Điểm một vài nội dung chính trong chuyến đi công tác của Thầy Hiệu trưởng tại Nhật Bản từ ngày 9/5 ~ 30/5:
Ngày 9/5: Thầy Hiệu trưởng đã đến Tokyo và họp bàn với ban đại diện trước khi đi thăm các vùng.
Ngày 10/5: Thăm và làm việc với Trường Tokyo Kokusai, Trường Kyoritsu Zaidan.
Ngày 11/5: Thăm và họp bàn sinh viên Akita (gặp 12 sinh viên), sinh viên Morioka (gặp 23 sinh viên).
Ngày 12/5: Thăm và họp bàn sinh viên Sendai (gặp 4 sinh viên), sinh viên Fukushima (gặp 8 sinh viên).
Chuyến đi lần này chủ yếu là để gặp mặt sinh viên, truyền đạt những thông điệp quan trọng để giúp sinh viên tại Nhật biết cách học, định hướng cuộc đời trước khi về nước. Đồng thời, để hỗ trợ kinh tế cho sinh viên, giúp sinh viên có điều kiện tập trung học tập, Thầy trình bày giải pháp là "Quỹ tương trợ Đông Du" để lấy ý kiến của sinh viên.
Nhìn chung, các vùng đến họp mặt tương đối đầy đủ, lắng nghe nghiêm túc. Sau khi nghe giải thích về cách học, nhiều bạn đã hiểu ra vấn đề của bản thân, nhận ra những sai lầm trong việc học của mình và tỏ ra muốn thay đổi để học tốt hơn.
Về Quỹ tương trợ, các sinh viên đều thể hiện sự đồng tình, ủng hộ.
(Tiếp tục cập nhật...)
Ghi chép: Trịnh Đình Thắng
dongdu.org sẽ cập nhập những tin tức mới nhất về chuyến công tác của Thầy,anh em chú ý theo dõi qua link dưới nhé.
Đã bao giờ bạn suy nghĩ nhiều về tương lai của mình?
Thầy đưa các con xuống địa ngục để khi vượt qua địa ngục rồi thì đi đến đâu cũng là thiên đường... Nó vẫn còn nhớ như in, người Thầy với nụ cười hiền đã mang đến cho nó một con đường dẫn đến một tương lai hoàn toàn mới.
18 tuổi, lần đầu tiên xa nhà, vào Đông Du đồng nghĩa với việc sống xa nhà cả hàng nghìn cây số , năm về được 2 lần, năm lại chẳng được lần nào. Nhưng có là gì đâu khi so với những người cả 3,4 năm không về @@
Vào Đông Du đối với nó là cả một chuỗi nhiều may mắn. Nó may mắn được nhận học bổng JASSO cùng với một anh sempai giỏi hơn nhiều khi vẫn còn ở trường tiếng Nhật. Và rồi, nó may mắn được nhận tiếp học bổng khác ngay từ khi bắt đầu vào đại học. Và tất nhiên, có học bổng rồi thì nó có thời gian và công sức hơn rất nhiều các bạn, anh, chị, em của nó không phải đi cày baito nhiều mà vẫn đủ sống. Thời gian đó nó dành đi tham dự những buổi hội họp của anh em Đông Du và tại đó, nó đã may mắn được tiếp xúc với Thầy và các anh chị em giỏi và tâm huyết với Đông Du rất nhiều.
Nhưng nó cũng biết, bên cạnh nó cũng có rất nhiều người không may mắn như nó, không nhận được học bổng, phải đi cày baito suốt ngày thì lấy đâu ra thời gian mà hoạt động này, hoạt động kia. Cho đến một ngày, nó nói chuyện với một số anh chị sempai và nhận ra rằng có nhiều việc nó không được tiếp xúc nhiều, có nhiều chuyện khó khăn nó không phải trải qua như các anh chị ấy nên kinh nghiệm mà nó có cũng không nhiều bằng - đặc biệt là nỗ lực vượt qua khó khăn và suy nghĩ tích cực về mọi việc.
Cuộc đời công bằng đấy chứ - chẳng cho không ai cái gì bao giờ
Nhưng hôm qua, nó đã đi gặp một người - một người đang "cho không" nó rất nhiều thứ, người lặn lội từ cả hơn 5 nghìn cây số, với cái cơ thể mà thứ 4 lên máy bay thì thứ 2 đi khám bác sỹ, tránh hết những giao lưu, gặp gỡ bạn bè cũ, cũng chẳng cần gặp các trường và các tổ chức khác làm gì, chỉ để làm gì các bạn biết không? Chỉ để làm sao dành càng nhiều thời gian cho những đứa học trò của mình càng tốt.
Vì sao?
- Vì Thầy lo những đứa con mình vì lao động mệt quá sẽ bị cuốn vào cái vòng xoay của thất bại vì không có miễn giảm, học bổng -> phải đi cày baito -> không có thời gian học -> kết quả kém -> lại không có miễn giảm, học bổng -> lại đi cày...
Thầy nói: ai cũng vào được đại học, nhưng liệu có phải ai cũng học được trong đại học không mới là vấn đề
Thầy đã đưa chúng nó sang đây, Thầy không thể bỏ mặc chúng nó. Nhất định lần này Thầy phải lập bằng được Quỹ tương trợ Đông Du. NHẤT ĐỊNH!!!
- Rồi Thầy lại lo cho những đứa học sinh mới vào đại học, nó chân ướt chân ráo, vừa vào trường đã phải nộp cả đống tiền nọ tiền kia, liệu có đủ tiền mà sống mà học? Đông Du vốn có tinh thần đoàn kết anh em, Thầy mong mỏi các anh em sempai đoàn kết cùng giúp đỡ mấy đứa kohai, nếu thấy cần thiết thì sắp xếp cho nó ở chung với sempai một thời gian cho đỡ tốn tiền nhà...
- Tiếp đến là Thầy lo cho anh em học trong đại học không biết cách học. Lên đại học rồi, không giống cấp 3 nữa, học đại học phải tự mình tìm tòi, đọc sách là chủ yếu chứ cứ chờ Thầy giảng như thời gian đầu nó vào đại học thì chẳng được cái gì đâu@@
Còn có anh sempai khác - sempai mình cực ngưỡng mộ về thành tích học tập đáng nể, nói với Thầy: nếu sang Nhật du học mà không đọc sách Nhật thì quá phí phạm -> rồi chẳng thu lại được gì. Con thú thật với Thầy là con học năm 3 mà còn tự thấy tiếng Nhật của mình không đủ để học một số môn chuyên ngành. Cái thứ tiếng Nhật mà mọi người dùng để nói chuyện với bạn bè hay đi làm baito đó, nói nhiều thành quen mà được khen là 日本語上手ですね đó chẳng qua chỉ là thứ tiếng bồi thôi, muốn học được thì phải hướng tới một thứ tiếng nhật khác: 高度の日本語. Mà muốn học được thì chẳng có cách nào khác cả - đọc sách. Đọc càng nhiều càng tốt.
- Rồi nữa, Thầy lại lo đến những anh em khác, đặc biệt là sắp tốt nghiệp, anh em đi làm và chuẩn bị về nước. Ai cũng thế cả mà thôi. Nhưng anh em học tập bên này, cho dù có đọc báo, theo dõi thời sự thường xuyên cũng chưa chắc đã hiểu được rõ tình hình Việt Nam mình bây giờ. Thầy sợ anh em về nước sẽ bỡ ngỡ, nhiều chuyện không hiểu, đến lúc đấy mới ngã ngữa ra thì đã không kịp rồi @@
Thầy muốn "báo động" và đồng thời giúp đỡ anh em cùng suy nghĩ và định hướng thật rõ ràng cho tương lai của mình.
Ngồi nghe Thầy và các anh chị em khác nói chuyện, nó cảm thấy nó nhận được rất nhiều. Thầy một lần nữa lại giúp nó củng cố quyết tâm học và tham gia hoạt động của nó. Nó hi vọng rằng, các anh chị ở các vùng khác cũng được nghe Thầy tâm sự, và cùng định hướng tương lai, hi vọng rằng những đứa con của Thầy ai cũng nhận được sự công bằng từ người Cha đáng kính này Baito xin nghỉ khó quá thì phải chịu, tiết học 必修, 専門 thì bó tay, còn lại thì trống lịch là tất nhiên, baito nghỉ một ngày chắc vẫn ổn, cúp tiết chút rồi nhờ bạn giảng lại bài cũng vẫn sống như thường mà ^^ Hi vọng mọi người hiểu được và đến nghe Thầy nói chuyện.
Bật mí nè, Thầy nói Thầy có quà cho các vùng nhé ^^ Không đi không nhận được ráng chịu @@
À quên, nó còn được nghe cả chuyện này nữa nhé: Thầy gặp nhiều người không coi sinh viên Đông Du mình ra gì - bảo là mấy cái đứa nói tiếng Nhật chẳng ra gì, nói gì cũng chẳng ai hiểu. Tứ----c, ức chế >.< nhưng nghĩ đi thì cũng phải nghĩ lại, đúng là tiếng Nhật của mình chưa giỏi, mình phải trau dồi thêm, không thể để người ngoài nhìn Đông Du và nói như thế được. Đông Du mình ngày càng đông - hơn 1300 sinh viên rồi đấy, nên hình như mọi người ngày càng tiến xa nhau ra và tụ thành những nhóm nhỏ mà không có cái nhóm lớn. Hi vọng rằng qua chuyến đi này của Thầy, ngọn lửa đoàn kết trong anh em sẽ lại được thắp sáng, mọi người cùng góp sức xây dựng tập thể Nhất định phải cố gắng để mấy cái ông ế trố mắt ra mà nhìn >.<
Phạm Thị Thanh Huyền - DD 10/2010
横浜国立大学-理工学部-機械工学材料系学科-材料EP
Thời gian gần đây, các Du học sinh Đông Du đã tổ chức nhiều hoạt động học tập có ý nghĩa, như Hội thảo Đông Du, giao lưu Sempai trước 1975, giao lưu Kohai mới vào đại học... Thầy và các giáo viên trong trường rất vui vì tinh thần học hỏi lẫn nhau của các em và hi vọng tinh thần đó sẽ lan rộng hơn nữa.
Chúng ta đi Nhật Bản là để học tập, mong sao tương lai sẽ trở về đóng góp công sức vào việc xây dựng đất nước giàu mạnh. Đất nước chúng ta còn nghèo, khoa học kỹ thuật hầu như không phát triển. Mặc dù cuộc sống của người Việt Nam đã khá hơn, nhưng vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu tài nguyên. Chúng ta không có đủ năng lực để gia tăng giá trị sản phẩm, sản xuất ra những hàng hoá tốt... Chính vì thế, chúng ta phải luôn luôn ý thức sứ mệnh của mình, không ngừng phấn đấu học tập để đem tiến bộ khoa học, kỹ thuật về nước.
Du học sinh Đông Du được xã hội nể phục vì tinh thần đoàn kết, chịu khó. Tuy nhiên, đừng vì thế mà tự mãn. Ít ai trong chúng ta tự thú nhận rằng tiếng Nhật của mình còn yếu. Tiếng Nhật còn hạn chế khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn khi tiếp thu kiến thức. Chúng ta phải mất rất nhiều thời gian để đọc và hiểu những trang sách ở đại học, trong khi chúng ta không có nhiều thời gian để đọc sách. Vừa làm, vừa học đòi hỏi chúng ta phải đọc sách một cách hiệu quả. Phải trau dồi tiếng Nhật, đọc sách Nhật từ trước khi vào đại học. Vào đại học rồi phải tập đọc sách chuyên môn từ sớm. Nói chung, tiếng Nhật là chìa khoá của việc học, có tiếng Nhật thì sẽ có kiến thức, không có tiếng Nhật thì sẽ không có kiến thức.
Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Có nhiều tiến bộ tốt, nhưng chưa thấm vào đâu so với những khó khăn phải đối mặt. Đất nước đang phải tự thay đổi để thích ứng, tự làm chủ cuộc sống cạnh tranh. Trong nước, ai ai cũng nhận thức được điều này. Còn chúng ta thì đi du học nên không được chứng kiến những bước khó khăn, thăng trầm của đất nước. Đó là thiệt thòi lớn đối với chúng ta. Chúng ta chỉ có thể bù đắp điều này bằng kiến thức học được ở Nhật. Chính vì thế, chúng ta phải hăng say học tập, lấy việc học để tiếp thu kiến thức là ưu tiên hàng đầu. Nếu không thì khi về nước, chúng ta sẽ thua kém những người học tập trong nước.
Vậy, chúng ta đã học tốt hay chưa?
Gần đây, Du học sinh Đông Du về nước ngày càng đông. Ai cũng tìm được việc làm và một số người kinh doanh độc lập. Tuy nhiên, theo đánh giá của Trường, du học sinh Đông Du còn thiếu rất nhiều kiến thức. Cả kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức tổng quát. Ít ai về Việt Nam làm đúng chuyên môn của mình. Hầu hết vào làm ở công ty Nhật với vai trò thông dịch. Còn ít người đủ tự tin lập công ty riêng.
Cái chúng ta có là tiếng Nhật, đủ để giao tiếp và thông dịch. Kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội tiếp thu được trong suốt quá trình du học còn rất hạn chế. Thậm chí, không ít người đọc sách chưa lưu loát! Phải chăng, chúng ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để đến trường, nhưng chúng ta học được quá ít. Hay là chúng ta chưa thực sự bỏ sức ra để học? Đây là câu hỏi lớn mà Thầy đang đặt ra cho mỗi chúng ta.
Chúng ta phải học ra sao đây?
Học thì phải có Thầy. Ngoài người Thầy đứng trên bục giảng, chúng ta còn có những người Thầy khác. Thí dụ, Sách, Bạn bè, Cuộc sống. Người Thầy trên bục giảng có thể nhiệt tình với chúng ta ngay cả khi chúng ta không muốn tiếp thu. Nhưng còn những người Thầy này sẽ không dạy cho chúng ta điều gì nếu chúng ta không nỗ lực tìm đến.
Ai cũng đều biết Sách của Nhật đều là sách tốt, kiến thức rõ ràng. Nhưng cần tiếng Nhật phải thật vững, đọc nhiều lần thì mới hiểu được vấn đề cốt lõi. Đặc biệt, sách khoa học thì cần phải có nền tảng cơ bản từ Toán, Lý, Hoá. Sách của người Nhật không thừa một chữ nào. Mỗi chữ đều có ý nghĩa. Khi đọc phải hiểu cặn kẽ từng chữ thì mới nhìn được kiến thức phía sau con chữ. Đọc xong mà thấy hay thì mới đúng là hiểu. Đọc xong mà thấy lờ mờ thì chưa hiểu, phải đọc đi đọc lại mới hiểu được. Tiếng Nhật là bức tường lớn,nhưng không thể tránh, chúng ta cần phải vượt qua, chỉ cần học tỉ mỉ là được. Đừng bao giờ được tự mãn về khả năng tiếng Nhật của mình.
