Nhật Bản tìm ra nguyên tố hóa học thứ 113Theo Today’s THV, một viện nghiên cứu Nhật Bản đã phát minh ra nguyên tố hóa học chưa từng được biết đến - nguyên tố thứ 113.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện khoa học RIKEN thuộc Saitama, Nhật Bản đã tìm ra nguyên tố hóa học mới bằng phương pháp bắn phá các nguyên tử kẽm bismuth trong một máy gia tốc hạt. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi chặt chẽ quá trình chuyển đổi của các nguyên tố hóa học khác và đi đến kết luận rằng: tồn tại một nguyên tố hóa học thứ 113 chưa được biết đến cho đến nay. Nếu kết quả này được công nhận bởi các tổ chức khoa học quốc tế, Viện khoa học RIKEN của Nhật Bản sẽ trở thành Viện khoa học đầu tiên của Châu Á được quyền đặt tên cho một nguyên tố hóa học mới. Kosuke Morita, một giáo sư thuộc Viện RIKEN bày tỏ niềm hãnh diện và tự hào về thành tựu này của Nhật Bản. Ông cho rằng, đây sẽ là bước tiến lớn trong ngành khoa học của quốc gia. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được biết tới gồm các nguyên tố từ 1 đến 94 (từ hydrogen đến plutonium) tồn tại dưới dạng tự nhiên và các nguyên tố từ 95 đến 116 (trừ nguyên tố 113 và 115) là các nguyên tố nhân tạo được tạo thành bởi máy gia tốc hạt. Trước đây, bằng các máy gia tốc, người ta cũng đã phát hiện sự tồn tại của nguyên tử các nguyên tố 113 và 115, tuy nhiên vẫn chưa tổng hợp thành công các nguyên tố này. |
Theo Vietnamnet |
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã xác định được kết cấu phân tử của một loại protein giúp chặn đứng đà phát triển của virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) mở ra hy vọng phát triển loại thuốc mới giúp điều trị căn bệnh AIDS.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Nagoya (NMC) thuộc Tổ chức Bệnh viện Quốc gia và Đại học Nagoya được công bố ngày 23/9 trên tạp chí khoa học “Sinh học phân tử và cấu trúc tự nhiên” bản điện tử của Mỹ.
Virus HIV
Chủ nhiệm Phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm thuộc NMC, Yasumasa Iwatani cho biết, trong khi các phương thuốc chống lại HIV thường gây ra những tác dụng phụ và dẫn đến nguy cơ kháng thuốc khi được sử dụng trong thời gian dài, phát hiện của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản sẽ giúp “mang lại hy vọng phát triển một phương pháp điều trị AIDS mới tác động vào chính cơ chế phòng vệ của cơ thể con người”.
Những người có protein kháng virus trong tế bào bạch cầu (lympho bào) nhưng khi những protein này kết hợp với một loại protein đặc biệt do HIV sản sinh có tên là Vif, virus gây bệnh AIDS này sẽ sinh sôi bên trong cơ thể vật chủ nhiễm bệnh.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích APOBEC3C, vốn là một trong những loại protein kháng virus, và phát hiện ra một lỗ hổng trong cấu trúc mà ở đó protein Vif có thể thâm nhập vào bên trong.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định được cơ chế phân huỷ của protein APOBEC3C sau khi kết hợp với Vif. Nhóm này cho biết sẽ tìm ra các hợp chất giúp lấp lỗ hổng trên và kiểm tra hiệu quả điều trị trên thực tế.
Nhật Bản đang có kế hoạch sẽ ra mắt tên lửa đẩy hạng nhẹ Epsilon vào mùa hè năm 2013, RIA Novosti dẫn thông tin từ Cơ quan Thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) cho hay hôm nay 30/10.
Mục tiêu của JAXA trong kế hoạch này là xây dựng một loại tên lửa đẩy ít tốn kém hơn để đưa vệ tinh vào vũ trụ.
Hình mô phỏng tên lửa Epsilon
Tên lửa Epsilon theo dự kiến khi ra mắt sẽ thay thế tên lửa M-5 cùng loại, đã thực hiện thành công bảy đợt phóng vũ trụ từ năm 1997 đến 2006.
