Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi tuantuatut » Sáu T7 06, 2007 2:48 pm

 Gặp Dương Quá thiếu nữ bẽn lẽn cuối chào:
 -Quý khách không ngủ được?Có việc gì mà quý khách lo lắng?
Nàng nói xong có vẻ luống cuống bứt vội hai búp hoa đưa cho Dương Qúa để đỡ ngượng.
Dương Quá đưa tay nâng hoa lòng ngây ngất.Chàng bâng khuâng nói:
 -Hoa ăn chắc ngon lắm phải không cô nương?
Nàng thẹn thùng nói trống:
 -Dạ ăn được.
Rồi nàng lặng lẽ,đưa mấy ngón tay búp măng uyển chuyển bẻ từng cánh hoa,đưa lên ăn.Mùi hoa làm dịu cả không gian.
Dương Quá bắt chước nàng đưa hoa lên miệng ăn ngon lanh.
Mới đàu chàng nhai thì nghe ngọt dịu,sau dần nuốt vào thấy đắng đắng,chát chát.
Nhưng trước mặt mỹ nhân,dẫu có đắng chát thế nào cũng cố nuốt đi cho xong.Chàng chăm chú nhìn thì thấy đây là thứ hoa rất lạ,cành đều có hoa nhon hoắc,lá to hơn lá hồng,còn hoa thì tuyệt đẹp,đẹp hơn cả hoa hồng là chúa của loài hoa nữa.
Dương quá liền hỏi:
 -Cô nương đây là hoa gì thế tôi chưa từng thấy bao giờ?
Cô gái mỉn cười đáp:
 -Thưa quý khách đây là "Tình hoa".Chốn nhân gian rất hiếm.Chẳng hay quý khách có ưa mùi vị của nó không?
Dương Quá đáp:
 -Mới ăn thì ngọt sau lại đắng.
Nói rồi chàng đưa tay ngắt một hoa,thấy cây có gai,chàng hái cẩn thận.Nào ngờ không tránh khỏi,vì dưới hoa lại còn có gai nhọn nữa.Chàng mới để tay vào thì một mũi nhọn đã đâm vào làm tay chàng rướm máu.
Thiếu nữ áo xanh nói:
 -Thiếp nghe cha thường nói:"Thứ'Tình hoa'này rất ưa máu người".Chắc mấy giọt máu của quý khách sẽ làm cho hoa nở thêm diễm kiều.Còn động này tục gọi là động"Tuyệt Tình".
Dương Quá cười nói:
 -Là động "Tuyệt Tình"mà ở đay lại có nhiều "Tình hoa"kể cũng kỳ lạ,phải không cô nương!
Hai người mải mê trò chuyện,bước thong dong trên nệm cỏ vai sát vai lúc nào không hay.
Dương Quá say sưa nói:
 -Trong chốn u tịch này lại có cái động gọi là"Tuyệt Tình Cốc" nghe thoát tục quá nhỉ?
Thiếu nữ lắc đầu nói:
 -Thưa tôn khách,thiếp khong hiểu sao lại gọi thế.Chỉ có cha thiếp mới rõ lai lịch tên ấy....

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi tuantuatut » Sáu T7 06, 2007 1:15 pm

mấy ngày gần đây bận rộn wá[oops][oops][oops][oops][oops][oops][cool]

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi nguyenhoangtue » Ba T7 03, 2007 11:31 pm

Anh góp Tuấn đây!
Theo nguồn Talawas.org

.

RẤT CÓ THỂ NGƯỜI TA SẼ NGẠC NHIÊN. Nhưng một trong những sự kiện đáng lưu ý nhất của văn học miền Nam trên mười năm nay, là cái phong trào võ hiệp mà, cứ khi nào hết chuyện nói, người ta lại mang ra lên án như là nguyên nhân của sự suy đồi xã hội. Nó đã bùng lên đột ngột và ồn ào để xâm lấn chớp nhoáng những giới thật khác nhau. Những lý do của phong trào ấy có nhiều. Có những lý do thường trực như nhu cầu giải trí, sự cám dỗ của cái khác thường, tiếng gọi của phiêu lưu. Lại có những lý do thời cuộc: sự bế tắc của tình thế xô người ta trốn thực tại trong một thế giới hoang đường. Ngoài những lý do tự nhiên ấy lại phải kể đến cả một chiến dịch cổ động truyền khẩu cũng như trên mặt báo. Thời đại này của kế hoạch. Không có gì người ta có thể tin là tự nhiên và bộc phát. Ai tuy nhiên đã gây lên phong trào ấy và trong mục đích nào? Nghi vấn ấy người đời sau sẽ giải quyết. Có điều là cái phong trào ấy, dù có ai chủ ý gây nên chăng nữa, cũng không thể nào lên tới mức độ người ta đã thấy, nếu những truyện võ hiệp được tung ra, đã không diễn tả gì tâm sự của người đương thời. Và chứng cứ là phong trào ấy không phải truyện võ hiệp nào cũng làm người ta chạy theo mà người ta chỉ chịu, chỉ chuộng, chỉ mê một thứ truyện là truyện của Kim Dung. Cho đến nỗi những ai từng để ý tới những tương quan giữa văn học và xã hội không thể không coi chúng như một hiện tượng của thời đại. Hiện tượng Kim Dung như thế nào? Nó có nghĩa gì giữa cảnh tai biến của chúng ta và tai sao lại có thể xảy ra? Ấy là những nghi vấn mà cố gắng của bài này là tìm ra một đáp thuyết.