Bạn bè là những người Thầy lớn nếu biết chia sẻ. Nếu cởi mở với bạn bè, chúng ta sẽ có thể học hỏi ở bạn rất nhiều điều. Bạn bè càng thân thiết càng dễ cởi mở. Giữa hai người bạn cần phải có chung chủ đề, và sẵn sàng đôi co để cùng tìm hiểu đến cùng. Khi thảo luận về một đề tài, cần phải tập cho mình khả năng trình bày. Nhiều khi mình nghĩ đúng nhưng nói ra thì không ai hiểu. Phải tập viết về một đề tài, tập trình bày diễn thuyết (speech) thì khi thảo luận mới có thể truyền đạt ý kiến của mình cho người khác. Và điều trước tiên là phải biết lắng nghe người khác trình bày. Nghe giỏi thì mới có thể nói giỏi được. Có những người bạn để tranh luận, chia sẻ là điều đáng quý.
Để vào được đại học công lập đã khó, để học tốt ở đại học lại càng khó hơn. Sinh viên Nhật thích chơi nhiều hơn thích học. Chúng ta không nên quá sa đà vào thú vui của họ. Các giáo sư đại học ít chú tâm đến tâm tư của từng học trò. Việc học ở đại học là tự học. Nỗ lực học hay không là từ động lực của bản thân mình. Thời gian của chúng ta bị giới hạn rất nhiều. Cho nên chúng ta càng phải tận dụng tối đa thời gian và tập trung cao độ. Phải tìm cho mình động lực thật lớn để lao vào việc học.
Thử nghĩ lại xem, sinh viên Đông Du chúng ta đi Nhật để làm gì? Trước khi đi Nhật chúng ta đã ước mơ những gì? Chúng ta từ bỏ ước mơ hay chưa? Chúng ta phải đánh đổi rất nhiều thứ để có được 4 năm đại học. Cũng có rất nhiều người chúng ta đã hi sinh vì việc học của chúng ta. Vì thế, không thể nào chúng ta không cố gắng hết mình. Hãy trở lại với ước mơ của mình để sống hết mình vì nó. Chí càng lớn thì chúng ta càng quý thời gian của mình. Chí càng lớn thì chúng ta càng biết khát khao kiến thức. Có khát khao kiến thức thì chúng ta mới biết coi trọng việc học của mình. Đó mới chính là xuất phát điểm của chúng ta.
Đối với bạn bè và những người xung quanh, đừng nên cố che đậy sự thiếu hiểu biết. Hãy thành thật mỗi khi không biết, hãy cởi mở lắng nghe sẵn sàng tiếp thu những quan điểm mới. Ham học hỏi không chỉ ở sách vở, ham học hỏi cả đối với bạn bè và những người xung quanh. Thật xấu hổ nếu như người khác biết mình thiếu hiểu biết. Nhưng không xấu hổ thì chúng ta không thể nhận ra mình còn thiếu sót. Vì thế nên đừng ngại xấu hổ, đó cũng là động lực của việc học.
Chúng ta được sống trong môi trường khoa học kỹ thuật tiên tiến. Chúng ta có thể nhìn thấy các vấn đề của đất nước và cùng bạn bè nghĩ ra phương hướng giải quyết. Chúng ta có thể thảo luận về nhiều vấn đề, như vấn đề an toàn giao thông, vấn đề lũ lụt, vấn đề giáo dục, văn hoá, kinh tế, giáo dục... Bắt đầu từ những vấn đề đơn giản nhất. Không cần phải chuyên ngành mới có thể nghĩ được mà ai cũng cần phải suy nghĩ, phải hiểu. Quan trọng không phải là ai đúng, mà là cùng nhau tìm hiểu, từ đó chúng ta sẽ có thể mở mang kiến thức. Chúng ta phải có khả năng lý giải nhiều vấn đề, phải có tầm nhìn rộng thì mới có thể thành công trong công việc chuyên môn.
Trường Đông Du đặt rất nhiều kỳ vọng vào các Du học sinh. Mong muốn các sinh viên Đông Du có đủ đức, đủ tài để thay đổi xã hội, gánh vác trách nhiệm khi đất nước cần chúng ta. Thầy ở nhà luôn dõi theo các anh em ở Nhật và OB đã về nước. Thầy luôn luôn đau đáu vì thấy các anh em học hành chưa thành công. Thầy và các giáo viên trong trường mong rằng các em sẽ suy nghĩ nhiều hơn nữa về chuyện học. Đất nước đang cần những người tài, nhưng không thể có người tài nếu chúng ta thiếu hiểu biết. Muốn có hiểu biết, không có cách nào khác là chúng ta phải chấp nhận gian lao, chuyên tâm việc học. Các em hãy tự suy xét lại việc học của mình, tự nhìn lại mình mà phấn đấu vươn lên. Đừng ngại khó khăn gian khổ.
Lời cuối cùng, chúc các em sức khoẻ và học tập thật tốt.
TRƯỜNG NHẬT NGỮ ĐÔNG DU
Trịnh Đình Thắng - Cựu DHS khoá 2003
Mỗi năm, ở Nhật có nhiều lễ hội khỏa thân được tổ chức nhưng Saidaiji Hadaka là độc đáo nhất!
Khi mà không khí hồi hộp căng thẳng của mùa thi đại học còn chưa kịp dứt ( mùa thi bắt đầu từ tháng 11 vơi những trường thi sớm và kết thúc vào cuôi tháng 2 đầu tháng 3 vơi những trường thi muộn) thì với những tân sinh viên chúng tôi, niềm vui đỗ đạt đã hòa vào với bao nỗi lo toan về cuộc sông mới, môi trường mới. Rât may mắn vì khóa học sinh năm nay được Ban đại diện Đông Du và các anh chị sempai đứng lên tổ chức buổi giao lưu để chia sẻ quá trình và những khó khăn của bản thân, những kinh nghiệm quý báu khi học tại đại học- một chặng đường mới trong hành trình thực hiện ước mơ của chúng tôi.
Buổi giao lưu được tổ chức ngày 17/3/2013 tại 川崎青少年の家 nơi các em ko2 phát báo đang học giao thông, do muốn kết hợp giao lưu và cổ vũ các em đi thi luôn. Thành phần tham dự: Cô Quang TỊnh Nghi, các sempai đang học 大学、大学院、 và sắp học 博士. ko2 sắp học đại học, ko2 fat báo năm 1.
Nội dung chính:
1. Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Kohai sắp vào đại học
2. Bàn một chút về hướng cần đi của tập thể sinh viên Đông Du
3. Bàn về kế hoạch trại hè 2013.
PHẦN1: KINH NGHIỆM HỌC ĐẠI HỌC.
@大学の流れ:
Buổi giao lưu được bắt đầu bằng bài phát biểu của chị Trâm năm 4 横浜国立大 ( sắp tới chị sẽ vào học 早大^^):
Về 4 năm 学部:
+ theo chi năm quan trọng nhất là năm 1 và năm 2. Vì đây là thời điểm học các kiến thức cơ bản cần thiết , làm nền tảng cho năm 3, năm 4 và cũng là khoảng thời gian giúp mình định hướng cái mình thực sự muốn học, muốn nghiên cứu sau này. Chị cũng khuyên mọi người nên học chắc Toán, Tiếng Nhật, Tiếng Anh.
* Toán là nền tảng cho tất cả các môn khác Lý, Hóa, cũng dựa nhiều vào toán mà ra.
*Tiếng Nhật, không chỉ dừng ở trình độ đọc hiểu mà còn phải tiếp tục trau dồi. nên tự học cả Kính ngữ, biểu hiện giống người Nhật. Điều đó sẽ giúp mình tạo được vị thế và được tôn trong hơn khi nói chuyện với họ. Thêm nữa, hầu hết những người học Tiếng Nhật giỏi đều là những người ham ĐỌC SÁCH. Đọc sách là phương tiện để giao lưu và nâng cao tiếng Nhật. Nhưng không phải ai khi đọc bất cứ cuốn sách nào cũng sẽ thuộc lòng từ a-z, có thể nói ra bất cứ lúc nào, nên tốt nhất là nên MEMO lại.
* Tiếng Anh: về tầm quan trọng của nó thì chắc không cần nói các bạn cũng đã biết..
Cùng với đó, việc đọc báo, cập nhật tin tức và giao lưu xã hội cũng rất cần thiết, rất có ích đặc biệt khi xin việc vào năm 3.
+ năm 3,4: là thời điểm phải đưa ra lựa chọn tiếp tục học lên cao học hay tốt nghiệp và đi làm luôn.
*Thi cao học: thường có 2 kì vào tháng 8 hoặc tháng 1, 2 ( năm 4 đại học). Nếu đã xác định mục tiêu rõ ràng cụ thể thì các bạn nên thi và cố gắng đậu vào đợt 1. Rồi sau đó tranh thủ đi tìm học bổng cho 2 năm học tới. Xin học bổng thường bắt đầu nộp hồ sơ vào tháng 10. 11 , phỏng vấn vào học kì 2 năm 4.
* Đi làm: Khác với ở Việt Nam. tại Nhật, sinh viên phải bắt đầu chuẩn bị cho 就活 từ tháng 10, tức là học kì 1 của năm 3. Mua vest, tham dự 説明会、các buổi hội thảo để học ビジネスマナー.. rất bận rộn. Nên nếu không có định hướng cụ thể thì sẽ rất khó khăn.
*Câu hỏi, thắc mắc:
+Tại trường đại học thường có lớp học tiếng Nhật cho người ngoại quốc, theo chị lớp học đó thế nào ạ?- Hiệu quả nhưng chưa đủ. Do thành phần học sinh có cả những người chỉ chuyên dùng và học bằng tiếng Anh, chỉ học tiếng Nhật ở trình độ giao tiếp bình thường. Thêm nữa thời gian học cũng bị giới hạn nên tốt nhất là các em nên tự tìm hiểu thêm.
+Có nên tham gia vào サクール?- Không nên tham gia quá nhiềuvì du học sinh tư phí cong phải làm baito, cũng không có nhiều thời gian. Mà các hoạt động này thường chiếm tới 2- 3 buổi 1 tuần. Thay vào đó các em nên tham gia các buổi như 勉強会.... rất có ích. Anh Nam bổ sung: theo anh tham gia cũng tốt. Thêm nữa không bắt buộc phải tham gia tất cả các buổi trong tuần, có thể nói trước với người tổ chức, tham gia 1 buổi 1 tuần cũng được. Tùy theo điều kiện bản thân mà sắp xếp.
+Không nghe được thầy nói gì trong giờ học thì có nên ghi âm: Giáo viên dễ tính thì có thể ghi âm chụp ảnh cũng được, nhưng không nên ghi âm nhiều môn quá. Chi môn nào quá khó thôi, vì sẽ không có thời gian để nghe lại tất cả. Đầu tiên nên cố gắng nghe giảng chăm chỉ. Bài chép không kịp thì có thể mượn bạn người Nhật, nhưng nếu biết là không hiểu chỗ nào thì cuối giờ có thể ở lại hỏi thầy cô luôn.
@大学院に進学する理由:
Chị Hồng năm 4 山梨, sắp tới chị sẽ học 大学院 tại 東工大. Chị đã chia sẻ lí do học lên daigakuin của mình: do cảm thấy 4 năm đại học kiến thức chưa sâu và muốn nghiên cứu nhiều hơn về ngành mình đang học. Vì chị lên học cao học tại trường đại học khác trường hiện tại đang học nên sẽ vất vả hơn so với các bạn khác. Chị đã quyết định và bắt đầu ôn tập cho việc thi 大学院 từ đầu năm 3. Tùy từng chuyên ngành, ngành của chị thi 4 môn. Về tài liệu ôn thi và kakomondai thì do chị có liên lạc với thầy giáo phòng nghiên cứu và thầy giáo đang dạy mình nên được giúp đỡ rất nhiệt tình, không có nhiều khó khăn.
Chị Thùy Tokodai: Học lên Master thực sự là rất vất vả. Để có thể học tốt và thu được kiến thức cho mình thì các bạn nên chú ý những điều sau đây:
+Luôn giữ trong mình ý chí phấn đấu, và ước mơ của bản thân: tương lai mình muốn làm gì? Muốn trở thành người như thê nào?
+Suy nghĩ kĩ trong việc chọn lap, nghiên cứu vì nó sẽ gắn bó với tương lai của mình. Hãy tìm cái mà bạn thực sự có hứng thú thì mới có thể hăng say và nhiệt tình với nó.
