Bush và nguy cơ thất bại của đồng đôla ở Nhật

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Bush và nguy cơ thất bại của đồng đôla ở Nhật

Re:Bush và nguy cơ thất bại của đồng đôla ở Nhật

Viết bởi duyan » Sáu T10 17, 2003 6:20 pm

Em cũng không được rành lắm về kinh tế nên không dám giải thích gì , nhưng quả là đồng Yên yếu (tiếng Nhật gọi là yenyasu) sẽ có hiệu quả kích thích xuất khẩu và như thế sẽ làm kinh tế Nhật tăng trưởng. Cụ thể có thể xem tại http://www.saveinfo.or.jp/kinyu/rensou/rensou06.html (tiếng Nhật)

Bush và nguy cơ thất bại của đồng đôla ở Nhật

Viết bởi Nguyen Tran Phuong » Sáu T10 17, 2003 9:25 am

MÌNH KHÔNG HIỂU VỀ KINH TẾ,ĐẶC BIỆT LÀ CÁI KHOẢN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG,,,CÓ ANH EM NÀO CÓ THỂ PHÂN TÍCH THÔNG TIN NÀY MỘT CÁCH DỄ HIỂU ?



Hiếm có sự kiện chính trị nào ở Nhật Bản lại được chú ý nhiều như chuyến thăm của các Tổng thống Mỹ. Và chuyến đi kéo dài hai ngày của George W. Bush bắt đầu từ ngày mai cũng không phải ngoại lệ.

Mục tiêu đầu tiên của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ là làm rõ cam kết gửi quân và tiền cho Iraq của Tokyo. Đối mặt với năm bầu cử 2004, trong khi ngày một nhiều nhà sản xuất Mỹ tức giận với tình trạng xuất khẩu giảm và thâm hụt thương mại ngày một lớn, ông Bush cũng có thể gây sức ép đòi Nhật Bản chấm dứt việc cố tình làm suy yếu đồng yen. Tuy nhiên, không may cho các nhà xuất khẩu Mỹ, tổng thống của họ khó có khả năng giành thắng lợi trong cuộc chiến tỷ giá với Tokyo.

Bất chấp những lời phản đối từ Washington và châu Âu, nhà chức trách Nhật vẫn tiếp tục bán USD để ngăn đồng yen khỏi tăng giá. Tuy nhiên, nội tệ của đất nước Đông Á đã tăng giá 9% so với đồng đôla kể từ tháng 8, khi các con số mới nhất cho thấy nền kinh tế nước này tăng trưởng với tốc độ đáng ngạc nhiên là 3,9%/năm trong quý hai.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế của Nhật, giống như trong quá khứ, rất phụ thuộc vào xuất khẩu. Đồng yen mạnh có nghĩa hàng hoá của họ đắt hơn ở nước ngoài và cắt giảm lợi nhuận của các nhà nhập khẩu khi tính theo USD.

Các tổng thống Mỹ, ít nhất cũng kể từ thời Richard M. Nixon, luôn chỉ trích Nhật phụ thuộc quá nhiều vào đồng tiền yếu và xuất khẩu để đạt tăng trưởng. Họ đã nhiều lần thành công trong việc thuyết phục Nhật cho đồng yen tăng giá. Tuy nhiên, về tổng thể, các nhà hoạch định chính sách ở đây vẫn giữ nguyên chiến lược nhiều thập kỷ nay, mặc dù đồng yen mạnh hơn trên thực tế có thể giúp nền kinh tế nước này về lâu về dài.

"Tác động tâm lý của tỷ giá hối đoái đối với Nhật Bản lớn hơn so với các nước khác, vì trước kia, chúng ta phụ thuộc vào xuất khẩu hơn nhiều", Kosuke Nakahira, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế, cựu thứ trưởng các vấn đề kinh tế hồi giữa thập kỷ 1990, nói khi đồng yen tăng giá đến mức kỷ lục. "Đó là tâm lý hơi cổ lỗ. Nhưng một khối lượng lớn trao đổi thương mại được tiến hành bằng đồng đôla, vì vậy đương nhiên, nhà nhập khẩu Nhật Bản nghĩ đến tỷ giá hối đoái nhiều hơn Mỹ".

Thủ tướng Junichiro Koizumi có những lý do khác để không suy nghĩ nhiều đến sức ép từ Tổng thống Bush. Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền của ông đối mặt với cuộc bầu cử hôm 9/11, và đồng yen tăng giá mạnh sẽ gióng một hồi chuông cảnh báo với cử tri. Các nhà đầu tư nước ngoài, những người mua cổ phiếu Nhật nhiều nhất trong năm nay, cũng có thể rút đi nếu đồng yen mạnh gây ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng.