Thường thì ai cũng công nhận rằng truyện Kim Dung “hay” hơn những truyện võ hiệp cổ điển. Và để minh chứng cho thiên kiến ấy, người ta đã viện ra nhiều lý do: nào là tâm lý phức tạp, tình tiết éo le, truyện kể hồi hộp, nào là thiện và ác không còn minh định một cách ngây ngô như xưa nữa mà, trái lại, người ta không còn biết ai phải và ai trái, ai giỏi võ hơn ai và ai sẽ thắng… Những lý do ấy tuy nhiên, xét cho cùng, không diễn tả gì hơn là tâm sự của người đọc. Không phải thời nào người ta cũng tìm trong những truyện kể cái hồi hộp, sự phức tạp tâm lý và những xung đột khả nghi không biết ai phải và ai trái. Ấy là những đặc tính giờ làm người ta đam mê. Sự đam mê ấy nói lên rằng lòng người ta đã thay đổi. Nó không có nghĩa là người ta đã tìm ra những tiêu chuẩn khách quan của một cái “hay” muôn thuở. Truyện Kim Dung không hay hơn những truyện võ hiệp xưa. Chúng khác hẳn. Tại chúng đáp lại những nhu cầu tâm lý khác. Và công của Kim Dung không phải là đã cải thiện nghệ thuật viết truyện võ hiệp. Ông đã sáng tác ra một kiểu truyện võ hiệp mới.
[tongue][tongue]

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi tuantuatut » Năm T6 28, 2007 6:16 pm

               Hồi 1
               
            Hỏi thế gian tình là gì?
[size=7]Tình là gì?
Chúng ta đều muốn biết nhưng đành bất lực.Hoặc chúng ta tưởng rằng mình đã biết,vì mỗi người đều đã từng yêu,từng có một thời hạnh phúc và đau khổ,nhưng chúng ta rốt cuộc cũng không nói được tình là gì.Vì thế chúng ta không trách những người cả đời"thân tại thử sơn trung"mà"bất thức chân diện mục".
 Bi thảm hơn là những kẻ cả đời vẫn mãi khát vọng về tình yêunhưng không thể có được,cả đời bỏ ra mà không nhận lại được gì,vì khát vọnh về tình yêu mà biến đổi cả tính cách,điên đảo một đời.Họ suốt đòi bị những nổi khổ tình yêu dày vò,nhưng rốt cuộc cũng không hiểu ra tình là gì.Ví như Lý Mạc Sầu trong"Thần Điêu Hiệp Lữ".Trong đoạn đầu của tiểu thuyết,khi nghe tiếng ca theo gió"phong nguyệt vô tình nhân ám hoá,cựu du  như mộng không đoạn trường"(gió trăng vẫn cứ vô tình,mà sao không biết lòng này đau đớn),lại nghe những tiếng cười khúc khích(Đó là tiếng cười vô tư của Trình Anh,Lục Vô Song),Lý Mạc Sầu lẩm bẩm một mình:"Có cái gì mà cười?Bọn tiểu nha đầu chỉ hát bậy,trong lời hát chỉ toàn là đau khổ với tương tư".Lúc ấy Lý Mạc Sầu đã là một người lớn tuổi,bởi vì nếm đủ mùi vị sầu khổ của nhân gian mà làm đạo cô,tạo ra nhiều nghiệp chướng,trở thành một nữ ma đầu mà ai ai cũng căm phẫn.Nhưng thị có thật sự hiểu được tình là gì không?
Thị không hiểu gì cả.Trong đoạn cuối của cuộc đời thị,tác giả viết như thế này:
[font=Courier]...Lý Mạc Sầu phi thân lên cao,lộn nhào xuống lăn vào đám lửa đang cháy rừng rực.Mọi người đều la hoảng,từ trên núi nhìn xuống chỉ thấy trong phút chốc quần áo của thị bắt đầu bắt lửa,ngọn lửa  bao bọc lấy thân thị,nhưg thị vẫn đứng yên không hề động đậy.Ai nấy cũng hải hùng.
Tiểu Long Nữ nghỉ tới tình sư môn kêu lớn:
-Sư tỉ mau thoát ra đi!
Nhưng Lý Mạc Sầu vẫn đứng yên trong đám lửa,không thèm để ý.Trong chốc lát,ngọn lửa đã bao trùm lấy cả người thị.Bỗng nhiên người ta nghe tiếng hát thê lương:
Hỏi thế gian tình là gì,mà gắn bó chẳng nề sinh tử?Chấp cánh bay trời Nam đất Bắc...
Đến đây,tiếng ca nhỏ dần rồi tắt hẳn.[/font]
Lý Mạc Sầu chết.Bài ca vẫn chưa hát hết lời,nhưng vẫn còn vang vọng đâu đây.Trong bộ tiểu thuyết này,Lý Mạc Sầu không chỉ hát một lần bài ca này.Đến lúc chết vẫn hát:"Hỏi thế gian tình là gì?"nàng đã mang theo câu hỏi này mà ra đi.Nàng chết đi để lại cho chúng ta câu hỏi này.
Bài ca ấy là thế này:
"Vấn thế gian tình thị hà vật.
Trực giao sinh tử tương hứa?
Thiên Nam địa Bắc song phi khách,
Lão xí kỷ hồi hàn thử.
Hoan lạc thú,
Ly biệt khổ;
Thị trung cánh nữ si nhi nữ.
Quân ưng hữu ngữ,
Diễu vạn lý tằng vân.
Thiên sơn mộ tuyết,
Chích ảnh vị thùy khứ".
(tạm dịch:
Thế gian ơi tình là chi vậy,
Mà sao sống chết chẳng đành lìa nhau?
Dắt tay nhau bay khắp chân trời,
Trải bao ấm lạnh cuộc đời,
Vui sao khoảnh khắc bên nhau,
Khổ sao một nỗi đôi người lạc nhau,
Tình si nay chỉ một mình riêng em.
Một lời chàng hứa với em,
Mà nay chỉ có vạn trùng ngàn mây.
Ngàn non  tuyết phủ lạnh lùng,
Một mình bóng chíêc đi về riêng ta.)
 Đó là nửa đoạn đầu trong bài"Mô ngư nhi"của nhà thơ thời Kim,Nguyên
Hiếu Vấn,đã nói hộ bao người ,những nghi vấn ẩn chứa trong lòng.Có những điều chúng ta chỉ biết hời hợi bên ngoài mà không biết cái sâu sắc đang nằm ở bên trong.Bài từ này là một minh chứng.Tác giả đã đưa nó vào"Thần Điêu Hiệp Lữ",xuyên suốt cả một đời Lý Mạc Sầu,suyên suốt cả bộ tiểu thuyết,có thể nói đây là bài ca chủ đề của bộ truyện này.Hơn thế nữa,có thể gọi đây là bài ca chủ đề của  toàn bộ thế giới tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung.Kim Dung chỉ là viết riêng lẻ từng câu chuyện tình,bộc lộ từng tâm lý tình yêu sâu kín và phức tạp,lần lược đưa ra từng nghi vấn về tình yêu,mà không có câu trả lời.
Đương  nhiên,tìm đâu ra câu trả lời.
Cũng như Tam Mao đã từng nói:"Tình yêu cũng giống như thiền,không thể nói ra được,hễ nói là sai"(Tam Mao,"Trong mơ bao nhiêu cánh hoa đã tàn").
May mà Kim Dung là một người thông Phật học,hiểu nhân tình,thông qua câu chuyện"Thế Tôn niêm hoa,Già Diệp vi tiếu"(Thế Tôn hái hoa,Già Diệp mỉm cười),đã biểu đạt chỉ có thể hiểu ý chứ không thể nói nên lời.Trong hồi 17"Tuyệt Tình U Cốc"của "Thần Điêu Hiệp Lữ",tác giả đã viết"Công Tôn Lục Ngạc hái hoa","Duơng Quá đứng một bên mỉm cười".
Trong "Tuyệt Tình U Cốc",những điều tác giả viết tựa hồ như tả cảnh bình thường,nhưng cũng rất giống tả tình;xem ra giống như lấy chuyện để luận chuyện,thông qua chuyện này để nói đến chuyện khác.Chúng ta hãy thử xem đoạn này:
  ...Dương Qua rón rén ngồi dậy,lặng lẽ đi ra ngoài vườn,đứng ngắm trời đất.Đêm khuya cảnh vắng,bốn bề mờ mịt,lá hoa trên cây tỏa ra một mùi thơm ngát dưới vòm trời đầy sao.Chàng mãi mê lững thững ngắm cảnh,nhình theo những cánh hoa trắng phau đang bay tung theo luồng gió lạnh của đêm khuya như cơn mưa nặng  hạt,chợt thấy xa xa phía trước có một bóng người yểu điệu đi tới.

