc bao giờ nhân viên service/ phụ tùng cũng phải báo cáo lại về việc lưu trữ tài liệu dạng này với cấp trên. Máy tính sử dụng báo giá cũng có một phần mềm được thiết kế riêng để quản lý giá và nguồn hàng (phần mềm này đa phần là được cải biên từ các phần mêm cũ của các hãng xe). Ở đây có một điều buồn cười, không biết là chỉ có ở cty mình từng làm hay đa phần cty, đó là: nhân viên hiểu biết về IT thì không được mò mẫm vào các máy dịch vụ này =)), nhân viên Service/phụ tùng chỉ cần trình độ A vi tính văn phòng là đủ.

Tiếp tục chủ đề báo giá. Trong trường hợp kho dữ liệu về phụ tùng không có hàng cần tìm, lúc này NV Service sẽ liên hệ với các cửa hàng mua bán phụ tùng (Cửa hàng nhé, không phải cty nữa đâu). Các cửa hàng này bằng nhiều cách khác nhau (hàng lậu, hàng "đá"-luộc xe, hàng tồn...), họ có một lượng hàng tương đôi phong phú, và giá bán cũng tùy đối tượng, bán trực tiếp cho khách thì giá khác, bán cho xưởng/cty sửa chữa thì giá khác, tùy theo độ thân thiết của cty và cửa hàng mà giá cả chênh lệch nhiều hay ít. Rồi, từ cái giá vốn đầu vào có được, tùy theo dòng xe, đời xe, và một số yếu tố khác mà NV Service/ Phụ tùng sẽ tính thêm % lợi nhuận để cho ra bảng giá dịch vụ, sau đó chuyển cho NV kinh doanh (nhiều nơi thì NV Service và kinh doanh là 1). Giá dịch vụ này luôn luôn thấp hơn giá hãng ít nhất là từ 20~40% (tùy xe). Trong trường hợp có nhiều nguồn hàng khác nhau, họ sẽ tính toán tất cả để đưa cho khách hàng 1 danh sách lựa chọn, có người chọn theo giá, có người chọn theo xuất xứ...Và đây luôn là chiêu bài cạnh tranh hữu hiệu ở Việt Nam, vừa có thể đưa ra các sản phẩm có lợi nhuận cao vừa có thể đưa ra các sản phẩm có giá rẻ hơn đối thủ.

*Chuyện bên lề 2: không giống như khi vào Garage của hãng, nếu hết hàng thì phải chờ order, khách hàng đã vào đến các xưởng/cty sửa chữa thì giá nào cũng sẽ có phụ tùng thay thế (trừ trường hợp thị trường không còn hàng). Bời vì các cty luôn sợ sẽ mất khách nếu hẹn khách "lần sau quay lại" cho nên họ luôn tìm đủ mọi cách để tìm hàng cho bằng được (chưa cần biết chất lượng ra sao)

@Vấn đề trọng điểm: bảng báo giá của các công ty cung ứng phụ tùng lưu hành như thế nào? Cty cung ứng nào cũng có bảng báo giá để cung cấp cho khách hàng (cty sửa chữa, lắp ráp). Nhưng tuyệt đối họ không thể để các bảng báo giá này lọt vào tay đối thủ được, như thế thì chỉ có chết! Nhưng đã tồn tại thì làm sao không lộ được? Một phần cũng nhờ các cty sửa chữa cũng bảo mật thông tin này (như đã trình bày ở trên), các cty sửa chữa tuyệt nhiên cũng không dại gì mà đem bảng báo giá của cty cung ứng A ra cho cty cung ứng B xem được, vì mỗi cty cung ứng có 1 mặt hàng sở trường riêng, mặt hàng 1 cty A rẻ, nhưng mặt hàng 2 thì cty B rẻ hơn, vì thế họ cũng phải bảo mật để lựa chọn hàng nào rẻ hơn. Thế là bảng báo giá từ 1 cty cung ứng đưa đến cty sửa chữa/lắp ráp sẽ nằm trong tủ tài liệu của cty đó,đa phần nhân viên và tất cả khách hàng cũng như đối tác khác của họ đều không được phép biết về bảng giá đầu vào này. Giá mà mọi người biết là giá thị trường sau khi đã tính toán lợi nhuận của cty.