Theo chị, học xong đi làm luôn chưa hẳn đã là không hay. Vì kinh nghiệm thực tế bao giờ cũng có ích hơn học chỉ để lấy kiến thức, Nên muốn lựa chọn thì phải xem xét kĩ xem nó có phù hợp và có thực sự cần thiết với bản thân hay không. Thêm nữa, phải luôn cô gắng học tập và trau dồi bản thân, tạo được vị thế cho mình. Chúng ta đi TÌM việc chứ không phải là đi XIN việc. Tuyển dụng ta là cả ta và công ty tuyển dụng đôi bên đều có lợi. Nghĩ như thế thì hành trình xin việc sẽ có nhiều lợi thế hơn. Các công ty tuyển dụng quan tâm đến việc chúng ta suy nghĩ gì, muốn làm gì chứ không quan tâm đến bằng cấp( sinh viên năm 3 tất nhiên là chưa có bằng và rất ít 資格). Do hầu hết các 単位 được lấy vào năm 1, 2 nên năm 3 có nhiều thời gian cho việc này. Dù các bạn có ý định học tiếp sau đại học thì nếu thích vẫn có thể tham gia vào các hoạt động xin việc. Học mana, chọn 1 vài công ty để đi phỏng vấn thử lấy kinh nghiệm, sẽ rất có ích khi xin việc sau khi học xong. Nếu có lỡ đỗ^^ thì vẫn có thể xin nghỉ đi học tiếp với lí do muôn trau dồi thêm chẳng hạn... Có bạn mạnh dạn thắc mắc: Có phải vì học lên cao học thì lương ban đầu sẽ cao hơn mà các anh các chị đi học cao học không ạ?- Đại đa số các công ty lương cao học có cao hơn. Và học 学部 thì có thể làm bất cứ việc gì. 一般, còn học lên cao học do đã chuyên sâu nên chỉ làm được duy nhất cái mà mình đang học. Đương nhiên là về tính chất và độ chuyên sâu của công việc được giao sẽ khác hẳn so với 学部生。 Tóm lại, vì đam mê với cái mình đang học và muốn tìm hiểu sâu hơn nên mới lên cao học, Anh Thắng Tokodai cũng bổ sung thêm lí do lên cao học: 考えるプロセスを学ぶため。
Bài phát biểu tiếp theo là của a Hải đang học tai trường 宇都宮大学 năm 4 ngành 土木. Anh kể lúc đầu định lên học cao học tại trương Todai. Cũng có chuẩn bị ôn thi nhưng không liên lạc trước với giáo viên trường mình và giáo viên trường mình muốn thi. Kết quả là anh bị trượt trưởng Todai. Nhưng với quyết tâm và lòng đam mê của mình, anh vẫn quyết định học tiếp 1,5 năm 大学院 và 2 năm 博士 tại trường đại học của mình. Anh cũng nhắn rằng: không phải chỉ ở những trường lớn và nổi tiếng, mà ở các trường đại học khác vẫn có những giáo viên giỏi, quan trọng là các em phải học đàng hoàng. Để thành công, theo anh có 3 yếu tổ rất quan trọng :
+ Đ: Đam mê: Tất nhiên cũng cần phải có sẵn cho mình những kiên thức quan trọng cần thiết. Nhưng rõ ràng nếu không có đam mê, khi nhìn bạn bè đi làm kinh tế tốt hơn, kinh nghiệm nhiều hơn.... chắc chắn ý chí sẽ bị lung lay.
+K: Khiêm tốn: Đi du học không có nghĩa là nhất định sẽ giỏi hơn các bạn ở Việt Nam. Thêm nữa, cách suy nghĩ và làm việc của người Nhật và người Việt có nhiều điểm khác nhau. Do vậy cần phải khiêm tốn và luôn trau dồi bản thân. Tuy nhiên cơ hội đi du học cũng không phải là dễ mà có, vì vậy phải biết học cái hay, cái tốt của người ta. Ví dụ như: phong cách làm việc siêng năng, tỉ mỉ, xây dựng các mối quan hệ tại Nhật....
+ D: Dũng cảm: thời gian bắt đầu lên cao học, rất không may khi anh không xin được học bổng nào. Vừa đi học vừa đi làm thực sự rất vất vả, nhất là trên cao học phải thực nghiệm, nghiên cứu nhiều. Nhưng với quyết tâm và lòng dũng cảm của mình, anh đã vượt qua thời kì khó khăn đó.
Anh Phạm Huynh, một thời huyền thoại của các ko2 phát báo do đang giúp ko2 học giao thông ở phòng bên cạnh nên cũng được mời sang chia sẻ đôi chút kinh nghiệm. Anh tâm sự: 2 năm đầu rất quan trọng. Nếu không học tốt các em sẽ không theo được ở năm 3- 4. Đặc biệt chú ý đến các kiên thức về đạo hàm, tích phân. Nếu có gì khó hiểu các em nên mua thêm sách như 分かりやすい。すぐわかる。。 về đọc và tham khảo thêm.
Anh Đăng đang học ngành 機械 tại 埼玉大学 có giới thiệu sơ lược về 4 năm học của mình:
*năm 1: học toán, lý, tích phân, vi phân....
*năm 2: kiến thức cơ bản về ngành.
*năm 3: chuẩn bị xin việc. Chú ý đến SPI- chỉ số về năng lực suy nghĩ, một trong những điều kiện cần để xin việc.( bonus: bạn có thể tham khảo sơ qua ở trang này.....saisokuspi.com/gaiyou/spitoha/. Theo mình biết cũng có rât nhiều sách liên quan đến chỉ sổ này. có thê dễ dàng tìm thấy ở các hiệu sách... Cứ học tốt năm 1, năm 2 đi đã )
*năm 4: vào lap....
Anh tâm sự: lúc mới vào làm việc, các công ty bên Nhật dạy cho mình rất cẩn thận và kinh nghiêm thực tế cũng giúp năng lực được phát triển. Còn nếu đi học tiếp thì phải thực sự có đam mê, phải biết mình thích cái gì, và quan trọng nhất là chọn phòng nghiên cứu, giáo viên sẽ chỉ đạo mình. Về việc tìm học bổng, anh khuyên khi đăng kí nên tìm hiểu xem tổ chức cho học bổng cần ngừoi như thế nào? Có tổ chức cẩn người học giỏi, nhưng cũng có những tổ chức bên cạnh học giỏi còn cần năng động, hoạt bát trong các hoạt động xã hội..... Tìm hiểu kĩ sẽ giúp mình có lợi thế hơn và cơ hội cao hơn.
Anh Tiến đang học 機械 tại 埼玉大学: Năm đầu do còn tiền tiết kiệm khi phát báo nên anh không làm baito, chỉ tập trung vào học. Kết quả tốt. Đến năm 2, hết tiền tiết kiệm, anh chuyển ra tiệm báo xa trường và bắt đầu làm baito. Công việc phải dậy từ sáng sớm rất mệt mỏi. Lại thêm những hôm trời mưa tuyết, không dạy đi học nổi, thường xuyên đi muộn. Kết quả là bị mất tiết, có nhiều thứ không được học, và về đến nhà là muốn nghỉ ngơi, ngồi vào bàn tự học cũng khó. Năm 2 anh bị tụt 40 bậc thành tích trong khoa. Đến năm 3, rút kinh nghiệm từ thất bại đã qua, anh chuyển đến tiệm báo gần nhà. Sắp xếp thời gia học và baito hợp lí hơn nên kết quả cũng tốt hơn. Nhưng anh cũng tâm sự: Xuống thì rất nhanh mà lên cực kì khó. Do vậy lúc nào cũng phải cố gắng, tăng được thì tốt mà nếu không cũng phải giữ được vị trí hiện tại. Về baito: nên có tâm lí chuẩn bị ngay từ đầu. Kiến thức năm 1 không dễ nhưng vẫn có thời gian nhiều hơn so với năm 3, 4. Đừng để nước đến chân mới nhảy. Về học bổng thì kinh nghiệm của anh là: tinh thần tập thể rát quan trọng.
Anh Cường 横浜国立大1年次 Các bạn ko2 sắp vào đại học chắc hẳn đang rất hoang mang với môi trường đại học, Ngày xưa anh cũng như vậy. Khác với ở trường Nhật ngữ, giờ đây xung quanh ta sẽ chỉ toàn là người Nhật. Học chung với họ, điều đầu tiên ta sẽ cảm thấy bản thân khác họ rất nhiều: ngoại hình, suy nghĩ, giọng nói...Nhưng theo anh, chúng ta không nên cố gắng bắt chước theo họ. Hãy biết chấp nhận sự khác biệt, giữ lại cho mình những điểm tốt vốn có và học tập những điểm tốt của họ thôi. Hãy xác định: HỌC là để lấy kiến thức, học vì lòng đam mê. Tuy nhiên ở 1 khía cạnh nào đó, thành tích cũng quan trọng vì nó giúp ta có nhiều cơ hôi lấy học bổng. Với những môn quá khó có thể xin kakomondai của spai về làm, Thêm nữa cách tính điểm của thầy cô phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên dù thế nào cũng phải cố gắng đến cùng. Trong năm 1, có 1 môn mà điểm thi giữa kì của anh chưa được tới điểm trung bình, Nhưng do cố gắng ở kì thi cuối kì nên đã thu được kết quả không tồi. Bài học khiêm tốn lại được anh đưa ra qua sự liên hệ giữa hình ảnh nước sông và nước biển. Biển bao giờ cũng thấp hơn. rộng hơn sông nên thu và chứa đựng được nhiều nước hơn sông. Theo anh thì nên tham gia vào 部活 trong trường. Về cách học: Tùy từng môn học mà có cách học riêng. Có môn phải chú ý nghe giảng, cũng có môn chủ yếu tự học là chính. Phải luôn luôn chủ động và xác định: Học là việc của MÌNH.
Chị Huyền đang học 材料 tại 横浜国立大bổ sung thêm về phần học Tiếng Anh: rất quan trọng và rất có ích cho bản thân. KÌ nghỉ vừa rồi chị có về Việt Nam và thấy mình còn thua kém bạn bè rất nhiều. Tốt nhất là nên tập trung học và nâng cao các kĩ năng trong năm 1, 2. Nói được tiếng Anh, cơ hội giao lưu tiếp xúc của mình cũng không chỉ bó hẹp ở người Nhật và các bạn ngoại quốc nói tiếng Nhật mà còn với các bạn chỉ sử dụng tiếng Anh nữa.
Sơ lược về trường 専門 và những kinh nghiệm học tại đây: Anh Du khóa 2008 chia sẻ rằng có nhiều kiểu trường senmon. Có những trường tốt, học suốt từ 9 g sáng đến 4 giờ chiều. Lượng kiến thức lớn, do tương đương với 4 năm đại hoc. Cũng có những trường senmon không quan tâm nhiều đến việc học của học sinh nên phải tự học là chính. Anh Nam- sempai cũng từng học senmon và sau đó lên học năm 3 đại học bổ sung thêm : so với đại học, các trường senmon liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp, thầy cô quan tâm nên cơ hội tìm kiếm việc làm cũng nhiều hơn.
Được xem như là nội dung chính của buổi giao lưu, phần này được cả các bạn ko2 và các sem pai tham gia hưởng ứng rất nhiệt tình. Tuy số lượng người tham dự chưa được đông cho lắm nhưng rất hiệu quả và đã thật sự thành công. Dường như sem pai nào cũng muốn tâm sự thật nhiều về những gì mình đã trải qua để mong ko2 rút kinh nghiệm không lặp lại sai lầm. Việc chấp nhận và nói ra thất bại của bản thân vốn không dễ dàng gì. Vậy mà các sem pai đã cởi mở tấm lòng, tâm sự với chúng tôi giống như những người anh, người chị trong gia đình vậy. Dù không trực tiếp lên phát biểu nhưng buổi giao lưu còn có sự tham dự của cả các anh chị sem pai từ rất xa như anh Kiên 大阪大、anh Chiến 信州大.
PHẦN 2: HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TẬP THỂ ĐÔNG DU
Từ tháng 4, các bạn ko2 sẽ đi học tại các đại học, senmon, kosen trên khắp mọi miền của đất nước Nhật Bản. Du học sinh rất đông nhưng việc liên lạc, trao đổi thông tin giữa các vùng vẫn còn rất yếu. Vì vậy ban đại diện Đông Du đã bày tỏ mong muốn chính các bạn ko2 được tham dự buổi giao lưu này sẽ là nòng cốt tạo liên lạc chặt chẽ giữa các vùng miền với BĐD. Đồng thời cũng đã đề cử ra nhóm chuẩn bị làm Góp sức mùa thi cho các em khóa 2014, bổ sung thêm lực lượng cho dongdu.org... Các ko2 đã rất nhiệt tình nhận trách nhiệm. Hi vọng tập thể Đông Du sẽ có 1 năm thành công.
Về đại diện các thầy cô ở Việt Nam, anh Thắng đã mời cô Quang Tịnh Nghi lên phát biểu. Cô rất cảm ơn các sempai đã tổ chức 1 hoạt động bổ ích như thế này cho các bạn ko2. Tuy nhiên, cũng phải nhìn thẳng rằng: tại sao có những sự kiện hay như thế này mà công tác PR của chúng ta còn quá kém. Có học sinh khi cô hỏi tại sao không tham gia thì nói rằng: vì em không biết. Các phụ huynh, cha mẹ của các em du học sinh cũng rất quan tâm và thường xuyên theo dõi thông tin trên trang web của nhà trường. Nếu những thông tin này được đưa lên thì cha mẹ các em cũng yên tâm hơn. Và cả các em du học sinh không được tham dự buổi giao lưu cũng có thể thu được những thông tin bổ ích như thế này. Cô cũng nhắc ban đại diện nên có sự liên lạc chặt chẽ hơn với các cô giáo ở Việt Nam. Các sempai đã trải qua rồi, chắc chắn sẽ có nhiều điều muôn dặn dò các em. Nhưng nếu không có được sự thông nhất giữa thầy cô và các sempai, mỗi bên hướng dẫn 1 kiểu cũng giống như lời cha và lời mẹ dạy khác nhau, chắc chắn đứa con sẽ hoang mang. Cô cũng động viên, khen ngợi các hoạt động mà BĐD nói riêng, các anh chị sempai nói chung đã tham gia tổ chưc thành công cho ko2 và hi vọng truyền thống này sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy hơn nữa.
Ý kiến đóng góp và xây dựng:
*Do thiếu lực lượng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng trang dongdu.org- ngôi nhà của du học sinh tại Nhật vẫn còn sơ sài về nội dung và tính cập nhật chưa cao. Ban quản lí đã tuyển thêm các ko2 mới và hi vọng sẽ có thể khắc phục phần nào tình trạng này.
*Bạn Đinh Thành Hưng k2011: Về việc chia sẻ thông tin, ai quan tâm và tìm hiểu thì sẽ biết rất nhiều, còn ai không quan tâm và không có ý định tìm hiểu thì hoàn toàn không biết gì, dù là có đăng, phổ biến thông tin đến thế nào. Theo em phải làm gì đó để thay đổi ngay từ trong cách suy nghĩ của mọi người.
PHẦN 3: KẾ HOẠCH TRẠI HÈ 2013
Nghe các anh chị sem pai đồn rằng trại hè Đông Du vui lắm! Tuy mới được tổ chức có 2 lần vào năm 2006 và 2009 nhưng đã để lại những ấn tượng không thể quên cho những ai từng tham gia. Thường thì trại hè được tổ chức 2 ngày, thuê nguyên 1 quả đổi cho khỏang 400- 500 người( năm nay chắc là nhiều hơn thế). Nghe nói năm trước có cả cô Duyên và thầy hiệu trưởng tham gia. Cũng được đốt lửa trại, hát hò, vui chơi, được hội ngộ với bạn bè, Thầy, cô. Và còn được gặp rất nhiều đại sem pai rất すばらしい nữa. Mỗi lần tham dự xong dường như ngọn lửa Đông Du, ngọn lửa quyết tâm nhen nhóm trong lòng lại rực cháy lên, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua hết những khó khăn trước mắt. ( Nghe kể thôi mà cũng thấy háo hức.)
