【Văn hóa】Văn hóa tặng quà của người Nhật

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: 【Văn hóa】Văn hóa tặng quà của người Nhật

【Văn hóa】Văn hóa tặng quà của người Nhật

Viết bởi STH » Chủ nhật T9 23, 2012 1:41 pm



Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt trên thế giới. Ví dụ, ở Mỹ, tặng hay không tặng quà giữa các đối tác kinh doanh không quan trọng và không hề ảnh hưởng tới mối quan hệ làm ăn của họ. Thế nhưng, ở Nhật, tặng quà giữa các đối tác là việc làm gần như không thể thiếu được. Bạn sẽ cảm thấy thất thố nếu đến thăm một đối tác Nhật và được tặng quà mà bạn không mang theo gì để tặng lại. Hoặc đối tác có thể rất buồn nếu bạn tặng họ một món quà mà theo văn hóa của họ là kiêng kị. Hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước không thành văn có liên quan ở Nhật Bản có thể giúp các doanh nhân nước ngoài xây dựng thành công mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với các bạn hàng Nhật.

Tập quán tặng quà của người Nhật

Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Trong khi việc tặng quà vào các dịp sinh nhật, đám cưới và một vài dịp lễ đặc biệt khác là bình thường ở các nước khác, thì ở Nhật Bản tặng quà trong những dịp viếng thăm nhau cũng được coi là rất bình thường. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội.

Người Nhật tặng quà vào nhiều dịp trong năm. ở Nhật có khoảng 70 dịp tặng quà khác nhau mà phổ biến là các dịp lễ tết như Tết Dương lịch, Lễ Tạ ơn, Ngày của Cha, Mẹ (mới du nhập từ các nước phương Tây), Valentine, Giáng sinh, ngoài ra còn các dịp như đám cưới, có tin vui về việc sinh con, lễ nhập học, tốt nghiệp, thành niên, mừng nhà mới, thăm hỏi người ốm, tặng quà lưu niệm khi đi du lịch về...

Việc tặng quà ở Nhật mang tính chất hình thức hơn là nội dung. Ví dụ, mừng đám cưới thì phải dùng loại phong bì có chữ "kotobuki" 【寿】, phúng viếng đám tang phải dùng phong bì có vạch đen in hình hoa sen, hay thăm người bệnh thì phong bì không trang trí hoa đỏ.

Nếu có dịp đi công tác sang Nhật Bản bạn nên mang theo nhiều món quà khác nhau để chủ động tặng cho đối tác.

Khi tặng quà người Nhật cần lưu ý:

- Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món quà đắt tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm. Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.



- Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.

- Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình trước rồi mình mới tặng lại.

- Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.

- Khi tặng quà bạn nên nói "có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm", để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.

- Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.

Không nên tặng người Nhật những món quà gì:

- Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm 4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn). Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ "tử", nghĩa là "chết" và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ

- Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là "kushi", "ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với từ "chết", "kushi" là cộng cả hai điều bất hạnh này.

- Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.

- Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch

- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.

- Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc

- Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.

Quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc. Chúc bạn ghi được điểm với đối tác Nhật Bản không phải bởi bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hoá của bạn.


Phong cách tặng quà



Tại Nhật Bản, việc tặng quà từ lâu đã trở thành một thói quen thông thường, không cần phải nhân dịp lễ tết hay những ngày đặc biệt, mà chỉ là một cách đơn giản để con người với con người thể hiện tình cảm với nhau. Bạn có thể tặng một món quà cảm ơn cho vị chủ nhà nơi bạn ở, hay chút gì nho nhỏ thể hiện sự quý mến và tôn trọng với người bạn đã mời bạn bữa tối, và cũng có thể là những món quà đơn giản cho những người bạn yêu quý vào một ngày đẹp trời nào đó. Tặng quà là một truyền thống thú vị và được yêu thích trong nền văn hóa của quốc gia này.