Epsilon là tên lửa đẩy ba tầng sử dụng nhiên liệu rắn được thiết kế để nâng thiết bị nặng gần 1.200kg lên quỹ đạo thấp của trái đất; trong khi M-5 có để nâng khối lượng hơn 1.800 kg lên quỹ đạo tương tự trên.
Tuy nhiên, chi phí cho một đợt phóng tên lửa Epsilon vào khoảng 48 triệu USD, rẻ hơn nhiều so với 70 triệu USD cho việc phóng M-5.
Theo RIA Novosti, để cắt giảm chi phí, tên lửa Epsilon được thiết kế dựa theo công nghệ của M-5 và H-2A. Theo đó, tầng đầu tiên của Epsilon lấy công nghệ của tầng tăng cường của tên lửa H-2A sử dụng nhiên liệu rắn, trong khi hai tầng còn lại phụ thuộc vào công nghệ của M-5.
Được biết, JAXA dự kiến chi ra tổng cộng 250 triệu USD để phát triển Epsilon.
Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia trên thế giới có nhiều tôn giáo và có những nét riêng.
Ở Nhật cùng tồn tại các tín ngưỡng, phong tục tập quán có nguồn gốc và theo phong cách tôn giáo khác nhau. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm mới, đi thăm các chùa chiền của đạo Phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Công giáo. Các đám cưới thường được tổ chức theo nghi lễ của Thần đạo hoặc đạo Công giáo. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hành theo nghi lễ của đạo Phật. Có những người một lúc theo hai hoặc ba tôn giáo. Do đó, năm 1995 theo thống kê cuốn niên giám về tôn giáo của Hiệp hội Văn hóa thì tín đồ của tất cả các giáo phái cộng lại là 219,83 triệu, gần gấp đôi dân số Nhật lúc bấy giờ là 120 triệu. Đạo gốc của Nhật Bản là Shinto (Thần đạo) có nguồn gốc từ quan niệm vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng. Phát triển với tư cách tôn giáo của cộng đồng, Thần đạo đã sản sinh ra những miếu thờ gia thần và các thần hộ mệnh của địa phương. Ngoài ra, người Nhật cũng thờ các anh hùng và các thủ lĩnh xuất sắc của nhân dân qua các thế hệ khác nhau và thờ cúng linh hồn tổ tiên theo lễ nghi của Thần đạo. Người Nhật cũng coi trọng đạo Khổng, nhưng trên thực tế thì đạo khổng đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo. Đạo Khổng du nhập vào Nhật từ đầu thế kỷ thứ 6, có ảnh hưởng lớn từ nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, sau này ảnh hưởng của đạo này cũng suy yếu đi nhiều. Trong bài giới thiệu này, người viết tập trung về Thần đạo để bạn đọc tham khảo.
Với khoảng hơn 100 triệu tín đồ, hơn 9 vạn đền thờ và 10 vạn tu sĩ, Thần đạo là một tôn giáo quan trọng nhất ở xứ sở hoa Anh đào. Thần đạo không hẳn là một tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mà là sự tích hợp những tín ngưỡng và nghi lễ thờ cúng các vị thần (Kami). Kami bao gồm các vật linh thiêng trong thiên nhiên (mặt trời, mặt trăng, gió, sấm sét, núi, sông, đá, cây cối,…) và hồn người chết (tổ tiên Nhật Hoàng, tổ tiên của gia đình, những anh hùng có công với nước).