Năm nay BĐD cũng muốn khôi phục lại tinh thần Đông Du như thế qua việc tổ chức trại hè. Nhưng do nhân lực còn ít, và để tổ chức 1 sự kiện quy mô như vậy cũng không đơn giản gì. Vì còn đang lưỡng lự nên BĐD mà đại diện là a Thắng đã đứng lên hỏi ý kiến các bạn có mặt tại buổi giao lưu. Nên ĐÁNH hay nên HÒA??? Tất cả các bạn đã đồng loạt giơ tay thật cao hưởng ứng: ĐÁNH. Trên gương mặt ai cũng hiện lên nét hào hứng và phấn khởi với sự kiện này. Chúc cho trại hè 2013 thành công tốt đẹp.
Kết thúc buổi giao lưu, dưới sự điều khiển của anh Thắng, mọi người đã cùng nhau vỗ tay để kết thúc. Ở Nhật, kết thúc seminar, benkyokai... người ta thường cùng nhau vỗ tay. Tiếng vỗ tay càng lớn, càng đều càng thể hiện được quyết tâm và sự nhất trí đồng lòng của những người tham dự. Rất khó để làm được điều đó vì chỉ vỗ tay 1 lần. Hầu hết những bạn tham dự đều lần đầu tiên biết đến việc này. Vì sợ mọi người chưa quen nên định thử một lần rồi mới làm thật. Nhưng thật bất ngờ. lần làm thử cũng là thật luôn vì tiếng vỗ tay của mọi người đều như một.
Tiếng vỗ tay rộn vang ấy cũng đã kết thúc buổi giao lưu đầy bổ ích và ý nghĩa đối với chúng tôi. Không khí buổi giao lưu vừa rất thân thiện, gần gũi nhưng cũng nóng không kém gì so với 大学説明会 được tổ chức cách đây 6 tháng. Có lẽ vì thông tin mà các anh các chị chia sẻ hữu ích quá, thiết thực quá. Cảm ơn cô Nghi, cảm ơn ban tổ chức và cảm ơn tất cả các bạn đã đế tham gia buổi giao lưu để buổi giao lưu được thành công dù đây mới là lần tổ chức đầu tiên. Hy vọng những năm sau hoạt động này cũng sẽ diễn ra sôi nổi, phong phú và thành công hơn nữa.
P/S: Hi vọng bản tổng kết này có thể giúp các bạn không có cơ hội tham gia buổi giao lưu cũng nắm được những ý chính và thu được những thông tin bổ ích cho bản thân mình. Nếu có bất kì thắc mắc và ý kiến đóng góp gì về buổi giao lưu cũng như ý kiến xây dựng cho ban đại diện Đông Du và trại hè 2013 bạn có thể đóng góp tại topic này hoặc gửi mail theo địa chỉbandaidien@dongdu.org.
Thảo luận tại diễn đàn
Đã từ nhiều năm nay,cứ đến dạo hoa anh đào nở,tập thể sinh viên Đông Du tại Nhật bản lại háo hức đón chào những đứa em của mình đến với đất nước mặt trời mọc,để bắt đầu hành trình du học của mình.Như thường lệ,nhóm phát báo sẽ tập trung tại một nơi để học bằng xe máy,học một số quy tắc khi đi học đi làm thêm ở Nhật.Những bạn phát báo bằng xe đạp-không cần bằng nên sẽ được về tiệm sớm và bắt đầu công việc vài ngày sau đó.Những bạn phát bằng xe máy thì sau khi lấy được bằng lái sẽ được đưa về tiệm và cũng được hoc việc rồi đi làm
Năm nay,ban đại diện quyết định tận dụng dịp này để tổ chức giao lưu giữa sempai đã đi học đại học, đi làm - sempai tốt nghiệp tiếng Nhật - kohai asahi khóa tháng 4 năm 2013.
Buổi giao lưu có 2 phần chính:
1.giao lưu với kohai asahi khoá tháng 4 năm 2013
-Giới thiệu về ban đại diện và các hoạt động của tập thể, ban đại diện rất mong muốn các em sẽ cố gắng góp sức xây dựng tập thể sinh viên Đông Du tại Nhật.đoàn kết vững mạnh
-Giới thiệu các sempai đã tốt nghiệp tiếng Nhật
2.giao lưu kohai tốp nghiệp tiếng Nhật với sempai đang học đại học và đã đi làm
-Chia sẻ kinh nghiêm học tập trong trường đại học,cao đẳng,kinh nghiệm xin học bổng
-Chia sẻ một chút về kinh nghiệm xin việc cũng như về kinh nghiệm sống tại Nhật
-Tìm kiếm nguốn nhân lực cho ban đại diện các khoá kể tiếp,lấy ý kiến đóng góp để ban đại diện làm việc hiệu quả hơn
1. Giới thiệu chung
Cùng với những thành công của hai buổi 勉強会 chúng ta chuẩn bị chào đón buổi勉強会 lần thứ 3 tới. Đây sẽ là cơ hội để cho các bạn, anh, chị sinh viên đại học, cao học, hay đã đi làm tăng cường giao lưu học hỏi mang tính học thuật, qua đó cũng nhằm tăng cường sự gắn kết hơn nữa của sinh viên Việt giữa các trường đại học với nhau cũng như với những sempai đã đi làm
2.Thời gian & địa điểm
Thời gian: Từ 12h30 đến 17h ngày 30 tháng 3 năm 2013 ( thứ 7)
Tiếp tân từ 12h cùng ngày
Địa điểm: Meeting Room 千葉大学工学系総合研究棟 8F
Sơ đồ đường đi:
3.Nội dung chính của chương trình (予定)
- Nguyễn Minh Hải (宇都宮大学 M1) : phát biểu về lĩnh vực土木, kết cấu các công trình. Anh Hải đã từng nhận 優秀発表者賞 trong 土木学会 tại 名古屋 năm 2012
- Lưu Tuấn Anh (長岡技術科学大学 B4) : phát biểu về lĩnh vực công nghệ thông tin, ứng dụng kỹ thuật xử lý ngôn ngữ đối với tiếng Việt. Nội dung nghiên cứu này từng được phát biểu tại Hội thảo quốc tế năm 2012. Trang web : viet.jnlp.org/
- Nguyễn Hữu Đăng (埼玉大学 B4) : phát biểu về lĩnh vực 機械, ứng dụng kỹ thuật tách nước bằng sóng siêu âm cho bảng vi mạch điện tử. Nội dung nghiên cứu này từng được phát biểu tại 精密工学会 ở 東京工業大学 tháng 3 năm 2013.
- Khách mời : Thầy 細川 - người rất am hiểu về công nghiệp phụ trợ nói chung, đặc biệt là về 金型. Ngoài ra thầy còn là người được biết đến với vai trò cố vấn cho nhiều công ty nên rất am hiểu về quản lý, quản trị doanh nghiệp.
(Hiện tại thông tin chưa đầy đủ, sẽ được cập nhật thường xuyên khi có thông tin mới)
4.Cách đăng kí
Đăng kí tại đây
*** Để tiện cho việc liên lạc và in tài liệu, đề nghị các bạn đăng ký trước
Hạn đăng ký: 24h đêm ngày 26/03/2013.
(Trường hợp các bạn quyết định tham gia sau thời điểm này cũng hãy đăng kí, ban tổ chức sẽ cố gắng chuẩn bị tài liệu cho bạn trong khả năng có thể)
Kính gửi các anh chị Sempai đã và đang học đại học trên khắp nước Nhật và các bạn Kohai sắp vào đại học, cao đẳng năm 2013.
Đầu tiên xin chúc mừng các bạn Kohai đã đậu đại học,cao đẳng.Có lẽ đây là thành quả đầu tiên mà các bạn đạt được ,hay có thể nói các bạn đã bước sang một trang mới trên con đường du hoc, nhất là sau 2 năm chịu khổ cực để đạt được kết quả như ngày hôm nay. Nhưng thành công này không có nghĩa là chặng đường trước mắt các bạn sẽ dễ đi hơn. Khi các bạn vào đại học sẽ có rất nhiều lo toan, bận rộn,đồng thời cũng có rất nhiều niềm vui,bạn bè mà khi học ở trường tiếng Nhật chắc các bạn cũng chưa cảm nhận được nhiều. Và mình tin là các bạn bây giờ cũng lo lắng không biết cuộc sông đại học sẽ như thế nào,sẽ phải có kế hoạch như thế nào để có thể cân bằng giữa việc học, baito, các hoạt động...
Kính thưa các anh chị Sempai các bạn, chắc hẳn chúng ta mỗi người đều trải qua cảm giác này rồi đúng không ? Có những người hòa nhập ngay với cuộc sống mới nhưng cũng có những người gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu mới vào đại học, cao đẳng. Dù thuận lợi hay khó khăn thi cũng ẩn chứa bên trong đấy rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Chính vì vậy kính mời các anh chị, các bạn đã và đang học đại học tới buổi giao lưu để chia sẽ các kinh nghiệm ấy cho các em Kohai.
Ngoài ra thì tại buổi lễ cũng sẽ Bàn một chút về hướng cần đi của tập thể sinh viên Đông Du và bàn về kế hoạch trại hè 2013.
Nội dung chính:
1. Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với Kohai sắp vào đại học
2. Bàn một chút về hướng cần đi của tập thể sinh viên Đông Du
3. Bàn về kế hoạch trại hè 2013.
Địa điểm:川崎青少年の家、
交通案内:http://homepage3.nifty.com/seisyounen-ie/access/index.html
Thời gian: Ngày 17/03/2013 ( Chủ nhật)
+ Giao lưu : 12:00 ~ 17:00
+ 飲み会 : 17:00 ~
Một lần nữa kính mời các anh chị Sempai,các bạn đã và đang học đại học, cao đẳng và các bạn Kohai sắp vào đại học,cao đẳng tới tham gia buổi giao lưu.
P/S: Rất hoan nghênh các em Kohai đang phát báo năm nhất nếu muốn tìm hiểu về cuộc sông đại học, hay muốn gặp mặt vào giao lưu với mọi người.
1-THÔNG TIN CÁC EM ĐI PHÁT BÁO Tháng 4/2013
Khác với mọi năm, năm nay hồ sơ về rất trễ, cho đến ngày hôm qua hồ sơ mới chính thức về hết. Vì vậy có lẽ các em đi năm nay chưa có thông tin chính xác để liên lạc với các Sempai bên Nhật.
Cô xin thông báo với các Sempai về việc đi của các em. Và Cô cũng kêu gọi sự hỗ trợ của các Sempai cho các em trong thời gian các em tập trung học thi bằng lái, đưa các em đi thi, cũng như những việc khác.
Các em sẽ bay vào tối ngày 14/3, đến Nhật sáng 15/3. Lịch trình cũng như mọi năm, 奨学会 sẽ đến đón và đưa các em về 本社 để làm các thủ tục cần thiết. Sau đó sẽ tập trung để học thi bằng lái (Chỗ tập trung khác với những năm trước, hiện tại Cô chưa có thông tin chính xác về địa điểm tập trung).
Việc đón các em tại sân bay, Cô được biết Thầy Khôi và Sempai Kỳ sẽ đón. Như vậy cũng đã ổn. Các em nên chia lịch, phân công công việc cu thể và rõ ràng, tránh việc có những ngày rất nhiều Sempai đến, còn những ngày khác thì lại không có Sempai.
Công việc cần trước mắt đó là việc hướng dẫn thêm cho các em học thi trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 17. Kỳ giúp Cô phân công cụ thể việc này em nhé!
Tiếp đến là việc đưa các em đi thi, những em đã từng đi thi bằng lái cũng đã biết việc đi thi khó khăn như thế nào? Địa điểm thi xa, rồi thì thủ tục đăng ký dự thi v.v..., vì vậy Cô cũng mong Thầy Khôi và các Sempai lưu ý giúp Cô việc này.
Nếu không có gì thay đổi, Cô sẽ đi với các em ASA vào ngày 14/3
Danh sách cụ thể của các em như sau:
1- Đoàn Minh Thuận (Daklak) 鳥山
2- Nguyễn Châu Nhiều (TP. Hồ Chí Minh) 八幡山
3- Ngô Đình Đức (Nam Định) 赤堤
4- Nguyễn Đức Thái (Hải Dương) 赤堤
5- Đào Văn Thuần (Hải Dương) 赤堤
6- Trần Đăng (Lâm Đồng) 富士見台
7- Lưu Văn Cường (Bắc Ninh) 中村橋
8- Nguyễn Chí Huy (Đà Nẵng) 平和台
9- Lê Huy Thành (Hải Dương) 平和台
10- Ngô Đức Thắng (Cần Thơ) 平和台
11- Dương Nhật Vũ Bão (Quảng Nam) 調布
12- Ngô Minh Nhiêm (Nam Định) 調布
13- Trần Thị Tuyết Minh (Vĩnh Long) 登戸
14- Mai Nguyên Khôi (TP. Hồ Chí Minh) 登戸
15- Hoàng Nhật Khánh (TP. Hồ Chí Minh) 南成増
16- Võ Thị Hồng Phúc (Đà Nẵng) 南成増
17- Phạm Trương Lương Uyên (Quảng Nam) 自由が丘
18- Phạm Thị Sang (Hải Dương) 自由が丘
19- Nguyễn Hồ Quang (Khánh Hòa) 新城
20- Võ Văn Nghĩa (Vũng Tàu) 野川
21- Nguyễn Đức Quang (Đà Nẵng) 宮前
22- Bùi Huy Thành (Quảng Ninh) 向ヶ丘
23- Trần Thanh Hoài (Nam Định) 岩槻
24- Nguyễn Hồng Nhật (Nam Định) 岩槻
25- Nguyễn Đường An (Hà Nam) 戸田東部
26- Nguyễn Trí Hảy (Sóc Trăng) 戸田東部
27- Phạm Văn Tiến (Thái Bình) 川口
28- Nguyễn Đức Độ (Hải Phòng) 川口
29- Phạm Tùng Lâm (Thá Bình) 蓮田中央
30- Nguyễn Đức Vũ (Cần Thơ) 蓮田中央
31- Lâm Hoàng Kiệt (TP. Hồ Chí Minh) 隅田
32- Vũ Gia Khánh (Cần Thơ) 隅田
33- Vũ Ngọc Tuấn (Cần Thơ) 新百合中央
34- Lê Duy Linh (Thanh Hóa) 新百合中央
35- Lê Năng Tuấn Anh (Thanh Hóa) 柿生南部
36- Đào Thanh Tùng (Thanh Hóa) 柿生南部
37- Trần Anh Tú (Thanh Hóa) 新百合
38- Trịnh Ngọc Tuấn (Thanh Hóa) 新百合ヶ丘
39- Nguyễn Bá Quang (Thanh Hóa) 国立北部
Đây là danh sách của 39 em đã có hồ sơ, Tiệm Sempai nào có các em vào đợt này giúp đỡ cho các em nhé!