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi tuantuatut » Tư T6 27, 2007 3:18 pm

            Thứ tư là tính độc đáo
Tiểu thuyết tình yêu của Kim Dung mang đầy tính sáng tạo độc đáo.Ở đây,có rất ít mô thức để nói,có rất nhiều nhà văn đã dựa vào mô thức để phát triển câu chuyện của mình.Có thể nói mô thức hoá là đặc tính cwn bản của văn học thông tục.Dưới ngòi bút Kim Dung,mỗi lần xuất hiện một nhân vật mới,mỗi khi kể đến một câu chuyện tình mới,ông đều đem đến cảm giác mới mẻ cho người đọc.Mỗi nhân vật,mỗi câu chuyện,mỗi tác phẩm đều là một thế giới độc lập mới mẻ.
Chúng ta không thể tìm ra trong tiểu thuyết Kim Dung những quan niệm cơ bản về"bản chất của tình yêu".Trong 15 bộ tiểu thuyết Kim Dung có rất nhiều câu chuyện tình yêu,với những màu sắc khác nhau,nhưng không thể tìm ra được mô thức hoặc quy luật của nó.Điều đó cho thấy tác giả đã sáng tác ra những câu chuyện tình yêu mới mẻ,có suy nghĩ mới,có sự sáng tạo và có sự thăm dò.Mỗi ý nghĩ sáng tạo đều kéo theo một góc độ,một phương diện mới mẻ hoặc phương thức chiếu rọi khác nhau.
Kim Dung có thể phát huy tính sáng tạo độc đáo của ông,viết nên những câu chuyện tình yêu độc đáo,bởi vì có một nguyên nhân căn bản.Tác giả thật sự nắm được hoàn cảnh sống khác nhau của nhân vật,những cảnh ngộ và khí chất khác nhau của con người,lý tưởng của mỗi người.Có bao nhiêu cá tính là có bấy nhiêu cuộc tình.Bởi vì tình yêu không phải là một vật trừu tượng mà là mối quan hệ đặc biệt giữa nam và nữ,là một trạng thái tâm lý đặc biệt.Mỗi người đèu có ước muốn riêng của mình,mỗi người đều có cảm thụ riêng của mình,mỗi người đều có sự lựa chọn riêng của mình.Cho nên tình yêu giữa những nhân vật có mối quan hệ khác nhau với tâm lý của họ,nhiều người yêu cùng một người,hoặc một người yêu nhiều người,trạng thái tâm lý và ình thức biểu hiện đều không giống nhau.Vì thế tình yêu trở thành chủ đề vĩnh hằng và luôn mới mẻ dưới con mắt người đời.Cũng như những lĩnh vực khác,tình yêu không thiếu cái đẹp nhưng thiếu sự phát hiện;không thiếu cái mới nhưng thiếu tinh thần sáng tạo và thăm dò.
Nghệ thuật quý ở sự sáng tạo.Người giỏi khác với kẻ dở,là chổ anh không những không đuợc lặp lại của người khác mà cũng không thể lặp lại chính mình.Đặc trưng này hoàn toàn hợp với lĩnh vực sáng tác văn học.Không ít những nhà văn chuyên viết truyện tình cảm vì thế mà phải lo lắng,đó là bởi vì họ ngại rằng mình sẽ lặp lại người khác,hoặc lặp lại bản thân mình,hoặc thậm chí là lặp lại bản thân mình và cả người khác.
Kim Dung không phải là một nhà văn chuyên viết tình yêu mà tình yêu chỉ được"kèm theo"trong tiểu thuyết võ hiệp,nhưng ông đã sáng tạo ra một thế giới tình yêu phong phú,sinh động,điều này thật đáng quý,càng thể hiện rõ hơn sự hiểu biết,tài hoa,phong độ của một vị tôn sư.
Tam Mao đã rất đúng khi nói tiểu thuyết  Kim Dung chứa đựng một điều lớn nhất của nhân loại,một điều mà trước đây không thể giải quyết được,làm cho con người lên thiên đàng xuống địa ngục,đó chính là"chữ tình".
Có rất nhiều người say mê đọc Kim Dung nhưng họ chỉ thấy được bề ngoài,chỉ biết đến những cái hời hợt bên ngoài.Điểm tuyệt vời của Kim Dung là rất nhiều,nhưng trong đó cái làm cho người ta phải điên đảo nhất,chính là"chữ tình".Tình yêu trong tiểu thuyết võ hiệp hấp dẫn người đọc,đem lại cho chúng ta những cam nhận khó quên.Chúng ta có thể quên đi nhiều câu chuyện, những trận đấu kịch liệt,những trắc trở éo le,nhưng chúng ta không thẻ nào quên được bi kịch  của Hương Hương công chúa Ca Ty Lệ,không  thể nào quên được tình yêu đẹp đẽ mà trong sáng của nàng,sự hi sinh của nàng,từ đó không thể nào tha thứ cho sự ngu ngốc và bạc tình của Trần Gia Lạc.Chúng ta có thể quên được nhiều chuyện ,nhưng chúng ta lam sao quên được chuyện tình đầy ngang trái của Dương Quá và Tiểu Long Nữ.
Từ những câu chuyện tình yêu phong phú,đa dạng,phức tạp,tìm ra kết cấu nội tại của tiểu thuyết Kim Dung.Từ nhiều mặt,nhiều góc độ khác nhau trong thế giới tình yêu,chúng ta có thể thấy tiểu thuyết Kim Dung rất sinh động,đầy tình người.Chính vì thế chúng ta mới say mê xúc động,trầm tư mặc tưởng theo từng chi tiết của câu chuyện.
 Thế giới tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung không phải là một thế giới ý niệm,mà là một thế giới hiện thực,không có giáo điều,khái niệm và công thức,giải thích thậm chí không có nghị luận và phân tích.Chúng ta phải tự cảm nhận,tự tìm hiểu .Cho nên tiểu thuyết của Kim Dung,có giá trị triết học và nghệ thuật.