Thần đạo là tôn giáo có nguồn gốc bản địa, xuất hiện từ thời công xã nguyên thủy dưới hình thức tín ngưỡng vật linh. Khi nghề trồng lúa phát triển thì quỉ thần xuất hiện. Người ta tin là quỉ thần ở núi vì hình thù của núi kỳ dị, núi là nguồn nước của sông ngòi, cần cho nghề trồng lúa nước. Quỉ thần ở sông có thể tác phúc (tưới ruộng) hoặc tác họa (lũ lụt). Đến thế kỷ thứ III, làng xã (mura) tế bào của xã hội ruộng đất hình thành, đó là yếu tố kinh tế, xã hội của Thần đạo. Thần đạo còn gắn bó khăng khít với Phật giáo như về đức tin, nghi lễ ma chay,… và cũng vay mượn nhiều yếu tố của Lão giáo. Nhưng Thần đạo là một tính cách ái quốc cao của dân tộc Nhật. Ngày nay, khi một người Nhật tự gọi mình là Thần đạo, có thể có nghĩa là người ấy là tín đồ của một trong số các phái Thần đạo. Thần đạo không có các điều răn và không có điều luật để tín đồ phải tuân theo. Hơn một trăm năm mươi năm trước, một nhà học giả Nhật viết:"Chính là vì người Nhật thực sự đạo đức trong việc thực hành nên họ không cần đến lý thuyết đạo đức, và sự quan trọng hóa của người Trung Hoa về lý thuyết đạo đức là do thực hành không nghiêm của họ". Một người Nhật khác cùng thời cũng chỉ ra rằng con người được tạo ra "bởi tinh thần của hai Thần Sáng Tạo (Izanagi và Izanami). Cho nên tự nhiên là họ được phú cho kiến thức về những gì họ phải làm và phải tránh. Họ không cần phải bận tâm với hệ thống luân lý". Vì người Nhật cảm thấy con người thực sự tốt bụng, nên họ không bao giờ lo lắng về tội lỗi. Người Nhật tôn thờ qua việc tặng lời cảm ơn hơn là kể lể nhược điểm của mình và tìm cách xin tha thứ cho họ. Người theo Thần đạo không bao giờ quan tâm đến khái niệm kiếp sau. Không có lời dạy nào về cuộc đời bên kia và họ không cầu nguyện cho hạnh phúc tương lai. Họ cầu nguyện nhiều hơn về những thứ rõ ràng như thực phẩm, hạnh phúc, lợi ích của quốc gia và bầy tỏ lời cảm ơn.
Thần đạo phát triển rộng lớn nhờ niềm tin vào nhiều thần. Tài liệu từ năm 901 sau Công nguyên cho thấy ba nghìn ngôi đền tại Nhật Bản, có trên ba nghìn thần được thờ cúng. Sau này càng ngày càng có nhiều ngôi đền của Thần đạo tại Nhật. Ngày nay, người Nhật vẫn thường đến các ngôi đền có những thần và nữ thần khác nhau để cầu nguyện cho được mùa, thực phẩm hay sự thịnh vượng của quốc gia. Họ tự tẩy uế theo phong tục và chắp tay cung kính làm lễ. Bởi vì, người Nhật luôn quan tâm đến sự thanh khiết bên trong và bên ngoài. Họ không lại gần nơi thờ cúng ở nhà hay nơi công cộng mà lại không tẩy uế trước. Có các máng nước đặc biệt gần nơi thờ cúng công cộng để người đi lễ có thể dùng để rửa tay và xúc miệng. Chỉ sau khi làm cho chính mình trong sạch, người ta mới nghĩ mình đáng được hành lễ tại đền. Nhà của người Nhật là kiểu mẫu về sạch sẽ và ngăn nắp. Bàn thờ thần - trung tâm thờ cúng Thần đạo tại gia luôn được giữ sạch sẽ. Bàn thờ ở những nơi thờ cúng thường xuyên được làm lại để không ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, đẹp đẽ ở đó. Từ xa xưa, người Nhật cổ tin chắc là việc tẩy uế thân xác rất quan trọng đối với các vị thần. Sau này, những người Nhật nghĩ rằng thần cũng muốn sự thanh khiết về đạo đức. Đại Lễ tẩy uế tượng trưng cho cả hai.
Người theo Thần đạo không sử dụng hình ảnh của các thần mà sử dụng biểu tượng của các thần. Trên những bàn thờ thần có những bài vị hay những mảnh giấy ghi tên những vị thần mà họ muốn tôn kính. Một ngọn đèn được đốt lên và nếu có thể gia đình đặt hoa cùng một chút rượu vang hay bánh cốm bỏng ở đó hàng ngày. Những người Thần đạo thường duy trì nghi lễ cầu nguyện ngắn trước bàn thờ thần mỗi ngày. Những chức sắc Thần đạo thường hướng dẫn các buổi lễ chính thức trong những ngày lễ quan trọng nhưng không thường xuyên thuyết giảng vào các buổi lễ hàng tuần. Họ chịu trách nhiệm bảo vệ những đồ vật thiêng liêng trong ngôi đền.