Một số nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Koizumi rất khôn ngoan khi để đồng yen yếu như hiện nay - Tokyo đã chi 13.000 tỷ yen (tương đương 119 tỷ USD) - mức kỷ lục để mua đôla trong năm nay, chứ không phải năm 2004 - khi ông Bush phải đối mặt với cử tri trong chiến dịch tranh cử. Nếu chiến lược của Nhật thành công và phục hồi kinh tế trở nên vững chắc, thì Thủ tướng Koizumi sẽ có thể thay đổi tỷ giá hối đoái vào năm sau, tạo cơ hội người đứng đầu Nhà Trắng tránh bị giới doanh nghiệp trong nước chỉ trích.

Nếu ông Koizumi để đồng yen tăng giá và đồng USD giảm giá, thì quyết định đó hầu như không có tác dụng làm giảm bớt gánh nặng thâm hụt ngân sách và thương mại khổng lồ của Mỹ. Nhật Bản có thể nhập khẩu thêm hàng hoá Mỹ, tất nhiên, nhưng điều đó không thể ngăn chặn dòng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào nền kinh tế lớn số một thế giới. Tokyo cũng không thể thuyết phục Washington bớt nhập khẩu dầu từ Trung Đông. Thâm hụt tài khoá Mỹ, do chính sách cắt giảm thuế của ông Bush, vượt khỏi tầm với của Koizumi.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế cho rằng, những nhân tố này không thể giúp Nhật Bản vượt qua khó khăn. Từ lâu, nền kinh tế Nhật đã quá phụ thuộc vào xuất khẩu, chứ không khuyến khích người tiêu dùng trong nước chi tiêu. Một nền kinh tế với xuất khẩu đóng vai trò là chủ đạo thì tốt với các nước đang phát triển, nhưng không phù hợp với nền kinh tế công nghiệp hoá như Nhật Bản. Người tiêu dùng đất nước Đông Bắc Á có thể hưởng lợi từ đồng yen mạnh hơn vì hàng xuất khẩu sẽ trở nên rẻ hơn.

"Chính phủ luôn lo ngại về các nhà sản xuất, chứ không phải người tiêu dùng, dù Nhật Bản hiện là một nền kinh tế lớn", Akio Mikuni, nhà phân tích tín dụng và tác giả cuốn "Bẫy chính sách của Nhật Bản: Đôla, Lạm phát và Cuộc khủng hoảng tài chính Nhật" (Viện Brookings, 2002), nhận xét. "Việc Tokyo bảo vệ đồng yen yếu giống như một người lớn luôn xin lỗi như đứa trẻ".

Một số nhà kinh tế cho rằng, bằng cách tiếp tục mua đồng đôla để làm giảm giá trị đồng yen, Nhật, Trung Quốc và nước xuất khẩu khác ở châu Á càng làm giảm sức mạnh của chính sách tiền tệ Mỹ. Bộ Tài chính Mỹ đã mở rộng nguồn cung tiền để khởi động nền kinh tế và phòng lạm phát. Nhưng mỗi lần họ làm như vậy, thì Nhật Bản, Trung Quốc và các nước khác lại mua đôla và đưa vào ngân hàng, chứ không đầu tư số tiền đó vào nền kinh tế Mỹ. "Một đồng yen mạnh hơn thực sự tác động xấu đến kinh tế Mỹ", Peter Morici, giáo sư thương mại ĐH Maryland từng là nhà kinh tế chính của Uỷ ban Thương mại Quốc tế (Washington), nói.

Tuy nhiên, trên toàn bộ chiến trường xung quanh tỷ giá hối đoái, thực tế chính trị, chứ không phải logic kinh tế, có thể sẽ thắng thế trong các cuộc hội đàm của ông Bush ở xứ sở mặt trời mọc. Thủ tướng Koizumi là một đồng minh trung thành của Mỹ suốt 30 tháng qua, và Tổng thống Mỹ thiết tha giành được sự ủng hộ của Tokyo trong kế hoạch tái thiết Iraq. Về vấn đề này, ông Bush có thể sẽ không gây sức ép với Nhật ngay, ít nhất cho tới khi đảng Dân chủ Tự do giành thắng lợi trong tháng tới. "Tổng thống Mỹ sẽ không trực tiếp đòi hỏi Tokyo phải hợp tác", Hideki Naito, nhà phân tích tỷ giá hối đoái của MMS International (Tokyo), nhận định. "Nhật Bản có bầu cử và Bush muốn Koizumi tiếp tục nắm quyền".