Tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai

Re:Tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai

Viết bởi Pham Thi Thanh Huyen » Chủ nhật T2 03, 2013 8:27 am

Bài tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai (phần 3)




 Phần giới thiệu của trường Saitama như một cơn gió mát thổi bớt cái nóng của không khí căng thẳng, chăm chú nãy giờ ^^ và chúng ta hướng đến bài phát biểu của anh Nguyễn Quang Hưng
Anh Hưng hiện đang là thạc sỹ năm 2, trường 東京工業大学. Anh là một trong những sempai có đóng góp rất nhiều cho Đông Du với những hoạt động khởi xướng và tham gia lớp học Tokodai,大学説明会..., và là một trong những sempai nhận học bổng Mabuchi có thành tích đáng nể với CSTコンペの優秀賞、電気通信情報学会の若手研究者向けの学術奨励賞. Hiện tại, anh là một trong số ít sempai Đông Du nhận học bổng本庄
Mặc dù vẫn đang là thạc sỹ năm 2 nhưng anh Hưng cũng đã có những kinh nghiệm đáng kể trong nhiều công việc, đặc biệt là kinh nghiệm về việc mở công ty tại Việt Nam với 1 năm kinh nghiệm là 役員của Solid Aid Vietnam & Japan.



Bài phát biểu của anh mở đầu từ kinh nghiệm rút ra sau khi làm役員cho Solid Aid VN & JP. Đó là vấn đềベトナム労働力và大学専門学校の教育, đặc biệt là về business manner : khi còn trong nhà trường, sinh viên Việt Nam không hề được dạy về vấn đề này nên những vấn đề như報・連・相không được thực hiện, đi muộn...diễn ra như chuyện thường @@



Sau đó là những成功例trong kinh doanh tại Việt Nam.
Một là trường công nghiệp Thăng Long do GSTS Huỳnh Mùi sáng lập. Nhận ra được những yếu điểm của sinh viên Việt Nam, trường ngoài dạy kỹ thuật và ngoại ngữ cho sinh viên theo học còn có những lớp dạy cả manner nên đã có nhiều doanh nghiệp nhật bản chọn trường làm nơi đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, Tiếng Nhật, Tiếng Anh cho nhân viên của mình qua các khoá đào tạo dài hạn và ngắn hạn, đặc biệt phải kể đến là Nissan Techno Vietnam. Hơn nữa, bằng của sinh viên tốt nghiệp ra trường không được công nhận một cách chính thức, chỉ có thể vào làm ở một số đơn vị đã xác định sẵn nên tỷ lệ bỏ việc rất thấp.
Cùng với suy nghĩ về điểm yếu của sinh viên Việt Nam, công ty ITM - TP. Hà Nội do anh Trung và công ty esuhai - TP. Hồ Chí Minh thành công trong việc đào tạo nhân lực để giới thiệu cho các công ty Nhật Bản. Đây là một mô hình đáng học tập.



Cảm ơn bài phát biểu mang lại rất nhiều thông tin bổ ích cho chúng ta, đặc biệt là hướng tới công việc khi trở về Việt Nam, đại diện trường Saitama - anh Nguyễn Hữu Đăng trao tặng anh Hưng phần quà kỷ niệm của chương trình. Hi vọng rằng, cùng với những kinh nghiệm vốn có, anh sẽ thành công trong bước đường tương lai của mình



Buổi Hội thảo Đông Du lần 2 đã khép lại, mọi người cùng chụp hình kỷ niệm trước khi rời khỏi hội trường nhưng thật tiếc vì để chuẩn bị cho bữa tiệc sau đó, một vài thành viên chủ nhà đã phải vắng mặt trước @@
Như đã nói ở phần đầu勉強会lần này đã tập trung được các sinh viên Đông Du không chỉ ở Kanto mà còn từ nhiều vùng khác nên hi vọng từ giờ trở đi, Hội thảo Đông Du sẽ nhận được nhiều sự ủng hộ và tham gia của các các bạn ở nhiều vùng khác nữa. Xin cảm ơn tất cả mọi người!!!