Còn 5 em vẫn đang chờ kết quả cuối cùng:
1- Mai Đức Toàn (Thanh Hóa) 八王子南口
2- Nguyễn Thành Long (Hà Nội) 八王子南口
3- Nguyễn Tiến Thành Long (Thanh Hóa) 東青梅
4- Nguyễn Hồng Quang (Thái Bình) 東青梅
5- Vũ Thành Công (Hưng Yên) 国立北部
2-THÔNG TIN CÁC EM ĐI CÁC VÙNG Tháng 4/2013
Khác với mọi năm, năm nay hồ sơ về rất trễ, cho đến ngày hôm qua hồ sơ mới chính thức về hết. Vì vậy có lẽ các em đi năm nay chưa có thông tin chính xác để liên lạc với các Sempai bên Nhật.
Cô xin thông báo với các Sempai về việc đi của các em. Và Cô cũng kêu gọi sự hỗ trợ của các Sempai.
Cô đã liên lạc với Trường bên Nhật, và thống nhất ngày đi, cũng như sân bay đến của các em. Các Sempai có thắc mắc, hoặc ý kiến cần thay đổi gì xin liên lạc trực tiếp với Cô nhé! (Số điện thoại của Cô 090 372 7474)
Danh sách cụ thể của các em như sau:
盛岡: đi tối ngày 1/4, đến Nhật ngày 2/4, sân bay Narita. Có Trường Mori đón tại sân
bay, sau đó đi bằng xe bus về Mori.
1- Huỳnh Phạm Quang Anh (TP. Hồ Chí Minh)
2- Phan Huy Chương (Hà Tĩnh)
3- Trần Quốc Dũng (Hà Tĩnh)
4- Nguyễn Thị Thảo Ly (TP. Hồ Chí Minh)
5- Ngô Khánh Linh (Thanh Hóa)
6- Nguyễn Thị Thúy Nhi (Huế)
7- Nguyễn Đoàn Tố Trinh (Đà Nẵng)
8- Bùi Thị Duyên (Hải Dương)
9- Nguyễn Thị Lan Anh (Ninh Bình)
10- Vũ Thị Thanh Thanh (Hà Nam)
11- Quản Thị Hương (Hải Dương)
12- Nguyễn Lai Bảo Hân (Đà Nẵng)
13- Lê Thị Thùy Ninh (Hải Dương)
14- Vũ Thị Mai Thanh (Hải Phòng)
15- Nguyễn Thị Kiều Chinh (Hải Dương)
16- Nguyễn Tuấn Kiệt (TP. Hồ Chí Minh)
17- Tạ Đình Xuân (Hưng Yên) HỒ SƠ CHƯA VỀ
静岡: đi tối ngày 8/4, đến Nhật ngày 9/4, sân bay Narita. Mong các Sempai Shizu sắp
xếp để đón các em.
1- Nguyễn Thị Ngoan (Thanh Hóa)
2- Lê Thị Mai Ngọc (Cần Thơ)
3- Đinh Nhật Thành (Nam Định) HỒ SƠ CHƯA VỀ
4- Trần Mai Ngân (Nam Định) HỒ SƠ CHƯA VỀ
5- Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Hải Dương) HỒ SƠ CHƯA VỀ
6- Nguyễn Thị Minh Huyền (Hải Dương) HỒ SƠ CHƯA VỀ
大阪: đi tối ngày 28/3, đến Nhật ngày 29/3, sân bay Kansai. Vào ngày này Giáo viên
của Trường sẽ đón học sinh của các nước khác. Vì vậy các em có thể đi cùng
Giáo viên. Tuy nhiên, Sempai nào ở Osaka có thể đón được các em thì liên lạc
nhé! Có Sempai đón vẫn an tâm hơn chứ nhỉ!
1- Đặng Duy Khánh (Thanh Hóa)
2- Trần Thị Anh (Thanh Hóa)
3- Phan Quỳnh Uyên (Daklak)
岡山: đi tối ngày 28/3, đến Nhật ngày 29/3, sân bay Kansai. Trường này năm trước
không có sinh viên Đông Du đi. Ngày đi 28 Cô đã liên lạc với Trường, nhưng
chưa nhận được thư trả lời cụ thể. Sempai nào ở gần vùng này, có thể sắp xếp
đón giúp các em thì thông tin cho Cô hoặc các em biết nhé!
1- Vũ Thị Hằng (Thái Bình)
2- Lê Thị Hồng Hạnh (Đà Nẵng)
広島: đi chuyến bay 1:55 sáng ngày 4/4, quá cảnh Thượng Hải, đến sân bay
Hiroshima lúc 11:15 ngày 4/4. Trường này Cô đã liên lạc, Giáo viên của Trường
sẽ đón các em tại sân bay Hiroshima.
1- Đỗ Thị Mỹ Lệ (Hà Nam)
2- Phạm Thị Xuân Thơ (Hà Tĩnh)
福山: đi cùng với nhóm Hiro. Giáo viên cũng sẽ đón các em tại sân bay Hiroshima.
1- Nguyễn Thị Thanh Tâm (Bắc Ninh)
2- Lê Thị Hoài Phương (TP. Hồ Chí Minh)
3- Lê Ngọc Bảo Vi (TP. Hồ Chí Minh)
鹿児島: đi tối ngày 25/3, đến Nhật sáng ngày 26/3, sân bay Fukuoka. Nhóm đi này có
lẽ Sempai không thể đến đón các em tại sân bay Fukuoka được vì lý do xa, và
chi phí đi tàu khá mắc. Vì vậy, cũng như mọi năm, có Sempai nào gần sân
bay Fukuoka, sắp xếp đón các em tại sân bay Fukuoka, hướng dẫn cho các
em lên tàu để về Kagoshima thì xem giúp Cô nhé! Nhi (Kagoshima) liên lạc
giúp Cô nhé!
1- Lê Minh Sơn (Thanh Hóa)
2- Tạ Thị Vân (Bắc Ninh)
熊本: đi cùng các em Kagoshima. Giáo viên Trường sẽ đón các em tại sân bay
Fukuoka.
1- Trần Thị Thu Thảo (Thái Bình)
2- Hà Thị Thủy (Thanh Hóa)
Nếu không có gì thay đổi, Cô sẽ đi cùng nhóm ASA, và sẽ đến thăm các em ở các vùng. Các em sắp xếp lịch để Cô được gặp và nói chuyện cùng các em nhé!
Chúc các em chuẩn bị lên đường thật vững tin.
Mong sự giúp đỡ của các Sempai.
Cô sẽ thông tin khi có tình hình mới.
Cô Nghi
Danh sách cụ thể của các em như sau:
1- Đoàn Minh Thuận (Daklak) 鳥山
2- Nguyễn Châu Nhiều (TP. Hồ Chí Minh) 八幡山
3- Ngô Đình Đức (Nam Định) 赤堤
4- Nguyễn Đức Thái (Hải Dương) 赤堤
5- Đào Văn Thuần (Hải Dương) 赤堤
6- Trần Đăng (Lâm Đồng) 富士見台
7- Lưu Văn Cường (Bắc Ninh) 中村橋
8- Nguyễn Chí Huy (Đà Nẵng) 平和台
9- Lê Huy Thành (Hải Dương) 平和台
10- Ngô Đức Thắng (Cần Thơ) 平和台
11- Dương Nhật Vũ Bão (Quảng Nam) 調布
12- Ngô Minh Nhiêm (Nam Định) 調布
13- Trần Thị Tuyết Minh (Vĩnh Long) 登戸
14- Mai Nguyên Khôi (TP. Hồ Chí Minh) 登戸
15- Hoàng Nhật Khánh (TP. Hồ Chí Minh) 南成増
16- Võ Thị Hồng Phúc (Đà Nẵng) 南成増
17- Phạm Trương Lương Uyên (Quảng Nam) 自由が丘
18- Phạm Thị Sang (Hải Dương) 自由が丘
19- Nguyễn Hồ Quang (Khánh Hòa) 新城
20- Võ Văn Nghĩa (Vũng Tàu) 野川
21- Nguyễn Đức Quang (Đà Nẵng) 宮前
22- Bùi Huy Thành (Quảng Ninh) 向ヶ丘
23- Trần Thanh Hoài (Nam Định) 岩槻
24- Nguyễn Hồng Nhật (Nam Định) 岩槻
25- Nguyễn Đường An (Hà Nam) 戸田東部
26- Nguyễn Trí Hảy (Sóc Trăng) 戸田東部
27- Phạm Văn Tiến (Thái Bình) 川口
28- Nguyễn Đức Độ (Hải Phòng) 川口
29- Phạm Tùng Lâm (Thá Bình) 蓮田中央
30- Nguyễn Đức Vũ (Cần Thơ) 蓮田中央
31- Lâm Hoàng Kiệt (TP. Hồ Chí Minh) 隅田
32- Vũ Gia Khánh (Cần Thơ) 隅田
33- Vũ Ngọc Tuấn (Cần Thơ) 新百合中央
34- Lê Duy Linh (Thanh Hóa) 新百合中央
35- Lê Năng Tuấn Anh (Thanh Hóa) 柿生南部
36- Đào Thanh Tùng (Thanh Hóa) 柿生南部
37- Trần Anh Tú (Thanh Hóa) 新百合
38- Trịnh Ngọc Tuấn (Thanh Hóa) 新百合ヶ丘
39- Nguyễn Bá Quang (Thanh Hóa) 国立北部
Đây là danh sách của 39 em đã có hồ sơ, Tiệm Sempai nào có các em vào đợt này giúp đỡ cho các em nhé!
Còn 5 em vẫn đang chờ kết quả cuối cùng:
1- Mai Đức Toàn (Thanh Hóa) 八王子南口
2- Nguyễn Thành Long (Hà Nội) 八王子南口
3- Nguyễn Tiến Thành Long (Thanh Hóa) 東青梅
4- Nguyễn Hồng Quang (Thái Bình) 東青梅
5- Vũ Thành Công (Hưng Yên) 国立北部
2-THÔNG TIN CÁC EM ĐI CÁC VÙNG Tháng 4/2013
Khác với mọi năm, năm nay hồ sơ về rất trễ, cho đến ngày hôm qua hồ sơ mới chính thức về hết. Vì vậy có lẽ các em đi năm nay chưa có thông tin chính xác để liên lạc với các Sempai bên Nhật.
Cô xin thông báo với các Sempai về việc đi của các em. Và Cô cũng kêu gọi sự hỗ trợ của các Sempai.
Cô đã liên lạc với Trường bên Nhật, và thống nhất ngày đi, cũng như sân bay đến của các em. Các Sempai có thắc mắc, hoặc ý kiến cần thay đổi gì xin liên lạc trực tiếp với Cô nhé! (Số điện thoại của Cô 090 372 7474)
Danh sách cụ thể của các em như sau:
盛岡: đi tối ngày 1/4, đến Nhật ngày 2/4, sân bay Narita. Có Trường Mori đón tại sân
bay, sau đó đi bằng xe bus về Mori.
1- Huỳnh Phạm Quang Anh (TP. Hồ Chí Minh)
2- Phan Huy Chương (Hà Tĩnh)
3- Trần Quốc Dũng (Hà Tĩnh)
4- Nguyễn Thị Thảo Ly (TP. Hồ Chí Minh)
5- Ngô Khánh Linh (Thanh Hóa)
6- Nguyễn Thị Thúy Nhi (Huế)
7- Nguyễn Đoàn Tố Trinh (Đà Nẵng)
8- Bùi Thị Duyên (Hải Dương)
9- Nguyễn Thị Lan Anh (Ninh Bình)
10- Vũ Thị Thanh Thanh (Hà Nam)
11- Quản Thị Hương (Hải Dương)
12- Nguyễn Lai Bảo Hân (Đà Nẵng)
13- Lê Thị Thùy Ninh (Hải Dương)
14- Vũ Thị Mai Thanh (Hải Phòng)
15- Nguyễn Thị Kiều Chinh (Hải Dương)
16- Nguyễn Tuấn Kiệt (TP. Hồ Chí Minh)
17- Tạ Đình Xuân (Hưng Yên) HỒ SƠ CHƯA VỀ
静岡: đi tối ngày 8/4, đến Nhật ngày 9/4, sân bay Narita. Mong các Sempai Shizu sắp
xếp để đón các em.
1- Nguyễn Thị Ngoan (Thanh Hóa)
2- Lê Thị Mai Ngọc (Cần Thơ)
3- Đinh Nhật Thành (Nam Định) HỒ SƠ CHƯA VỀ
4- Trần Mai Ngân (Nam Định) HỒ SƠ CHƯA VỀ
5- Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (Hải Dương) HỒ SƠ CHƯA VỀ
6- Nguyễn Thị Minh Huyền (Hải Dương) HỒ SƠ CHƯA VỀ
大阪: đi tối ngày 28/3, đến Nhật ngày 29/3, sân bay Kansai. Vào ngày này Giáo viên
của Trường sẽ đón học sinh của các nước khác. Vì vậy các em có thể đi cùng
Giáo viên. Tuy nhiên, Sempai nào ở Osaka có thể đón được các em thì liên lạc
nhé! Có Sempai đón vẫn an tâm hơn chứ nhỉ!
1- Đặng Duy Khánh (Thanh Hóa)
2- Trần Thị Anh (Thanh Hóa)
3- Phan Quỳnh Uyên (Daklak)
岡山: đi tối ngày 28/3, đến Nhật ngày 29/3, sân bay Kansai. Trường này năm trước
không có sinh viên Đông Du đi. Ngày đi 28 Cô đã liên lạc với Trường, nhưng
chưa nhận được thư trả lời cụ thể. Sempai nào ở gần vùng này, có thể sắp xếp
đón giúp các em thì thông tin cho Cô hoặc các em biết nhé!
1- Vũ Thị Hằng (Thái Bình)
2- Lê Thị Hồng Hạnh (Đà Nẵng)
広島: đi chuyến bay 1:55 sáng ngày 4/4, quá cảnh Thượng Hải, đến sân bay
Hiroshima lúc 11:15 ngày 4/4. Trường này Cô đã liên lạc, Giáo viên của Trường
sẽ đón các em tại sân bay Hiroshima.