Lễ hội lớn nhất của Thần đạo là Lễ hội mùa (Matsuri), thường được tổ chức vào dịp Tết và vụ trồng lúa. Matsuri mùa Hạ mang tính chất thờ thần địa phương; mọi người đánh trống, nhảy múa và uống rượu sakê. Ở nhiều khu phố lớn, Matsuri là dịp gợi lại tinh thần Thần đạo cuả các mura và tinh thần cộng đồng hòa hợp. Sau này, tinh thần này được chuyển hóa vào sinh hoạt hiện đại trong các xí nghiệp, câu lạc bộ, trường học,…do các chính khách, doanh nhân, nhà giáo…
Vào thời Nhật Hoàng Minh Trị (Meigi 1868-1912), đất nước Nhật được hiện đại hóa theo hình mẫu phương Tây, Thần đạo được Nhật Hoàng tuyên bố là quốc đạo. Năm 1890, Thần đạo được canh tân với nội dung chủ yếu là “trung” với Thiên Hoàng, hy sinh cả cuộc đời vì Thiên Hoàng; đồng thời đề cao chữ “hiếu”, thờ cúng linh hồn người đã khuất, đặc biệt là người chết vì đạo nghĩa. Sau khi Nhật bại trận vào cuối năm 1945, Thần đạo không còn được coi là quốc đạo nữa nhưng vẫn được chính quyền đương thời coi trọng và ăn sâu vào đời sống người dân.
Gingia Shinto là phái Thần đạo quan trọng nhất, có tới 8 vạn ngôi đền ở khắp nơi và có vai trò như đình làng ở Việt Nam. Đền thường được xây dựng ở những nơi có cảnh thiên nhiên tươi đẹp, gợi sự cảm thông với thần linh, ma quỷ. Thần đạo nhiều khi được kết hợp với Phật giáo mang lại cho người Nhật những niềm tin, hy vọng và nguồn an ủi. Tuy có sự pha trộn với các tôn giáo khác nhưng Thần đạo đã thể hiện một cách rõ nét đời sống tâm linh của người Nhật
Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng.
Vậy nên lại lục lại cái mớ kiến thức tưởng chừng như đơn giản nhưng lại quá khó để thực hiện với người Việt Nam này để đưa lên đây, thỉnh thoảng sẽ vào đọc lại để nhớ và để ngấm, các bạn cùng đọc và thử làm để hiểu tại sao Người Nhật lại đáng khâm phục như chúng ta đang thấy nhé
CÙNG TÌM HIỂU VỀ 5S
(SEIRI – SEITON – SEISO – SEIKETSU – SHITSUKE)
1.SÀNG LỌC – 2.SẮP XẾP – 3.SẠCH SẼ – 4.SĂN SÓC – 5.SẴN SÀNG
5S- bí quyết mang lại thành công cho doanh nghiệp
Ngày nay, khái niệm Chất lượng và Quản lý Chất lượng không còn xa lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn nâng cao khả năng cạnh trên thị trường, mỗi doanh nghiệp phải chọn cho mình một hướng đi riêng trong kinh doanh cũng như trong cách thức quản lý. Tuy nhiên dù doanh nghiệp có chọn cách thức kinh doanh nào, đầu tư loại thiết bị máy móc hay công nghệ nào đi nữa, con người cũng vẫn là yếu tố quyết định đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ triết lý con người là trung tâm của mọi sự phát triển, mô hình thực hành 5S đã được áp dụng tại Nhật bản như một nền tảng để áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng. 5S tạo ra một môi trường sạch sẽ, tiện lợi và giúp cho tổ chức/doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, đem lại niềm tin cho khách hàng.
Vậy 5S là gì?
5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật "SEIRI", "SEITON", "SEISO", SEIKETSU" và "SHITSUKE", tạm dịch sang tiếng Việt là "SÀNG LỌC", "SẮP XẾP", "SẠCH SẼ", "SĂN SÓC", "SẴN SÀNG".