Nếu bạn là thành viên của trang web, có thể download bản PDF tại đây


Phạm Thị Thanh Huyền (横浜国大-材料1年)
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hoithaodongdu@googlegroups.com

Re:Tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai

Viết bởi Pham Thi Thanh Huyen » Chủ nhật T2 03, 2013 8:24 am

Tổng kết Hội thảo Đông Du lần thứ hai (phần 2)


Tiếp theo chương trình là bài phát biểu của thầy Sato với nội dung : khả năng thành lập trường đại học ở Việt Nam theo mô hình Đại học công nghiệp Thái-Nhật (TNI)



Thầy Sato từng là研究担当của AOTS (the Association for Overseas Technical Scholarship - 海外技術者研究会), sau này là 管理研究課長->常務理事cũng chính của tổ chức này. Thầy còn là 専務理事của社団法人日・タイ経済協力協会, và bây giờ là cố vấn cho hiệp hội này. Thầy còn có những đóng góp đáng kể cho tổ chức TPA/TNI mà chị Phạm Thị Biên Thùy và chị Lê Yến Lan giới thiệu vào 勉強会第1回. Thầy cũng là một trong những người bạn của Đông Du, thầy rất đáng mến và đặc biệt rất kỳ vọng giới trẻ Việt Nam sẽ đóng góp, xây dựng đất nước phát triển giống như ở Thái Lan



Bài phát biểu của Thầy thông qua những trải nghiệm, hiểu biết và đóng góp của Thầy cho những tổ chức thầy đã tham gia như ABK(アジア文化会館), ASCA(アジア学生文化協会), AOTS, HIDA(海外産業人材開発協会), JTECS(日・タイ経済協力協会), cùng với việc phân tích rõ hơn nữa mô hình TPA/TNI, phân tích tình hình Việt Nam , thầy giới thiệu đề án "ベトナムにおけるものづくり人材育成調査事業". Tất nhiên, nó mới chỉ là 案 nhưng rất hi vọng nó sẽ sớm được những du học sinh như chúng ta góp công, góp sức xây dựng



Cách nói chuyện của Thầy rất thú vị ^^ mọi người cũng lắng nghe hết sức chăm chú. Thời gian dành cho Thầy là 90', tuy nhiên có lẽ thời gian bao nhiêu cũng là không đủ để Thầy truyền đạt hết những gì mình tâm huyết và muốn dành cho chúng ta.



Anh Nguyễn Ngọc Anh - thay mặt 埼玉大学 tặng quà lưu niệm cho Thầy Sato. Cảm ơn Thầy rất nhiều về bài phát biểu và xin hẹn thầy vào một dịp không xa.

Sau bài phát biểu của Thầy Sato là phần giới thiệu của trường Saitama của anh Vũ Trần Tiến và anh Nguyễn Văn Chuyển. せっかくmọi người đã đến thăm trường nên cũng phải có chút "cây nhà lá vườn" chứ nhỉ ^^ (đáng lẽ phần giới thiệu về trường nằm ở đầu tiên của chương trình nhưng do một số thay đổi về thời gian nên được chuyển xuống giữa chương trình)



Hiện tại, ở Saidai chỉ có 7 sinh viên Đông Du nhưng có đến 10 anh chị quốc phí nên mọi người thường chơi với nhau, đặc biệt hoạt động thể thao rất sôi nổi, có đội bóng tập luyện thường xuyên vào chiều thứ 7 cùng với các bạn nhật bản (sakuru) và cả các bạn du học sinh nước khác như Malaysia, Indonesia..., đặc biệt đôi đã cho thấy thực lực của mình bằng tấm huy chương bạc VYSA cup danh giá trong mùa giải vừa qua. Ngoài ra, sempai ở đây còn biết đánh trống, chơi guitar, piano... nữa (có vẻ là các anh chị ấy rất đa tài nhá ^^).