1- Đỗ Thị Mỹ Lệ (Hà Nam)
2- Phạm Thị Xuân Thơ (Hà Tĩnh)
福山: đi cùng với nhóm Hiro. Giáo viên cũng sẽ đón các em tại sân bay Hiroshima.
1- Nguyễn Thị Thanh Tâm (Bắc Ninh)
2- Lê Thị Hoài Phương (TP. Hồ Chí Minh)
3- Lê Ngọc Bảo Vi (TP. Hồ Chí Minh)
鹿児島: đi tối ngày 25/3, đến Nhật sáng ngày 26/3, sân bay Fukuoka. Nhóm đi này có
lẽ Sempai không thể đến đón các em tại sân bay Fukuoka được vì lý do xa, và
chi phí đi tàu khá mắc. Vì vậy, cũng như mọi năm, có Sempai nào gần sân
bay Fukuoka, sắp xếp đón các em tại sân bay Fukuoka, hướng dẫn cho các
em lên tàu để về Kagoshima thì xem giúp Cô nhé! Nhi (Kagoshima) liên lạc
giúp Cô nhé!
1- Lê Minh Sơn (Thanh Hóa)
2- Tạ Thị Vân (Bắc Ninh)
熊本: đi cùng các em Kagoshima. Giáo viên Trường sẽ đón các em tại sân bay
Fukuoka.
1- Trần Thị Thu Thảo (Thái Bình)
2- Hà Thị Thủy (Thanh Hóa)
Nếu không có gì thay đổi, Cô sẽ đi cùng nhóm ASA, và sẽ đến thăm các em ở các vùng. Các em sắp xếp lịch để Cô được gặp và nói chuyện cùng các em nhé!
Chúc các em chuẩn bị lên đường thật vững tin.
Mong sự giúp đỡ của các Sempai.
Cô sẽ thông tin khi có tình hình mới.
Cô Nghi
Với bề dày lịch sử hơn 1200 năm, Kyoto có nhiều truyền thống văn hóa rất lâu đời. Bên cạnh bầu không khí ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống hiện đại, thành phố này vẫn có nhiều nơi mang không khí thanh bình đậm chất cổ xưa, đặc biệt là trong những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống hay còn được gọi là Machiya.
Kiểu nhà Machiya rất độc đáo. Trong kiểu nhà này có 1 căn phòng hướng mặt ra đường, những phòng còn lại nối đuôi ở phía sau tạo thành một ngôi nhà dài. Phía sau nhà có một khoảng không gian xanh nhỏ được gọi là Tsuboniwa. Khu vườn góp phần mang đến cảm giác thoải mái cho người trong nhà dù đang sống giữa lòng thành phố.
Thành phố Kyoto được núi non bao bọc xung quanh. Vào mùa hè, không khí vùng này tương đối nóng bức. Để chống lại cái nóng khó chịu, cư dân sống trong nhà cổ Machiya thay đổi một số vật dụng trong nhà. Những món đồ mới được thay vào đó chỉ dành để sử dụng vào mùa hè. Họ trải một loại thảm đặc biệt trên sàn nhà để tạo cảm giác mát mẻ. Những chiếc cửa gỗ được thay bằng cửa tre cho thoáng mát.
Tưới nước trong vườn cây hay trên mặt đường đi cũng là cách để giảm cái nóng bức. Nước bốc hơi bay lên khiến bầu không khí trở nên mát dịu. Hơi nước tạo nên những làn gió nhẹ mát mẻ bay vào trong nhà. Đó là điều thường thấy trong hầu hết các Machiya ở Kyoto.
Nhà cổ Machiya ở Kyoto đang dần biến mất vì nhiều lý do. Việc bảo tồn chúng rất khó khăn và tốn kém. Bên cạnh đó, loại nhà này dễ bị hư hại khi có hỏa họan hoặc động đất xảy ra. Ngoài ra, nhiều người không thích chúng vì cho rằng kiểu nhà này lỗi thời và xưa cũ.
Gần đây, những nghệ sĩ trẻ đã cải tạo một số ngôi nhà cổ Machiya thành nơi làm việc. Số khác được dùng làm cửa hàng, thậm chí là nơi nghỉ ngơi dành cho những du khách hoài cổ.
Kimpusen-ji là ngôi đền của giáo phái Shugendo được xây dựng đầu tiên ở tỉnh Nara, nằm trên triền núi Yoshino. Công trình này đã được công nhận là báu vật quốc gia. Chính điện tên Zaodo của ngôi đền cao 34 met và rộng 36 met là công trình tôn giáo bằng gỗ lớn thứ 2 ở Nhật sau đền Todaiji.
Chính điện Zaodo
Vào mùa xuân, cảnh hoa đào nở trên núi Yoshino đẹp kỳ lạ và làm say lòng biết bao người, đặc biệt là những nghệ sĩ. Với những người theo đạo Shugendo, cây đào mang ý nghĩa rất đặc biệt. Vào tháng 4 hàng năm, người ta tổ chức nhiều nghi thức cúng tế ở đền Kimpusen-ji. Hanakue-shiki là một nghi thức để thông báo với tổ tiên và các vị thần trong đền biết rằng hoa đào đang nở rộ.
Chính điện của ngôi đền được ví như hình ảnh tượng trưng cho núi Yoshino. Cả công trình kiến trúc này được nâng đỡ bởi 68 cây cột lớn. Các cây cột đều được làm bằng gỗ thô, không hề trải qua quá trình bào nhẵn, đánh bóng.
Dù đã được dựng nên từ rất lâu, nhưng đến nay ngôi đền vẫn đứng vững nhờ sự nâng đỡ của những thân cây to lớn. Đứng giữa chính điện Zaodo được những cây cột bao quanh, chúng ta có cảm giác như đang đứng trong 1 vùng núi sâu và thung lũng tối, có thể cảm nhận được sự kỳ vĩ của tự nhiên.
Shirakawa và Gokayama là hai ngôi làng lịch sử tọa lạc tại thung lũng sông Shogawa thuộc vùng núi hẻo lánh kéo dài từ tỉnh Gifu đến tỉnh Toyama của Nhật Bản. Đây là vùng có tuyết rơi dày đặc nhất xứ hoa anh đào. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân ở đây vẫn luôn yên ả, thanh bình như không hề có những trở ngại về thời tiết nhờ vào những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gassho.
Gassho trong tiếng Nhật có nghĩa là chấp tay cầu nguyện. Tên gọi của kiểu nhà này bắt nguồn từ hình dáng của mái. Hai mái nhà được lợp bằng rơm rạ, chụm vào nhau theo góc 60 độ, trông như tư thế chấp tay của một người đang cầu nguyện.
Phần lớn các tòa kiến trúc cổ đều có hình tam giác, mái có độ dốc lớn nhằm giúp nước mưa hoặc tuyết dễ dàng trượt xuống đất. Nhờ vào cấu trúc đặc biệt như thế mà các ngôi nhà trong 2 ngôi làng này đều bền chắc, vững vàng, và trông lạ mắt.
Nhà kiểu Gassho có khung bằng gỗ, mái nhà lợp bằng rơm rạ
Trong những ngôi nhà Gassho, lò sưởi rất quan trọng. Đó là nơi họp mặt gia đình mỗi ngày. Người ta không bao giờ dập lửa, bởi nhờ có khói mà mái nhà làm bằng rạ mới bền chắc qua nhiều năm.
Nhà kiểu Gassho có cấu trúc rất độc đáo. Toàn bộ khung bên trong được làm bằng gỗ, mái nhà lợp bằng rơm rạ. Đặc biệt, toàn bộ công trình không hề dùng đến đinh ốc kim loại mà tất cả cột, kèo, mái nhà đều được buột chặt lại với nhau bằng dây. Tuy chỉ dùng vật liệu tự nhiên thô sơ như thế, nhưng nhờ có kiểu kiến trúc hình tam giác mà các ngôi nhà Gassho rất chắc chắn, có thể trụ vững dưới lớp tuyết rất dầy vào mỗi mùa đông. Trung bình, một ngôi nhà theo kiến trúc Gassho có tuổi thọ khoảng 40, 50 năm.
Tất cả cột, kèo đều được buộc bằng dây thừng
Sau khi trở thành di sản thế giới, lượng du khách đến hai ngôi làng này mỗi ngày một tăng. Chính vì lý do đó, người ta đã dùng một số nhà Gassho làm nhà nghỉ kiểu gia đình hay cửa hàng bán quà lưu niệm. Trong nhà nghỉ kiểu gia đình này mọi người có thể ngồi bên bếp lửa hồng thưởng thức món cá nướng, những món ăn nấu từ rau dại và một vài món làm từ đậu hũ được chế biến theo cách truyền thống.
Làng Gokayama còn nổi tiếng là nơi lưu truyền các điệu múa, câu hát dân gian. Làn điệu dân ca tượng trưng cho vùng đất này là Kokiriko. Đây cũng là một trong những điệu dân ca cổ xưa nhất Nhật Bản. Điệu hát – múa này thường diễn vào thời điểm tổ chức lễ hội xuống giống và thu hoạch lúa. Hiện nay nó đã trở thành nét văn hóa dân gian độc đáo.
Thời đại của các Mạc phủ và Samurai đã kết thúc từ lâu, nhưng đất nước Mặt trời mọc vẫn có một hoặc hai ninja còn sống. Tuy nhiên, họ có thể là những nhẫn giả cuối cùng vì không tìm được người thừa kế.
Jinichi Kawakami, chưởng môn cuối cùng của gia tộc ninja Koka.
Các ninja Nhật Bản luôn mang trong mình nhiều bí ẩn. Được các chiến binh samurai thuê với nhiệm vụ do thám, phá hoại hoặc ám sát, các ninja mặc bộ đồ đen chỉ để hở đôi mắt nhạy bén, họ gần như vô hình trong bóng tối cho đến khi bất ngờ tấn công kẻ thù.
Sử dụng vũ khí là shuriken, một loại phi tiêu hình sao sắc nhọn và ống thổi fukiya, các ninja hạ sát mục tiêu mà không gây ra tiếng động. Ninja cũng là những kiếm sĩ điêu luyện. Họ dùng vũ khí không chỉ để giết người mà còn để trèo tường và lẻn vào một lâu đài theo dõi kẻ địch.
Hầu hết nhiệm vụ của nhẫn giả rất bí mật, do vậy có rất ít tài liệu chính thức ghi chép hoạt động của họ. Những công cụ và kỹ năng chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng lời nói. Điều đó tạo cảm hứng cho các nhà làm phim, tiểu thuyết gia hay họa sĩ truyện tranh mặc sức thêu dệt nhiều câu chuyện thần kỳ về ninja.
Nhiều bộ phim miêu tả ninja như những siêu anh hùng có thể chạy trên nước hay biến mất trong nháy mắt. Trong khi thực chất họ chỉ là những người thường và có kỹ năng chiến đấu điêu luyện nhờ khổ luyện. Ninja có thể di chuyển trên nước, nhưng có thể được hỗ trợ bằng những công cụ bí ẩn như phao.
Các vũ khí ninja Nhật Bản sử dụng.
“Cho dù họ có luyện tập nhiều thế nào đi chăng nữa, các ninja cũng chỉ là con người”, Jinichi Kawakami, một chưởng môn ninja cuối cùng của Nhật Bản, phát biểu.
Kawakami là chưởng môn thứ 21 của gia đình Ban, một trong 53 nhánh hình thành nên gia tộc ninja Koka. Ông bắt đầu học ninjutsu (kỹ năng ninja) khi mới 6 tuổi do sư phụ Masazo Ishida dạy. “Lúc đó tôi nghĩ đang chơi đùa và không biết đang học ninjutsu. Tôi thậm chí tự hỏi liệu sư phụ đang dạy tôi trở thành một tên trộm, vì ông ấy chỉ cho tôi cách di chuyển lặng lẽ và đột nhập một ngôi nhà”, Kawakami nhớ lại.
Bên cạnh khả năng ẩn nấp và chiến đấu, Kawakami cũng nắm chắc những kỹ năng khác như đặt chất nổ và chế thuốc. “Tôi vẫn có thể chế một số thảo dược thành một loại thuốc độc không gây chết người nhưng khiến nạn nhân tưởng rằng họ mắc bệnh truyền nhiễm”, ông nói.
Kawakami thừa hưởng các bí kíp của gia tộc khi ông mới 18 tuổi. Các kỹ năng đó thường được truyền từ cha cho con trai, nhưng một số ninja trẻ cũng được thừa hưởng từ gia tộc. Có ít nhất 49 bí kíp như vậy, nhưng hiện tại gia tộc Koka chỉ còn giữ được 2 cuốn nổi tiếng nhất. Điều đó là nhờ gia tộc này từng làm việc cho lãnh chúa phong kiến hùng mạnh Leyasu Tokugawa, người thống nhất Nhật Bản sau nhiều thế kỷ nội chiến. Một số tài liệu chính thức trong thời đại Tokugawa, hay còn gọi là Edo, có ghi chép vắn tắt về các hoạt động của ninja.
“Họ không chỉ là những sát thủ như mọi người thấy trên phim ảnh, mà còn có công việc thường nhật bởi bạn không thể kiếm sống nếu là một ninja”, ông Kawakami cười nói.
Có nhiều giả thuyết về những công việc hàng ngày của ninja. Một số nhẫn giả được cho là nông dân, trong khi những người khác bán rong để tranh thủ do thám kẻ địch. “Chúng tôi tin rằng một số người trở thành samurai trong thời đại Edo. Họ được phân loại theo 4 cấp bậc do chính quyền Tokugawa đề ra, đó là chiến binh, nông dân, thợ thủ công và thương nhân”, chưởng môn gia đình ninja Ban phát biểu.
Là một ninja của thế kỷ 21, Kawakami hiện là một kỹ sư. Trong bộ đồ bình thường, ông không khác gì những doanh nhân Nhật Bản khác.
Tuy nhiên, danh xưng “ninja cuối cùng của Nhật Bản” không chỉ dành riêng cho Kawakami, vì ông Masaaki Hatsumi (80 tuổi) cũng khẳng định mình là lãnh đạo của gia tộc ninja Togakure còn tồn tại.
Hatsumi là người sáng lập một tổ chức võ thuật quốc tế có tên Bujinkan, với hơn 300.000 học viên khắp thế giới. “Họ gồm các nhân viên quân sự và cảnh sát ngoại quốc”, ông Hatsumi nói khi đang ở tại một trong những võ đường có tên Dojo ở thị trấn Noda, tỉnh Chiba.