Vấn đề là chúng ta xem như thế nào,cảm nhận như thế nào,tìm và hiểu như thế nào.
Đối với tác giả mà nói,vẫn còn một vấn đề là bàn luận như thế nào.
Một phương pháp có thể thực hiện là logic hoá thế giới tình yêu này.Chẳng hạn như chia ra tình và ái, tình và luận lý,tình yêu và hôn nhân,tình yêu và vận mạng,tình yêu và cá nhân,tình yêu và tâm lý,tình yêu và thù hận,tình yêu và hi sinh,tình yêu và đời người...Tác giả sẽ bàn luận theo từng chuyên đề;hoặc là chúng ta có thể nghiên cứu tình yêu về mặt sinh vật học,tâm lý học,xã hội học,luận lý học,dân tộc học,hoặc về bản giá trị luận,bản chất luận,cá tính luận.
Nhưng những phương thức bàn luận ấy cũng có những nhược điểm.
Nếu đem tình yêu,một chủ đề thú vị như thế mà triết học hoá,e rằng làm cho người ta cảm thấy chán,mâu thuẫn với bản chất của tình yêu.Bởi lẽ tình yêu cũng là một hiện tượng tâm lý đầy mâu thuẫn phức tạp.Lý tính và phi lý tính,bản năng và trí tuệ,ngẫu nhiên và tất nhiên...đều có mặt ở đây.Đây là một thế giới riêng biệt,cho nên rất khó qui phạm hoá nó.Thứ hai,nếu chúng ta cứ bàn luận vấn đề này bằng con mắt của học thuật,vậy thì chổ đứng của"nghệ thuật"ở đâu.Cuối cùng chúng ta tuy nói tiểu thuyết của Kim Dung như một bộ sách giáo khoa về tình yêu,nhưng rốt cuộc nó không phải là một bộ sách như thế.Chỉ là giống mà thôi,và nó cũng chứa đựng sự mơ hồ về mặt nghệ thuật.
Một phương thức khác,đó là mỗi người chúng ta ai cũng có thể áp dụng,đó là chúng ta sẽ đọc dần dầnphân tích nghiên cứu và bình luận.
Làm như thế có thể bù đắp sự hạn chế của phương thức trên.Chúng ta sẽ không tách rời hiện tượng và nghệ thuật,cũng không mất đi nền tảng của tình cảm,từ đó cũng không đi xa bản chất của tình yêu.Ví dụ,chúng ta có thể thông qua câu chuyện của Trần Gia lạc và Hoắc Thanh Đồng,Ca Ty Lệ;Viên Sĩ Tiêu và Quan Minh Mai,Trần Chính Đức;Từ Triều Sinh và Trần Cát Lão,Vu Vạn Đồng;Dư Ngư Đồng và Lạc Băng,Lý Nguyên Chỉ...để phân tích sự khác nhau trong thế giới tình yêu của Kim Dung,sự khác nhau trong phương pháp và ở góc độ biểu hiện.
Nhưng như thế cũng có chổ bất lợi.Thứ nhất,chúng ta phải đọc cả bộ tuyển tập của Kim Dung,nếu chỉ đọc mộ bộ thì không  thể có đủ tư liệu để bàn luận.Chúng ta không thể bàn tất cả mọi câu chuyện tình yêu trong tác phẩm của Kim Dung.Thứ hai,với những tình tiết,những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm khác nhau,chúng ta nên làm thế nào?Nên phải nói hết,hay chỉ nói về một nhân vật,hay tình tiết nổi bật mà thôi?Cuối cùng nếu chúng ta lam như thế,rất khó hấp dẫn người đọc.Chúng ta dùng cùng một phương pháp,một giọng điệu đẻ bàn luận những câu chuyện tình khác nhau,những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm khác nhau,những tính chất khác nhau và thứ tự  khác nhau của câu chuyện,e rằng đây là một cách làm rất phí công tốn sức mà không đem lại hiệu quả mong muốn.Vì thế chúng ta sẽ áp dụng ưu điểm của cả hai phương pháp.Tức là:vừa chú ý đến tính học thuật cũng vừa chú ý đến tính nghệ thuật của nó,nghiên cứu cả quan niệm và hiên tượng.Chúng ta sẽ bàn luận theo kiểu cắt ngang,như thế cũng không thể tránh khỏi những chổ khiếm thiếu,không thể nghiên cứu hết toàn bộ.Nhưng nó cũng khắc phục được những khuyết điểm của một tác phẩm lý luận,tức là để đảm bảo tính học thuật có hệ thống mà cắt bỏ hy sinh một số tình tiết.Đồng thời cũng có thể đi sâu vào tác  phẩm.  
Tác giả chỉ muốn hệ thống hoá lại lý luận triết học về tình yêu,không muốn kể lại tất cả những chuyện tình trong tiểu thuyết Kim Dung.Chỉ muốn nhân cơ hội này phát biểu ý kiến của mình với những bạn đọc yêu thích tiểu thuyết Kim Dung về thế giới tình yêu trong tác phảmm của ông.Cuối cùng tôi muốn nói rõ một điểm,quyển sách này không tránh khỏi có phần trùng lặp với một số tác phẩm trước của tôi.Bởi vì trong những bộ trước,tôi đã phân tích một cách toàn diện tiểu thuyết Kim dung,trong đó có chủ đề tình yêu;Tôi cũng có một chuyên đề chỉ nói riêng về bi kịch tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung. Cho nên trong quyển này có thể có chổ bị lặp lại.Nhưng những bộ trước chỉ là"nghiên cứu về nền tảng",nó có tính toàn diện,nó đề cập đến rất nhiều vấn đề trong tiểu thuyêt Kim Dung. nhưng chỉ sơ lược, có tính cách cởi ngựa xem hoa mà thôi.Còn quyển này là chi riêng nói về tình yêu.Hy vọng đây là một cuốn sách có tính toàn diện,chuyên biệt,giúp độc giả có thể hiểu sâu sắc về một chủ đề thú vị trong tiểu thuyết Kim Dung.
           