Từ ý nghĩa của các từ bắt đầu bằng 5 chữ S, các nguyên tắc chung của thực hành 5S được hiểu như sau:
1- SEIRI (Sàng lọc): Là sàng lọc những vật dụng không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng.
2- SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, theo một trật tự nhất định, tiện lợi khi sử dụng
3- SEISO (Sạch sẽ): Là vệ sinh tại nơi làm việc sao cho không còn rác hay bụi bẩn tại nơi làm việc (kể cả trên nền nhà, máy móc và thiết bị)
4- SEIKETSU (Săn sóc): Là luôn săn sóc, giữ gìn nơi làm việc luôn sạch sẽ, thuận tiện và có năng suất bằng cách liên tục thực hiện Seiri, Seiton, Seiso.
5- SHITSUKE (Sẵn sàng): Tạo thành một nề nếp, thói quen tự giác làm việc tốt, duy trì môi trường làm việc thuận tiện
Tại sao nên thực hiện 5S?
Thực hành 5S là một chương trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức/doanh nghiệp. Đây là một phương pháp hiệu quả để huy động con người, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất.
Nguyên tắc của Thực hành 5S hết sức đơn giản, không đòi hỏi phải dùng các thuật ngữ hay phương pháp phức tạp nào trong quá trình thực hiện. Thành công trong thực hành sẽ giúp các tổ chức/doanh nghiệp đạt được năng suất cao hơn thông qua:
- Xây dựng một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp
- Mọi người trong cũng như ngoài công ty dễ dàng nhận thấy rõ kết quả
- Tăng cường phát huy sáng kiến
- Nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan
- Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn
- Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc
- Xây dựng hình ảnh tổ chức/doanh nghiệp, đem lại cơ hội trong kinh doanh…
Các yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chương trình thực hành 5S:
- Cũng như đối với việc áp dụng công cụ nâng cao năng suất chất lượng nào, việc áp dụng thực hành 5S đòi hỏi sự cam kết và ủng hộ của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc chỉ đạo thực hiện, tập trung nguồn lực, kinh phí và thời gian..
- Đào tạo và hướng dẫn mọi cán bộ nhân viên trong tổ chức/công ty hiểu rõ mục tiêu, ý nghĩa cũng như phương pháp để thực hiện. Từ đó mỗi phòng ban/phân xưởng có thể chủ động đưa ra kế hoạch thực hiện tại đơn vị của mình
- Sự tham gia của tất cả mọi người – Bí quyết thành công của chương trình thực hành 5S là tạo một môi trường khuyến khích mọi người tích cực tham gia, phát huy sáng kiến và duy trì mội trường làm việc sạch sẽ, thuận lợi và an toàn
- Duy trì và cải tiến không ngừng, tạo nên một nguyên tắc hoạt động trong tổ chức/doanh nghiệp để đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý và kinh doanh
Tổ chức/doanh nghiệp nào có thể áp dụng Thực hành 5S?
Thực hành 5S có thể áp dụng tại bất kỳ đơn vị/doanh nghiệp nào: sản xuất, dịch vụ, thương mại.
Thực hành 5S thành công tạo nên một môi trường làm việc sạch sẽ, lành mạnh và an toàn, đem lại hiệu quả và thành công cho chính doanh nghiệp. Còn chần chừ gì nữa, chúng ta tiếp tục chương trình nâng cao Năng suất- Chất lượng bằng việc áp dụng thực hành 5S!