Anh Ngọc Anh - sinh viên năm 2 của trường, trổ tài với bài hát tự sáng tác. Anh không chỉ khéo đàn mà còn khéo hát ^^ Sau đó vì hát quá hay nên "bị bắt" hát thêm bài nữa cho dân tình thưởng thức. Hì hì

(Còn tiếp)

Tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai

Viết bởi Pham Thi Thanh Huyen » Chủ nhật T1 20, 2013 6:48 pm

Tổng kết buổi Hội thảo Đông Du lần thứ hai
ドンズー勉強会第2回のまとめ


Tiếp bước thành công của lần thứ nhất, Hội thảo Đông Du lần thứ hai cũng đã diễn ra tốt đẹp tại trường đại học Saitama vào ngày 26 tháng 12 năm 2012



Cùng với sự tham gia của gần 20 sinh viên Đông Du từ học sinh đại học năm 1 đến tiến sỹ năm 2 ^^ (Do lần này Hội thảo tổ chức vào ngày thường nên các sempai đã đi làm không có mặt được). Tuy lần này số lượng người tham gia không đông bằng lần thứ nhất nhưng lại tập trung được các sinh viên Đông Du không chỉ ở Kanto (東工大、埼玉大、千葉大、横浜国大、大東文化大) mà còn từ nhiều vùng khác như 静岡大, 徳島大 ^^



Mở đầu chương trình, anh Nguyễn Phú Thắng - trưởng Ban đại diện Đông Du Kanto, phát biểu khai mạc và giới thiệu khái quát nội dung chương trình



  Nội dung chương trình diễn ra theo thứ tự như sau:



Đầu tiên là bài phát biểu về nghiên cứu của chị Nguyễn Thị Hải Đường - thạc sỹ năm 1 trường đại học Saitama về "Hiện tượng phong hóa của các công trình bằng Gạch và khả năng chống chịu động đất của Gạch"



Ở nước ta, gạch là một trong những vật liệu được sử dụng nhiều trong xây dựng. Tuy nhiên, các công trình bằng gạch khi có lũ lụt sẽ bị phong hóa và làm giảm sức chịu đựng của công trình. Không chỉ vậy, gần đây ở Việt Nam còn xảy ra nhiều động đất, đặc biệt trận động đất 4.7 độ Richter ở sông Tranh đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở và đường sá. Các công trình bằng gạch do đó cũng bị rung chuyển và gây ra các vết nứt cùng nhiều thiệt hại khác. Như vậy, "Liệu các công trình bằng gạch có thể bảo vệ chúng ta?"
Chính trong bối cảnh này, chị Đường chọn đây là nội dung nghiên cứu của mình, hi vọng sẽ giúp tìm ra các biện pháp phòng chống hưu hiệu để giúp nước nhà ^^



Như mọi người đã biết, gạch là một loại đất sét nung, nằm trong nhóm ceramic và được chia làm nhiều loại, trong đó có gạch dùng trong xây dựng. Gạch dùng trong xây dựng là gạch dùng để xây tường ngoài của các công trình, có tính hút nước thấp và sức bền cao. Để nghiên cứu về sự phong hóa của gạch, chị Đường dự định sẽ tiến hành thí nghiệm phân tích mẫu gạch bằng 3 phương pháp: 間隙径分布測定(MIP), 分析走査電顕(SEM- EDS), X線粉末回折分析(XRD), đồng thời "cố tình" gây phong hóa gạch bằng 3 dung dịch: muối Na2SO4 (dự đoán gây phong hóa nhanh và mạnh), muối NaCl (dự đoán sẽ gây phong hóa nhưng sau một thời gian dài) và 蒸留水(dự đoán hầu như không gây phong hóa kể cả trong thời gian lâu dài) để nghiên cứu mẫu kết quả. Về khả năng chống chịu động đất sẽ cần thời gian tìm hiểu cách nghiên cứu nhiều hơn.
Sau bài phát biểu và phần hỏi đáp. Ngoài những câu hỏi, thắc mắc về phần phát biểu, còn có những comment về hướng nghiên cứu của chị Đường. Có lẽ chị Đường cũng đã hình thành thêm được nhiều ý tưởng cho nghiên cứu của mình hơn nữa nhỉ (^0^)



Cảm ơn chị đã mang đến bài phát biểu về chuyên môn nhưng không hề khó hiểu và cũng không hề nhàm chán ^^. Ban tổ chức xin kính tặng chị cây bút có in chữ "ドンズー勉強会". Hi vọng nghiên cứu của chị sẽ được tiến hành suôn sẻ và đóng góp cho nước nhà ^^

(Còn tiếp)