                                      -oOo-



                           Nghê Khuông

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi BuOnChOSoPhaN » Ba T6 26, 2007 7:05 pm

Cám ơn tuantuatut đã post 1 bài thật hay. Lâu rồi không xem phim chuởng nhớ ghê. Trong chuyện của Kim Dung hầu hết các nhân vật đều phải vuợt lên số phận để tìm thấy tình yêu đích thực.  Duơng Quá và Tiểu Long nữ thì phải vuợt qua định kiến ( Tiểu Long Nữ là cô cô của Duơng Quá), Lệnh Hồ Xung và Nhậm Oanh Oanh thì Hắc Bạch 2 phái, Đoàn Dự yêu Ngữ Yên khi nàng đã có nguời yêu.... Nhiều chuyện tình kết thúc đẹp nhưng cũng có chuyện kết thúc thật đau lòng, có ai đau khổ hơn Kiều Phong khi 1 chuởng giết nhầm nguời mình yêu. Truơng Vô Kị thì hơi dê 1 chút, ngồi trên thuyền với 4 mĩ nhân mà mong sao sau này lấy đuợc cả 4 nguời làm vợ [lol]. Quách Tĩnh thì đuợc xây dựng như là thánh nhân đãi kẻ khù khờ, nhưng mà công nhận tình huống Hoàng Dung-Quách Tĩnh gặp nhau là hay nhất. Trong Tiếu ngạo giang hồ có lẽ Kim Dung do quá yêu nhân vật của mình, muốn Lệnh Hồ Xung và Oanh Oanh có thể đến đuợc với nhau nên đã cho Nhậm Ngã Hành chết bất đắc kì tử 1 cách lãng xẹt [confused].

Còn bài viết trên sao không thấy bàn đến chuyện tình yêu trong Lộc Đỉnh Kí nhỉ [frown].