Ông Masaaki Hatsumi đang dạy võ cho các môn sinh.
Đó là một thị trấn nhỏ và không phải nơi xuất hiện nhiều người nước ngoài. Tuy nhiên tại dojo, các học viên ngoại quốc tập trung khá đông và chăm chú theo dõi những động tác của sư phụ Hatsumi. Động tác của ông không quá mạnh và chủ yếu dùng bằng tay không. Hatsumi giải thích cẩn thận với các học viên cách sư dụng những động tác nhỏ và linh hoạt để triệt hạ đối thủ.
Ngoài việc đóng vai trò là một võ sư, ông Hatsumi còn là cố vấn võ thuật cho rất nhiều bộ phim, trong đó có các phim nổi tiếng như You Only Live Twice với nhân vật điệp viên 007.
Cả Kawakami và Hatsumi cùng chung một điểm là không ai tìm ra người kế thừa. “Trong thời kỳ nội chiến của triều đại Edo, khả năng của các ninja như do thám, ám sát, hay chế thuốc đều hữu dụng. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta có súng, mạng internet và nhiều loại thuốc khác, do vậy nghệ thuật ninjutsu không còn chỗ để tồn tại trong thế giới hiện đại”, Kawakami cho hay.
Do vậy, ông Kawakami quyết định không nhận đồ đệ. Ông chỉ đơn giản dạy về lịch sử ninja bán thời gian tại Đại học Mie. Trong khi đó, bất chấp có nhiều môn sinh, ông Hatsumi cũng không chọn người kế tục. “Môn sinh của tôi sẽ tiếp tục tập luyện một số kỹ thuật ninja từng sử dụng, nhưng không có ai hội tụ yếu tố để kể thừa kỹ năng ninja của gia tộc”, ông cho biết.
Các nhẫn giả sẽ không bị lãng quên. Tuy nhiên, những sát thủ bí mật đáng sợ đang được hồi tưởng chủ yếu qua các nhân vật hư cấu trong truyện tranh, phim ảnh, trò chơi điện tử hoặc các chương trình tham quan du lịch.
Tại thành phố Iga, một bảo tàng chào đón các vị khách từ khắp nơi trên thế giới với những màn biểu diễn kỹ năng ninja của một nhóm biểu diễn có tên Ashura. Không giống như kỹ năng ninjutsu được tiến hành lặng lẽ, buổi diễn mô phỏng hoạt động ninja cho học sinh và du khách nước ngoài lại diễn ra náo nhiệt và ồn ào. Như vậy, sự bí ẩn của nhẫn giả đã biến mất thậm chí trước khi ninja cuối cùng qua đời.
Ninja (Nhẫn giả hay shinobi) là danh xưng để chỉ những cá nhân hay tổ chức đánh thuê chuyên về hoạt động bí mật từng tồn tại trong lịch sử Nhật Bản về nghệ thuật không chính thống của chiến tranh từ thời kỳ Kamakura đến thời kỳ Edo. Các chức năng của ninja bao gồm gián điệp, phá hoại, xâm nhập, ám sát, thậm chí có thể tham gia tập kích đối phương trong một vài trường hợp nhất định. Các ninja, khác với samurai vốn có những quy định nghiêm ngặt về danh dự và chiến đấu, lại thường thiên về các thủ đoạn không theo quy ước và bí mật.
Nguồn gốc của các ninja là khó có thể xác định, nhưng có thể được phỏng đoán rằng, họ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 14. Tuy nhiên, những tiền đề để Ninja có thể đã tồn tại xuất hiện sớm nhất vào cuối thời kỳ Heian và đầu thời kỳ Kamakura. Rất ít hồ sơ bằng văn bản tồn tại đến từng chi tiết hoạt động của ninja.
Do đặc thù của mình, ninja thường bị bao phủ bởi bức màn bí mật, nên có rất ít tài liệu ghi nhận. Hầu hết các kỹ thuật của ninja cổ xưa đều bị thất truyền, nhưng rất nhiều các tổ chức vũ trang đặc biệt của quân đội và cảnh sát của nhiều quốc gia trong quá khứ và hiện tại vẫn duy trì huấn luyện các kỹ thuật tương đồng với các ninja trong những nhiệm vụ đặc biệt hoặc bí mật như SEAL, SWAT, đặc công....
Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố, nước này đang có kế hoạch củng cố an ninh ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong tranh chấp với Trung Quốc bằng việc triển khai một loại máy bay do thám mới, hiện đại nhất của Mỹ.
Theo các quan chức chính phủ Nhật Bản, chiếc máy bay mà họ nói tới là máy bay do thám không người lái cực kỳ tối tân Global Hawk. Những chiếc máy bay này sẽ bay trên bầu trời biển Hoa Đông từ năm 2015.
Global Hawk do hãng Northrop Grumman chế tạo. Đây là loại máy bay được đánh giá là “sự kỳ diệu” của công nghệ không quân Mỹ. Global Hawk là máy bay do thám không người lái thế hệ mới, hiện đại nhất của quân đội Mỹ. Chiếc máy bay này có khả năng chụp, thu thập, truyền về căn cứ các hình ảnh địa hình, vật thể, trận địa với độ phân giải cực cao. Global Hawk cũng có thể nghe trộm đường truyền tín hiệu và ghi lại các hoạt động dưới mặt đất.
Global Hawk dài 13,54 m, có sải cánh 35,41 m và cao 4,62 m. Trọng lượng rỗng của máy bay là 3.851 kg. Tốc độ tối đa là 800 km/h với trần bay khoảng 20 km. Loại máy bay do thám hiện đại này có khả năng bay liên tục 24 tiếng trước khi hết nhiên liệu và quan sát cả một vùng rộng lớn khoảng 100.000 km2, sau đó ghi hình các mục tiêu.
Những máy bay do thám không người lái Global Hawk được trang bị thiết bị cảm biến tích hợp nâng cao (EISS) với hệ thống radar độ phân giải cao, giúp máy bay có thể nhìn xuyên qua những đám mây dày đặc và hoạt động hiệu quả trong tình trạng bão cát, cho phép phát hiện những vật thể có chiều dài khoảng 30 cm khi đang bay ở độ cao 20 km.
Global Hawk thường được sử dụng cho mục đích phát hiện, phân loại và giám sát đối phương từ một khoảng cách rất xa mà vẫn rõ ràng trong khoảng thời gian gần như đồng thời với hoạt động của mục tiêu.
Việc Nhật Bản có ý định tung máy bay do thám tối tân vào đối phó với Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đã cho thấy quyết tâm của nước này trong việc “bảo vệ chủ quyền”.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản leo thang sau khi Tokyo chính thức mua lại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang nằm trong tranh chấp giữa hai nước. Trung Quốc liên tục đưa tàu thuyền vào vùng tranh chấp và đưa máy bay do thám vào đây. Những động thái này đã đẩy tình hình căng thẳng ở biển Hoa Đông leo lên một nấc thang mới. Một số nhà phân tích gần đây đã đưa ra dự đoán về khả năng xảy ra xung đột Trung-Nhật.
(VNM)
“Chính phủ Nhật Bản hết sức coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam”
Điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chiều 28/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiệt liệt chúc mừng ngài Shinzo Abe vừa được Quốc hội Nhật Bản bầu làm Thủ tướng và đánh giá cao những đóng góp to lớn của Thủ tướng Shinzo Abe trên các cương vị khác nhau, nhất là trong việc tạo cơ sở thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe chân thành cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, khẳng định Chính phủ Nhật Bản hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam là một đối tác chiến lược tin cậy tại khu vực. Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mới trong quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực trong những năm gần đây và nhất trí về nhiều phương hướng lớn cũng như biện pháp cụ thể làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới.
Hai Thủ tướng khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao hai nước, triển khai hiệu quả các cơ chế đối thoại ở các cấp trên nhiều lĩnh vực, gồm cả chính trị, an ninh, quốc phòng, nhất trí tăng cường phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển ODA…Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng trao đổi ý kiến về những vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên quan tâm.
Hai Thủ tướng nhất trí phối hợp chặt chẽ để tổ chức tốt các hoạt động của Năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản 2013 nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Bạch Dương
Với tỷ lệ đa số tuyệt đối 328 phiếu thuận, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) Shinzo Abe đã được Quốc hội bầu làm thủ tướng thứ 96 của Nhật Bản tại phiên họp toàn thể đặc biệt ngày 26/12 và việc này báo hiệu một cuộc khẩu chiến mới giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Để thể hiện quyết tâm của mình trong vấn đề này, tân Thủ tướng Shinzo Abe đã bổ nhiệm Hạ nghị sĩ Itsunori Onodera làm Bộ trưởng Quốc phòng, người từng là thư ký Quốc hội về các vấn đề đối ngoại dưới thời Thủ tướng Junichiro Koizumi, Thứ trưởng Ngoại giao dưới thời chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Yasuo Fukuda trước đây.
Ngoài ra, Chủ tịch LDP còn bổ nhiệm cựu Thủ tướng Taro Aso làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính, ông Fumio Kishida, cựu Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề Okinawa là Ngoại trưởng, Hạ nghị sĩ Toshimitsu Motegi làm Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, Hạ nghị sĩ Akira Amari làm Bộ trưởng phục hồi kinh tế, Hạ nghị sĩ Takami Nemoto làm Bộ trưởng phụ trách tái thiết…
Nhật – Trung sẽ cải thiện mối quan hệ đang căng thẳng?
Ngày 26/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Doanh) đã kêu gọi tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đáp lại sự thỏa hiệp của Bắc Kinh nhằm tìm cách cải thiện mối quan hệ vốn bị phương hại bởi vụ tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên.
Theo bà Hoa Xuân Oánh (Doanh), Trung – Nhật cần có những nỗ lực cụ thể nhằm vượt qua khó khăn trong quan hệ song phương và điều này là cần thiết để đưa quan hệ Trung – Nhật trở về lộ trình phát triển bình thường.
Tuy nhiên, bà Hoa Xuân Oánh (Doanh) cũng tái khẳng định lập trường của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông: Đây là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc và Bắc Kinh mong muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, thương lượng và nhiệm vụ cấp bách đối với Nhật Bản hiện nay là tỏ rõ sự chân thành cũng như có những hành động cụ thể nhằm vượt qua tình hình hiện nay và cải thiện quan hệ song phương.
Trước đó (25/12), bà Hoa Xuân Oánh (Doanh) cũng hoan nghênh tân Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc, ông Kitera Masato – Bắc Kinh hy vọng, Đại sứ mới của Nhật Bản tại Trung Quốc có thể giúp cải thiện mối quan hệ Trung – Nhật, cũng như tăng cường đối thoại nhằm giúp giải quyết những bất đồng giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực.
Ngày 24/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định, Bắc Kinh sẵn sàng giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay thông qua thương lượng, đàm phán với Chính phủ Nhật Bản, song Bắc Kinh “quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là không thay đổi”.
Giới truyền thông đưa tin, ngày 25/12, tân Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Kitera Masato chính thức nhậm chức, thay thế người tiền nhiệm Uichiro Niwa hết nhiệm kỳ về nước.
Ông Kitera Masato được đánh giá là nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm của Nhật Bản và nhận nhiệm vụ này trong bối cảnh quan hệ Nhật – Trung đang tiếp tục căng thẳng do tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Trước đó (20/12), Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản đã tổ chức gặp mặt để chia tay Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc Uichiro Niwa và chào mừng Đại sứ mới Kitera Masato.
Cách đây hơn 10 ngày (15/12), ông Kitera Masato từng bày tỏ tin tưởng mối quan hệ thân thiện giữa Tokyo và Bắc Kinh sẽ được khôi phục và phát triển hơn nữa trong tương lai, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh, vấn đề tranh chấp lãnh thổ rất khó nhượng bộ và Tokyo hy vọng giải quyết một cách hòa bình, cũng như cần đối thoại dựa trên tình hình chung để tăng cường mối quan hệ.
Cũng trong ngày 25/12, bà Hoa Xuân Oánh (Doanh) cũng cho biết: Bắc Kinh luôn cảnh giác sau khi Nhật Bản triển khai máy bay tiêm kích đến không phận trên biển Hoa Đông. Giới truyền thông và quân sự Nhật Bản cho biết, máy bay cánh quạt Y-12 của Cục quản lý Hải dương Quốc gia Trung Quốc bị phát hiện ở địa điểm cách quần đảo Senkaku/Điếu Ngư 100km về phía bắc và đã bị máy bay chiến đấu nước này xua đuổi.
Được biết, ngày 24/12, Tokyo phải triển khai chiến đấu cơ để sẵn sàng đối phó sau khi một máy bay Trung Quốc tiếp cận không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong mấy ngày qua, phi cơ chiến đấu của Nhật Bản và máy bay Trung Quốc “đối đầu” nguy hiểm ở khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Trước đó (22/12), Nhật Bản từng điều máy bay chiến đấu để ngăn chặn một máy bay thuộc Cục quản lý Hải dương Quốc gia Trung Quốc sau khi máy bay này đi vào không phận phía trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngày 13/12, Tokyo đã điều 8 chiến đấu cơ F-15 để chặn máy bay Trung Quốc khi xâm phạm không phận trên quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Tân Thủ tướng Shinzo Abe vừa quyết định sẽ tạm không điều động quan chức ra quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ít nhất là trong thời điểm này, để tránh làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tuy nhiên, tân Thủ tướng Nhật Bản cũng nhấn mạnh: Đó không phải là sự thay đổi trong quan điểm của Tokyo bởi trước đó Chủ tịch (LDP) Shinzo Abe từng tuyên bố, Nhật Bản sẽ tái bố trí tàu khu trục và tàu tuần tra để đối phó với Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vì Tokyo cảm thấy mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết.