Nhiều người từ phương Tây tới Nhật Bản đều gặp phải khó khăn trong việc tặng quà cho người khác, vì nó rất khác so với việc tặng quà như của người Mỹ. Dù đây là một phong tục thân thiện nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể sẽ mắc phải những điều cấm kị trong phong cách tặng quà của người Nhật mà không biết. Điều đó thật chẳng tốt chút nào.

Một món quà đặc biệt không ở giá trị vật chất của nó, mà là ở cách bạn gửi gắm tình cảm của mình cho người nhận qua sự chuẩn bị và cả cách bạn tặng cho người đó nữa. Nếu nói như vậy thì hẳn sẽ có nhiều người sẽ cảm thấy thật ngượng ngùng vì đã từng tặng đi những món quà thật đắt tiền mà không nghĩ đến cảm nhận của người nhận nó. Nhưng thật vậy đấy, những món quà đặc biệt nhất cần nhiều giá trị về tinh thần, nhiều ý nghĩa giữa người tặng và người nhận hơn những con số. Dưới đây là một số những quy tắc đơn giản bạn cần nắm rõ khi tặng quà cho ai ở Nhật Bản. Cứ tin rằng nếu làm theo, bạn chắc hẳn sẽ nhận lại được những lời cảm ơn chân thành nhất.

1 : Nhớ đặt món quà của bạn cẩn thận trong một chiếc túi, dù nó có được bọc giấy gói hay không. Việc này sẽ khiến người nhận có cảm giác rằng bạn đã quan tâm và có sự chuẩn bị trước khi tặng quà, chứ không phải miễn cưỡng hay ép buộc gì. Nhưng dù sao bạn cũng nên gói món quà lại cho đẹp đẽ thì hơn là chỉ ném tạm vào túi.

2 : Việc tặng quà chỉ nên là chuyện riêng tư. Cái này rất quan trọng nhé. Tặng quà cho ai trước mặt người khác đều khiến mọi người trở nên lúng túng và thiếu tự nhiên. Sẽ thật là khiếm nhã cho người đó nếu từ chối không nhận món quà của bạn, bạn cũng chẳng vui vẻ gì được đúng không?

3 : Phải đưa món quà bằng cả hai tay nhé.

4 : Không được tặng người Nhật món quà có liên quan tới số 4 và số 9. Số 4 phát âm gần giống với chữ “tử”, tặng ai món quà có bốn thứ giống như là bạn đang trù ẻo cho người đó gặp tai họa vậy, còn tặng những món quà dính dáng tới số 9 thì chỉ mang lại xui xẻo cho người được nhận. Vậy nên tốt nhất đừng đem tặng những gì có 4 phần, 4 mẩu dù chúng nằm trong cùng một món quà. Ví dụ như nếu muốn tặng ai những chiếc kẹo, thì bạn không nên tặng 4 cái, mà tốt hơn là tặng 3 hoặc 5 cái. Lựa chọn tốt nhất là hãy tặng những món quà mà không liên quan gì đến số lượng để đỡ gây ra hiểu lầm dù vô tình hay thế nào đi nữa. Ngoài ra thì bạn có thể tặng quà theo cặp hay theo đôi cũng rất tuyệt, vì con số 2 mang lại may mắn.

5 : Đừng tặng cùng một món quà cho những người khác nhau. Bởi bạn biết đấy, vị trí trong xã hội được người Nhật Bản rất coi trọng. Ví dụ như nếu bạn tặng một chai sake cho một người nhân viên, rồi cũng tặng cho sếp của anh ta một chai rượu như vậy, thì ông ta sẽ thấy như đang bị bạn xúc phạm, khi đã đặt vị trí của ông ta ngang với nhân viên của mình và có cảm giác rằng anh nhân viên kia hoàn toàn không ‘xứng đáng’ được so sánh như thế.

6 : Nếu khi tặng quà mà bị từ chối, thì bạn hãy thử đề nghị tặng quà thêm một lần nữa. Hoàn toàn là bình thường và lịch sự ở Nhật khi bạn từ chối món quà một, hai lần trước khi nhận nó.

Các nguồn:
website Cục xúc tiến thương mại: Vietrade[dot]gov[dot]vn
Trang htemotion[dot]vn