Đọc Hiệp Khách Hành của Kim Dung đoạn đầu khá hay thế mà đoạn sau kết thúc lãng xẹt, giờ vẫn còn thấy thất vọng [cry]

Re:Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi tuantuatut » Ba T6 26, 2007 5:48 pm

        Thứ ba là tính sâu sắc

   Tình yêu trong tiểu thuyết bình thường rất đẹp nhưng khó sâu sắc.Nhưng Kim Dung không như thế,bất cứ ở góc độ,phương diện,tầng thức nào chúng ta đều có thể thấy được bản chất phức tạp đầy mâu thuẫn của tình yêu.
   Có được điều này,cũng bởi thái độ làm việc nghiêm túc của tác giả.Cố nhiên trong tác phẩm của ông cũng có phô diễn về mặt tình tiết,từ đó giá trị nghệ thuật của tác phẩm giảm xuống,nhưng về mặt tổng thể Kim Dung đã không xem tình yêu nhưlà một thứ phụ liệu,là thứ để quảng cáo cho tác phẩm của mình.Ông đã hết sức chăm chút tỉ mĩ gọt dũa,căn cứ vào mối quan hệ mâu thuẫn phức tạp giữa các nhân vật,hoàn cảnh tâm lý để miêu tả nên những chuyện tình.
   Trên cơ sở đó Kim Dung đã xây dựng nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm mình.Rõ ràng là tác phẩm của Kim Dung thấm đượm tính lãng mạn và truyền kỳ.Nhưng thế giới tình yêu không phải được xây dựng trên nền tảng của hư cấu.Một mặt ông đã tìm hiểu rất kĩ càng về tình yêu,điều này là rất hiếm.Ví dụ như trong tác phẩm "Thư kiếm ân cừu lục"đã nói ở phía trước, trong đó mẹ Trần Gia Lạc là Từ Triều Sing vì nghe lời cha mẹ mà không thể lấy được người mình yêu là Vu VẠn Đồng.Như trong"Phi Hồ ngoại truyện"mẹ của Viên Tử Y là Viên Ngân Cô, bị Phụng Thiên Nam cưỡng bức lại chịu biết bao nhiêu đau khổ.Những điều này mang đầy ý nghĩa tượng trưng.Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung đều phản ánh hiện thực ở một mức độ nào đó.
   Đương nhiên nội dung chủ yếu của thế giới tình yêu trong tiểu thuyết KIm Dung là mang tính hư cấu và truyền kỳ.Ngày xưa người ta không thể đạt đến"yêu đương tự do,hôn nhân tự chủ",nhưng trong tiểu thuyết Kim Dung người ta đã làm được điều này.Trong văn học sử Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói chung,tồn tại hai môtíp về tình yêu:một là"Romeo và Juliet","Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài",tức là mô thức tình yêu và số phận xung đột nhau,những người yêu nhau không thể đến được với nhau,bởi vì có một lực lượng khác đã ngăn trở họ,những kẻ yêu nhau yếu đuối,không thể vượt qua được.Như bốn câu chuyện tình yêu trong nhân gian Trung Quốc"Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài","Mạnh Khương Nữ","Ngưu Lang Chức Nữ","Bạch Xà truyện"đều theo mô thức này.Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài vì cha mẹ phẩn đối nên mới tạo thành một bi kịch tình yêu;Mạnh Khương Nữ vì Tần Thuỷ Hoàng xây dựng Trường Thành mà vợ chồng mỗi người một nơi;Ngưu Lang và Chức Nữ thì bị Vương Mẫu nương nương chia uyên rẽ phượng;Bạch Xà và Hứa Tiên thì bị Pháp Hải ngăn trở, có thể thấy rằng mọi thế lực thống trị dù trên trời hay dưới đất đều không cho tình yêu phát triển tự do.Còn một mô thức khác nữa đó là "mộng tưởng",được xây dựng trên cơ sở hiện thưc những bi kịch,Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài không thể kết hợp ở chốn nhân gian,thì hoá thành bướm để được tự do yêu thương;Mẫu Đơn Đình cũng theo mô thức ấy;Việc hôn sự của Thôi oanh Oanh và Trương Sinh phải có điều kiện(Trương Sinh phải đậu Trạng Nguyên).Có thể thấy rằng,ước mơ hai kẻ yêu nhau có thể đến với nhau mãi mãi chỉ là điều mơ ước.Có lẽ trong"Hồng Lâu Mộng",tác giả cũng muốn nói lên điều này.
   Nói tóm lại,bất kỳ ở mô thức nào,tình yêu chân chính cũng đều bị ngăn trở đè nén,những kẻ yêu nhau nếu có sức mạnh để vượt qua những hố sâu ngăn cách đó thì mới đến được với nhau.
   Trong thế giới tình yêu của Kim Dung,ông đã thông qua ước nguyện nam nữ bình đẳng,trực tiếp đi vào trung tâm của tình yêu,khắc hoạ chân thực tình cảm thái độ của những nhân vật chính.Đó chính là chổ sâu sắc của tác phẩm Kim Dung,cũng như ai đó đã nói:"Mượn những nhân vật tạm thời để miêu tả tính cách vĩnh hằng của con người".Thế giới tình yêu trong tác phẩm của Kim Dung,Chính là thế giới của những người yêu nhau,hơn thế nữa là thế giới của con người.Ở đây,tác giả đã cho chúng ta thấy,bản chất của tình yêu và sau khi con người trở nên độc lập và tự do.Đó mới chính là bản chất của tình yêu thật sự.Những câu chuyện tình yêu trước đây được xây dựng trên cơ sở của ước mơ,tưởng rằng chỉ cần có"hôn nhân tự chủ,yêu đương tự do" là được.Kim Dung đã triệt để hơn.Từ đó làm cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn.Nói tóm lại,không những Kim Dung đã đem dến cho chúng ta những câu chuyện tình yêu đẹp đẽ,mà còn thông qua đó để thể hiện những xung đột nhiều mặt,những mối quan hệ phúc tạp giữa tình yêu với các nhân tố khác trong hiện thực,cho chúng ta thấy tâm lý tình yêuvà tính bản chất của mâu thuẫn nhiều mặt.
   Về tính phong phú mà nói,tiểu thuyết Kim Dung đã xây dựng nên những nhân vật chính với những cá tính khác nhau.Có thể gọi đây là bảo tàng của tình yêu.Về tính sâu sắc mà nói,có thể gọi đây là một bách khoa toàn thư về văn hoá tình yêu,là triết học về tình yêu và nghệ thuật về tình yêu.

Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung

Viết bởi tuantuatut » Hai T6 25, 2007 6:07 pm

          LỜI GIỚI THIỆU
 Ai cũng rõ Kim Dung nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết võ hiệp, nhưng mấy ai biết ông cũng là một bậc thầy của tiểu thuyết tình yêu.Truyện của ông không chỉ có đao kiếm trùng trùng mà còn thấm đượm tình cảm mượt mà.
Có một người đã phát hiện ra điều này từ lâu,đó là cố nhà văn nữ Tam Mao.Sing thời bà cũng là một người hâm mộ Kim  Dung, trong buổi nói chuyện với nhà khoa học nổi tiếng Thẩm Quân Sơn, bà đã nói:
"Tôi đã từng nói với Kim Dung, sao ông chỉ viết tiểu thuyết võ hiệp?.Ông đã viết về một chữ mà người ta xưa nay không giải quyết được, làm bao người điên đảo:đó chính là 'chữ tình'" .
"Tác phẩm của tôi với Kim Dung tuy không giống nhau, nhưng có một điểm về bản chất lại giống nhau.Đó Chính là 'chữ tình'"(Tam Mao"Trong mơ biết bao cánh hoa đã tàn").
Tam Mao là một nhà văn có cá tính, bà đã xem tiểu thuyết Kim Dung với một con mắt rất khác.
Điều đó không có gì lạ lùng,khó lý giải.Cũng như tác phẩm "Hồng Lâu Mộng",cha đẻ của tác phẩm này gọi đây là    một"tiểu thuyết tình yêu", nhưng Lỗ Tấn lại bảo"mỗi người có cách nhìn khác nhau,người bình thường thì thấy đây đúng là một câu chuyện tình cảm lâm ly, nhưng nhà cách mạng lại thấy đây là một tác phẩm thể hiện sự phản kháng chế độ phong kiến Mãn Châu...".("Trung Quốc tiểu thuyết sử lược").Có thể thấy sáng tạo và tiếp nhận là hai chuyện khác nhau, tác phẩm hay hay dỡ là bởi cách nhìn của người xem.Một nhà văn kiệt xuất phải khắc phuc được hạn chế và khó khăn này.
“Hồng Lâu Mộng"cũng vậy, tiểu thuyết Kim Dung cũng thế.
Trong tiểu thuyết Kim Dung, không chỉ có nhân,hiệp,nghĩa,văn, võ..;có nhungw câu chuyện phản Thanh phục Minh,phản Mông phục Tống;bí ẩn chốn cung cấm,dã sử giang hồ...Ngoài ra còn có cả nhung câu chuyện tình yêu gây xúc động lòng người.Tam Mao đã nhờ có trực giác của một phụ nữ, sự nhạy cảm của một nhà văn mà phát hiện ra điều này.
Chữ"tình" đã khiến cho chúng sinh điên đảo,gây nên biết bao câu chuyện đau thương hạnh phúc,dệt nên biết bao giấc mơ cho bao thế hệ con người.
"Ở đây chữ "tình" có nghĩa hẹp và nghĩa rộng, nghĩa rộng của tình yêu bao gồm tình yêu đôi lứa,cha con mẹ con,vợ chồng,dân tộc...Nghĩa hẹp của tình yêu là nói về tình yêu trai gái,"là một sự ngưỡng mộ mãnh liệt về tinh thần và xác thịt giữa nam và nữ"("Luận về tình yêu").
Thế giới tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung vô cùng phong phú,dù ở nghĩa hẹp hay nghĩa rộng.Nhưng để xác định rõ chủ đề,trong quyển sách này cúng ta chỉ luận bàn về tình yêu đôi lứa.
Tiểu thuyết võ hiệp mà có tình yêu, điều này không chỉ riêng có ở tác phẩm Kim Dung.Ngay từ đời Thanh cũng đã có,ví  như trong tác phẩm"Nhi nữ anh hùng truyện",đây là tác phẩm tương đối khá nhất vào thời đó,cho đến thời cận đại, thì xuất hiện những tác phẩm của Lý Định Di.Thập kỷ 30, xuất hiện"Uyên ương hồ điệp phái"với những tác phẩm như"Quỳnh lâu xuân tình","Triều lộ tương tư"của Vương Đọ Lư,Cải Huyền Dịch.Dây là nhưng tác phẩm lớn nhất thời bấy giờ,có ảnh hưởng rất lớn đến tiểu thuyết võ hiệp sau này.
Đến thập kỷ 50 ở hải ngoại nổi lên phái"Tiểu thuyết võ hiệp kiểu mới",hầu như đều đề cập đến chuyện tình yêu nam nữ.Thậm chí có không ít tiểu thuyết,bề ngoài là tiểu thuyết võ hiệp nhưng chỉ viết về tình cảm và dục vọng trai gái.
Trước Kim Dung có Lương Vũ Sinh với bộ"Bạch phát ma nữ truyện"gây được tiếng vang lớn;sau Kim Dung thì có Cổ Long với bộ"Đa tình kiếm khách vô tình kiếm"cũng đuowcj nhiều người biết đến.
Vậy thì tác phẩm Kim Dung có điểm nào khác với họ?
Có ít nhất mấy điểm sau.