HONG NHUNG C&T sưu tầm
Tìm hiểu về đất nước nhật bản | ||
1. Vị trí địa lý, diện tích và địa hình Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana. Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới.. 2. Đặc điểm về khí hậu Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt. 3. Đặc điểm dân số Dân số Nhật Bản ước tính khoảng 127,4 triệu người, phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa.Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như Ainu hay Ryukyuans. Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 vào năm 2006. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Thế chiến thứ hai. 4. Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế-công nghiệp-tài chính thương mại-dịch vụ-khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật. 6. Tôn giáo Đạo gốc của Nhật Bản là Thần đạo (đạo Shinto), có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Qua Trung Quốc và Triều Tiên, Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ vào Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI. Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Shinto và Phật giáo 7. Quốc kỳ và Quốc ca Quốc kỳ Nhật Bản, ở Nhật Bản tên gọi chính thức là Nisshōki, nhưng người ta cũng hay gọi là Hinomaru tức là "vầng mặt trời", là lá cờ nền trắng với một hình tròn đỏ lớn (tượng trưng cho Mặt Trời) ở trung tâm. Quốc ca của Nhật Bản là Kimi Ga Yo 8. Hệ thống chính trị Hoàng gia Nhật do Nhật hoàng đứng đầu. Theo Hiến pháp Nhật thì “Hoàng đế Nhật là biểu tượng của quốc gia và cho sự thống nhất của dân tộc”. Nhật hoàng sẽ tham gia vào các nghi lễ của quốc gia nhưng không giữ bất kì quyền lực chính trị nào, thậm chí trong các tình huống khẩn cấp của quốc gia. Quyền lực này sẽ do Thủ tướng và các thành viên nghị viện đảm nhận. 9. Văn hoá, phong tục tập quán. Người Nhật rất coi trọng sự chào hỏi, ở đâu, lúc nào và đối với bất cứ ai họ cũng đều tỏ ra rất lịch sự và nghiêm túc trong việc chào hỏi lẫn nhau, đó là một tập quán tốt đẹp của người Nhật. Tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật. Nói chung, người Nhật rất thích tặng quà. Hay đúng hơn, việc tặng quà đã trở thành một thói quen, một lễ nghi không thể thiếu được trong đời sống thường ngày của họ. Tặng quà được xem như một cách thể hiện sự yêu mến và kính trọng lẫn nhau và để xác định các mối quan hệ xã hội. 10. Hệ thống phương tiện giao thông Tại các thành phố lớn tại Nhật Bản phương tiện giao thông phổ biến nhất là tàu điện và tàu điện ngầm. Tàu điện và tàu điện ngầm rất thuận tiện và đúng giờ. Bên cạnh đó, một số người cũng sử dụng xe buýt. Tuy nhiên xe buýt không tiện lợi so với các phương tiện trên do có số lượng chuyến không nhiều và có khả năng không đúng giờ vào những giờ cao điểm. Giá dịch vụ taxi ở Nhật tương đối đắt. Cước phí được tính theo km và thay đổi theo giờ; buổi tối đắt hơn giá ban ngày. Ngoài ra, xe đạp là phương tiện khá tiện lợi và kinh tế. |
Chính sách “xoay trục sang châu Á” của Mỹ, chương trình hạt nhân Iran, tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc – Nhật Bản và Biển Đông sẽ nằm trong số những vấn đề được thảo luận ở cuộc đối thoại 3 bên Mỹ – Nhật – Ấn được tổ chức hôm 29/10 tới tại New Delhi.
Theo các nguồn tin chính thức, Mỹ dự kiến sẽ vắn tắt đề cập tới chính sách “xoay trục sang châu Á” của mình, một động thái được dẫn dắt bởi sự quyến rũ của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, song song với việc rút bớt quân tại Iraq và Afghanistan và tăng cường hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ nói chuyện về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.
Trong khi đó, Nhật Bản sẽ đề cập tới tranh chấp trên biển với Trung Quốc liên quan đến chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Và sự tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông dự kiến cũng sẽ được thảo luận ở cuộc đối thoại 3 bên này.
Bên cạnh đó, Mỹ – Nhật – Ấn cũng sẽ tìm hiểu khả năng hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, bao gồm cả nạn hải tặc và an ninh của các tuyến đường biển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trong khu vực.
Đoàn đại biểu Nhật Bản sẽ do Phó Thủ tướng phụ trách ngoại giao Kenji Hiramatsu dẫn đầu, phái đoàn Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Nam và Trung Á Robert Blake làm đại diện và đoàn đại biểu Ấn Độ do Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Đông Á Gautam Bambawale làm Trưởng đoàn tham dự.
Theo giới phân tích, thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và tầm ảnh hưởng của Mỹ đang “đi xuống”
dẫn đến việc cả Ấn Độ và Nhật Bản đều mong muốn hình thành một quan hệ đối tác với Mỹ là một trong những logic đằng sau mối quan hệ hợp tác Mỹ – Nhật – Ấn, dẫn đến sáng kiến tổ chức đối thoại 3 bên lần đầu vào tháng 12/2011.