Lời nói không đi đôi với việc làm
Ngày 26/12, tờ Manila Standard Today dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, cơ quan này đang xác minh việc Trung Quốc đầu tư 1,6 tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay, cầu cảng, đóng thuyền cho cái gọi là “thành phố Tam Sa” (vi phạm nghiêm trọng chủ quyền 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam) trước khi quyết định đưa ra phản ứng chính thức.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết, đã chỉ đạo Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc xác minh thông tin này. Việc này diễn ra sau khi Hãng tin Bloomberg ngày 25/12 dẫn nguồn tin từ Chủ tịch tỉnh Hải Nam Tưởng Định Chi cho biết, Bắc Kinh đã phê duyệt gói kinh phí trị giá 10 tỉ NDT (1,6 tỉ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có 1 sân bay, cầu cảng ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Chính phủ Trung Quốc cũng dự định xây dựng một hải cảng mới, một nhà máy khử muối có khả năng xử lý 1.000 tấn nước biển/ngày, một trạm phát điện năng lượng mặt trời có công suất 500KW, các cơ sở xử lý rác và xử lý nước thải thân thiện với môi trường. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario từng nhấn mạnh, việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” là một bước leo thang nhằm tăng cường tính pháp lý của đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra, bất chấp sự phản đối quyết liệt của các nước hữu quan.
Cũng trong ngày 26/12, tờ Inquirer đưa tin, sau khi xác minh thông tin Trung Quốc quyết định rót 1,6 tỉ USD để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernadez tuyên bố: Đây là hành động nhằm củng cố tuyên bố về đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông, là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Ông Raul Hernandez cho biết thêm, Philippines không thừa nhận cái gọi là “thành phố Tam Sa” và sẽ thúc đẩy các kế hoạch chính trị, pháp lý và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.
Theo nhận định của tờ World Politics Review (Mỹ) ngày 22/12, sau hàng loạt cuộc trao đổi ngoại giao căng thẳng nhưng bất thành, Philippines và Trung Quốc đang đứng bên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp trong cuộc tranh chấp bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham ở Biển Đông.
Ngày 24/12, Viện Khoa học Xã hội và Nhà xuất bản Văn hiến Khoa học Xã hội Trung Quốc đồng phối hợp tổ chức buổi công bố “Sách Vàng kinh tế thế giới”, “Sách Vàng tình hình quốc tế” và “Báo cáo chính trị và an ninh toàn cầu” năm 2013.
Trong đó, “Sách Vàng tình hình quốc tế” đề cập nhiều đến vấn đề tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và nhân tố Mỹ tại khu vực. “Sách Vàng tình hình quốc tế” cho rằng, vấn đề đảo Điếu Ngư/Senkaku không ngừng leo thang đã khiến quan hệ Trung – Nhật rơi vào tình trạng nghiêm trọng nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến nay và không thể loại trừ khả năng bùng phát xung đột.
Giới quân sự cho rằng, việc điều tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất (Ngư chính 206) đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hôm 12/12 là minh chứng rõ nhất cho nhận định “Trung Quốc đang tăng cường sử dụng tàu tuần tra, hải giám, ngư chính để khẳng định chủ quyền ở những khu vực lãnh hải tranh chấp”.
Mỹ đang khiến Trung Quốc khó chịu
Trung Quốc vừa phản đối dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2013 bởi Washington thừa nhận quyền kiểm soát của Tokyo đối với quần đảo đang có tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Điều đáng nói là việc này diễn ra trong bối cảnh Mỹ nhiều lần tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp tại Senkaku/Điếu Ngư, nhưng động thái kể trên thực sự khiến Bắc Kinh “cay mũi”.
Giới truyền thông cho rằng, việc Thượng nghị sĩ John Kerry vừa được Tổng thống Barack Obama đề cử làm Ngoại trưởng thay thế người tiền nhiệm Hillary Clinton cũng thực sự khiến Trung Quốc quan ngại bởi ông từng nhấn mạnh: Trung Quốc và một số nước khác đang đưa ra những đòi hỏi phi pháp ở Biển Đông, đồng thời cho rằng, việc tham gia Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) sẽ giúp nâng cao lập tức uy tín của Mỹ và có thể đẩy lùi những đòi hỏi chủ quyền quá đáng, những lệnh cấm phi pháp đối với các chiến hạm và tàu chở hàng của Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Trong khi đó, Giáo sư danh dự Trường đại học Keio của Nhật Bản Tadao Kuribayashi, một trong những người tham gia soạn thảo UNCLOS để tạo ra một cơ cấu khung chủ yếu cho các luật biển quốc tế sau khi được thông qua cách đây 30 năm cho rằng, UNCLOS đã tạo ra động lực cho sự hợp tác về biển giữa các nước và UNCLOS cũng đã được thể hiện để nâng cao tiếng nói và hình ảnh của các nước đang phát triển trong cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên, ông Tadao Kuribayashi cũng khuyến cáo: Tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc không thể giải quyết qua cơ cấu UNCLOS.
Theo nhận định trong “Báo cáo An ninh Trung Quốc 2012” của Viện Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản (đăng trên trang tin Wantchinatimes.com ngày 24/12), Cục quản lý Hải dương Quốc gia Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động 36 tàu hải giám cỡ lớn trước năm 2014 nhằm tăng cường hoạt động ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Trước tình hình này, cảnh sát biển Nhật Bản quyết định điều 40 tàu tuần tra cỡ lớn tới giám sát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời lập đơn vị bảo vệ Senkaku/Điếu Ngư. Giới quân sự cho rằng, việc Trung Quốc đóng thêm tàu hải giám nhằm tăng cường hoạt động ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và có thể Bắc Kinh còn triển khai tàu hải giám hoạt động trong phạm vi rộng hơn, chẳng hạn ở Biển Đông.
Nhà nghiên cứu Masayuki Masuda cho rằng, tăng cường tuần tra là một phần trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc nhằm thách thức và chấm dứt sự kiểm soát của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Cũng trong ngày 24/12, giới truyền thông Đài Loan cho biết, Trung Quốc đã phát triển được chiến đấu cơ tàng hình thứ ba J-18 với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng và cộng đồng quân sự thế giới đang đặc biệt quan tâm tới đến bước tiến này. Tầm bay của J-18 được ước tính khoảng 2.200km với vận tốc tối đa 2,5 Mach (gấp 2,5 lần vận tốc âm thanh), có khả năng tàng hình rất cao và được trang bị một hệ thống radar APAR. Đây là điều khiến giới quân sự quan tâm bởi đây là một động thái đáng quan tâm trong khu vực.
(NLM)
Những con bọ cánh cứng to lớn, đen bóng luôn thu hút sự tò mò của lũ trẻ. Kích thước của chúng có thể đạt hơn 5 cm, những con bọ cánh cứng đực có chiếc sừng sắc nhọn trên đầu giống như loài tê giác. Tại lễ hội bọ cánh cứng được tổ chức ở thành phố Takasaki, rất nhiều trẻ em mang theo những con bọ cánh cứng là vật nuôi yêu thích của mình đến lễ hội để tham gia môn đấu vật.
Hai con bọ được đặt trên một bục gỗ tròn, chúng dùng sừng chiến đấu húc nhau trong tiếng reo hò cổ vũ của lũ trẻ. Con bọ cánh cứng nào rớt khỏi bục gỗ là thua cuộc. Cậu bé Hibiki Sudo 10 tuổi cho biết: “Chúng trông rất lạnh lùng khi dùng chiếc sừng nhọn chiến đấu với nhau.” Trong khi đó, cậu bé Yuuta Nakaizumi, 7 tuổi nói: “Cháu nghĩ con bọ cánh cứng của cháu mạnh hơn cả món đồ chơi robot mà cháu có.”
Bên cạnh môn đấu vật, một số con bọ cánh cứng tham gia cuộc thi kéo co. Trong cuộc thi này, người ta dùng 2 chiếc kẹp gắn ở 2 đầu của một sợi dây kẹp vào đầu của 2 con bọ ở 2 phía đối nhau. Hai chú bọ cố sức bò đi, chú bọ nào khỏe hơn và bò nhanh hơn sẽ lôi đối thủ về phía mình, thế là giành chiến thắng.
Trước lễ hội kéo dài 9 ngày mang tên “Tuần Bọ cánh cứng” này, một nhóm chủ nhà hàng và các cửa hiệu địa phương đã thả 900 con bọ cánh cứng lên cây ở khu trung tâm thành phố. Đây được xem là một phần của cuộc vận động mang thiên nhiên đến gần hơn với trẻ em.
1/3 số bọ cánh cứng được phóng thích này được sinh ra tại các cửa hàng bán vật nuôi trong thành phố, số còn lại được bắt từ những ngọn núi lân cận. Bọ cánh cứng là loài côn trùng rất được trẻ em Nhật Bản yêu thích. Những bé trai thường giữ chúng trong lồng nhựa để làm vật nuôi trong nhà. Nhiều con bọ cánh cứng được tìm thấy trong tự nhiên trong khi một số khác được bán tại các cửa hàng vật nuôi trên khắp đất nước với giá từ 6 USD đến 320 USD.
Ẩm thực từ những văn hóa khác nhau đôi khi trở nên lạ lẫm với những người ngoại quốc. Cảm giác bối rối hay phản đối những thứ không bình thường so với văn hóa thuộc đất nước bạn là một phản ứng điển hình, nhưng có chăng bạn nên thử tìm hiểu để hiểu về sự khác thường đó hơn là hoàn toàn bác bỏ nó phải không?
Quay về vấn đề chính, một thứ đồ ăn của người Nhật đã gây nên nhiều tranh cãi hơn bất cứ món nào khác: thịt cá voi. Những người không thuộc Nhật Bản đã chỉ trích người Nhật từ lâu về hành động ăn thịt cá voi, nhưng những luật sư bào chữa của Nhật nói rằng ăn thịt cá voi cũng không khác gì so với ăn thịt bất cứ một dạng sinh vật gì sống dưới nước mà người Nhật vẫn sử dụng trong ẩm thực Nhật Bản biết bao đời nay.
Toàn bộ câu chuyện thực hư ra sao? Tại sao người Nhật lại săn bắt và ăn cá voi, và tại sao người ta muốn họ không được làm như vậy nữa? Cùng tìm hiểu nhé.
Săn cá voi
Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất trên thế giới săn bắt cá voi. Rất nhiều nền văn hóa trên thế giới đã từng săn bắt, giết hại và ăn loài động vật này – văn hóa Âu, Mỹ, và Á đều có, không lần này thì lần khác, săn cá voi vì nhu cầu thực phẩm, ngà, mỡ, sữa hay vì các lý do mang tính văn hóa khác.
Vậy thì vì sao việc săn cá voi lúc này lại là bất bình thường? Người ta nhận ra rằng cá voi đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, và rất nhiều các sản phẩm mà người ta trước đây hay sản xuất từ cá voi đã bị thay bằng những thứ khác hiện đại hơn.
Và cũng là vì suy nghĩ cũng như cảm giác của nhiều người đã thay đổi về cá voi, khi thấy chúng là loài động vật dưới biển gần gũi với con người nhất. Nhiều bộ phim của Mỹ như Free Willy và gần đây có Big Miracle đã thể hiện con người có sự gắn kết mạnh mẽ và đặc biệt với loài cá này.
Nhưng dù vậy Nhật Bản vẫn săn và giết cá voi cho mục đích nghiên cứu khoa học. Những thợ săn cá voi nói rằng họ làm vậy để bảo vệ quần thể cá voi còn non trẻ, họ phải bắt và nghiên cứu về cá voi.
Điều đó nghe có vẻ hay và thú vị đấy, nhưng những nhà chỉ trích nói rằng việc nghiên cứu khoa học chỉ là để bao biện cho hành động đằng sau đó là – ăn thịt cá voi.
Ăn thịt cá voi
Ở Hoa Kỳ, việc ăn thịt cá voi là hiện tượng hiếm khi xảy ra. Một vài người Mỹ bản xứ được cho phép săn và ăn một lượng giới hạn thịt cá voi vì lý do văn hóa, còn không săn cá voi hay tiêu thụ chúng là bị cấm.
Nhật Bản lại có một câu chuyện khác. Sau khi những người Nhật săn cá voi đã nghiên cứu về cá voi xong, họ bán thịt cho người khác mua và ăn nó. Bạn có thể mua thịt cá voi ở cửa hàng hay các nhà hàng trên khắp Nhật Bản và, cho tới tháng trước, bạn thậm chí còn có thể mua thịt cá voi trên Amazon.
Người Nhật đã ăn thịt cá voi được hàng trăm năm, nhưng đến thời điểm này thì điều này lại trở thành bất bình thường. Tôi nghĩ nhiều người đã bị nhầm lẫn khi nghĩ rằng cá voi là một phần ăn thông thường trong một bữa ăn Nhật và ăn chúng như vậy là bất bình thường.
Tôi chỉ nghĩ rằng việc ăn cá voi ở Nhật cũng giống như người Mỹ ăn những thứ như cá sấu hay sóc, chồn. Nghe thì chẳng bình thường tí nào, nhưng người ta vẫn ăn đấy thôi.
Trong chiến tranh thế giới thứ 2 và vài năm hậu chiến, người Nhật ăn thịt cá voi còn nhiều hơn vì đó là nguồn protein dồi dào và dễ dàng có được. Một trong những giáo viên tiếng Nhật ở Đại học của tôi nói rằng cô ấy còn nhớ mang máng việc ăn cá voi vào bữa trưa ở trường khi còn nhỏ, nhưng cũng chẳng nghĩ gì nhiều khi ăn nó vào lúc đó.
Ồ, nếu bạn đang tự hỏi nó có mùi vị thế nào – Koichi đã ăn thử một lần rồi đó và cậu ấy nói rằng nó có vị thịt rừng. Cậu ấy còn nói vùng mỡ là vùng ngon nhất!
Điều gì đang chờ đợi phía trước?
Hiện tại, phe phản đối săn cá voi đang tăng lên và những người biện hộ đang có xu hướng thoái trào. Con lắc đã rung đi rung lại cả hai bên qua nhiều năm, và cho đến bây giờ tình trạng vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể - những thợ săn bắt cá voi vẫn tiếp tục rong thuyền ra biển, và những người phản đối điều đó vẫn đang cố hết sức mình để dừng hành động đó lại.
Dù thế nào, những gì người Nhật đang làm với cá voi chắc chắn là nhân đạo hơn nhiều những gì chúng ta đã lảm ở Oregon: bắt chúng bằng thuốc nổ dynamite.
Hàng năm, cứ mỗi địp đông về, công viên Nabana no Sato của Nhật Bản lại trở nên sặc sỡ hơn bao giờ hết với màn trình diễn ánh sáng lung linh của 7 triệu bóng đèn LED sử dụng năng lượng Mặt trời.
Năm nay, các nhà thiết kế tại công viên Nabana no Sato đã cho xây dựng con đường hầm hoa anh đào Kawazu dài 100 m, thể hiện sắc thái rực rỡ mùa hoa anh đào nở tại đất nước mặt trời mọc.
Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 1 khách