         Thứ nhất là tính nghiêm túc
 
Chúng ta nói tính nghiêm túc là đặc trưng thứ nhất của tiểu thuyết Kim Dung là bởi vì trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp, truyện rẻ tiền quá nhiều.Không ít tiểu thyết treo đầu dê bán thịt chó,bề ngoài la tiểu thuyết võ hiệp nhưng nội dung hết sức bậy bạ,chỉ đầy rẫy bạo lực và tình dục...Có rất nhiều người chê bai tiểu thuyết võ hiệp,công bằng mà nói không có lửa thì làm sao có khói.Trong tiểu thuyết không hề có võ, cũng chẳng có hiệp,không có gì đặc sắc,thậm chí không có tình yêu,không có chủ đề tư tưởng,thậm chí cũng chẳng có tình tiết,chỉ có bạo lực với tình dục...May mà,những tác phẩm kiểu này không nhiều.
Một trường hợp khác,đó là xem tình yêu như một thứ gia vị,tác phẩm nào cũng giống nhau,chỉ là phô diễn tình tiết.Nếu như nói những kẻ viết tiểu thuyết võ hiệp mà chỉ có bạo lực và tình dục là không ra gì, vậy thì về mắt nghệ thuật nhưng tác giả chỉ xem tình yêu nhu một thứ phụ liệu cũng không thể gọi là nghiêm túc.Chúng ta đều biết rằng,trong số toàn bộ tiểu thuyết võ hiệp,những tác phẩm nghiêm túc ít hơn loại vớ vẩn.
May mà trong dòng tiểu thuyết võ hiệp còn có những tcs phẩm nghiêm túc,như Kim Dung,Lương Vũ Sinh,và những người sau nay như Cổ Long và Tiêu Dật.Bởi vì thái đọ sáng tác rất nghiêm túc nên tình yêu trong tiểu thuyết của họ cũng đàng hoàng tử tế.Kim Dung,cũng bởi thái độ sáng tác đầy nghiêm túc của ông đã trở thành người đứng đầu trong những nhà văn viết tiểu thuyết võ hiệp.

       Tiếp theo là tính phong phú

Thế giới tình yêu trong tiểu thuyét Kim Dung phong phú đa dạng và đầy màu sắc.Những câu chuyện không hề bị lặp lại.
Về điểm này, rõ ràng Kim Dung đã vượt qua Lương Vũ Sinh và Cổ Long.Lương Vũ Sinh nổi tiếng vớ"Bach phát ma nữ truyện","Vân hải ngọc cung duyên",đây là những tác phẩm nổi bật,nhưng quá câu nệ với sự "chính thống",yêu cầu về mỹ &thiện đã hạn chế sự chân thật sâu sắc và phát triển đa dạng của câu chuyện.Từ đó tạo nên mô thức"anh hùng phải kết mối lương duyên với mỹ nhân".Cổ Long cũng thế,tuy viết ra tác phẩm tuyệt vời như"Đa tình kiếm khách vô tình kiếm",nhưng những câu chuyện tình yêu đương đại đều tương tự nhau.
Nhưng Kim Dung đã tránh được điều đó,mỗi câu chuyện tình yêu trong tác phẩm của ông đều không giống nhau,mỗi câu chuyện đều có sắc thái riêng.
Bộ "Thư kiếm ân cừu lục"đã thể hiện rõ tài năng của Kim Dung về mặt này.Tuyến chính của câu chuyện là bi kịch tình yêu giữa Trần Gia Lạc và Hoắc Thanh Đồng,Ca Ty Lệ,thể hiện rõ những tầng thức khác nhau,sự xung đột phức tạp với những mức độ khác nhau.Ngoài bi kịch của Trần Gia Lạc, chúng ta còn thấy bi kịch giữa Từ Triều Sinh với Vu Vạn Đồng,Viên SĨ Tiêu,Vô Trần đạo trưởng,Dư Ngư Đồng.Tất cả nhuẽng câu chuyện của họ tạo nên một thế giới tình yêu đầy bi kịch.Điều đáng chú ý là những câu chuyện đều không giống nhau.Bi kịch của Từ Triều Sinh là bởi mất tự do trong hôn nhân,là bi kịch của vận mệnh;còn Viên Sĩ Tiêu là bi kịch của tính cách;còn Vô Trần đạo trưởng là bởi si tình,bị người gạt gẫm,phẫn chí xuất gia;còn Dư Ngư Đồng thì đã yêu một người không nên yêu,để rồi đau khổ tột cùng...
Cũng trong bộ truyện này tác giả còn đem đến cho chúng ta những câu chuyện tình yêu đầy thú vị khác.Như tình yêu giữa vợ chồng A Phàm Đề đầy sinh động và hài hước;tình yêu giữa Thái Lai và Lạc Băng;Từ Thiên Hoằng và Châu Khởi;Thiên Sơn song ưng Traàn Chánh Đức và Quan Minh Mai...Mỗi câu chuyện đều khác nhau.Từ đó chúng ta có thể thấy rằng,thế giới tình yêu trong tiểu thuyết KimDung là phong phú và đa dạng,nhân vật có tính cách khác nhau,tình yêu cũng có diện mạo khác nhau.Với những tác giả khác chúng ta không thể thấy điều này.
Tình yêu trong tiểu thuyết Kim Dung còn phong phú không những ở nội dung mà ngay ở phương pháp,kỹ thuật,hình thức kể chuyện cũng rất đa dạng.Có tường tận có sơ lược,có nông có cạn,có vui có buồn,có chính có phụ;có mờ tịt có rõ ràng,có tượng trưng có trừu tượng.Dùng các phương pháp khác nhau để đưa ra cách nhìn khác nhau về tình yêu làm tăng thêm giá trị của tác phẩm."Từ xưa con người đã tìm hiểu bí mật của tình yêu,nhằm nhận ra bản chất của nó,bởi vì tình yêu đem đến niềm vui,nhưng cũng đem đến cho người ta không ít phiền não.Biết bao thời người ta đã bàn rất nhiều về tình yêu ,người ta cũng ca tụng và oán thán tình yêu"("Bàn về tình yêu").
============================================================================================
Nguyên Tác: Nghê Khuông
Dịch Thuật: Cổ Nguyệt
nguon Nhanmonquan