Như vậy, Đối thoại 3 bên Mỹ – Nhật – Ấn sẽ diễn ra trước chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đến Tokyo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh song phương Nhật – Ấn ngày 15/11 tới.
Theo (petrotimes)
Cơ quan ngư nghiệp Nhật Bản hôm nay 30/10 cho hay họ đã bắt thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc vì bị tình nghi tham gia hoạt động đánh bắt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi Kyushu của Nhật.
Văn phòng Cơ quan ngư nghiệp tại Fukuoka cho biết thuyền trưởng 48 tuổi của tàu cá 500 tấn, với 18 thủy thủ, đã bị bắt vào 7h30 sáng ngày thứ bảy vừa qua 27/10, sau khi một tàu tuần tra phát hiện thấy tàu đang đánh bắt ở khu vực cách tây thành phố Goto trên quần đảo Goto thuộc tỉnh Nagasaki khoảng 100km. Tàu bị bắt cùng với một đèn và lưới đánh cá.
Thuyền trưởng đã được thả vào ngày chủa nhật sau khi đóng tiền bảo lãnh.
Đầu năm nay, cơ quan ngư nghiệp Nhật đã bắt giữ 5 tàu Hàn Quốc, 4 tàu Đài Loan đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Vũ Quý (Kyodo/DTO)
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đã dùng vòi rồng nhằm đẩy lùi đội tàu của Đài Loan khỏi khu vực mà nước này tuyên bố là lãnh hải của mình, gần quần đảo tranh chấp trên Hoa Đông.
Tàu tuần tra Nhật dùng vòi rồng đẩy lùi tàu Đài Loan
Tàu Đài Loan được tàu tuần tra hộ tống hiện đã rời vùng biển tranh chấp.
Theo lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, ít nhất 40 tàu Đài Loan đã vi phạm biên giới trên biển của nước này. Đội tàu này đã bị các tàu tuần tra của Nhật dùng vòi rồng để ngăn chặn tiến vào hòn đảo lớn nhất trong khu vực là Uotsuri-jima.
Truyền hình địa phương đưa tin, một trận chiến dữ dội trên biển giữa tàu Nhật và tàu tuần tra Đài Loan đã nổ ra và tàu Đài Loan cũng dùng vòi rồng để đáp trả tàu Nhật.
Đội tàu Đài Loan trên là một phần của nhóm tàu rời Đài Loan hôm 24/9 với cam kết tuyên bố chủ quyền với đảo tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku. Đài Loan tuyên bố, quần đảo trên là một phần khu vực đánh bắt của tổ tiên họ. "Quyền đánh bắt quan trọng hơn chủ quyền nhưng quyền đánh bắt cũng có nghĩa là chủ quyền", nhà hoạt động Chen Chunsheng, người tổ chức đội tàu cho hay.
Đội tàu của Đài Loan
Sáng sớm nay, 3 tàu tuần tra Trung Quốc tiến vào vùng biển mà Nhật coi là lãnh hải của nước này và hiện vẫn có mặt tại khu vực rất gần với quần đảo không người nhưng mang tính chiến lược Senkaku/Điếu Ngư. Diễn biến mới này làm phức tạp thêm sự đối đầu vốn đã rất căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Nhật và Trung Quốc đã xấu đi sau khi Nhật quốc hữu hóa 3 đảo thuộc quần đảo tranh chấp bằng cách mua lại đảo từ một chủ đất người Nhật. Bắc Kinh phản đối và một làn sóng chống Nhật đã bùng lên tại Trung Quốc. Hiện giờ, Đài Loan (Trung Quốc coi là một tỉnh của nước này,) đẩy mạnh nỗ lực đòi chủ quyền với khu vực, vốn được cho là giàu năng lượng.
Trong khi đó, hôm nay, thứ trưởng Ngoại giao Nhật Chikao Kawai có mặt tại Bắc Kinh để hội đàm với quan chức Trung Quốc Zhang Zhijun nhằm giảm căng thẳng giữa hai nước.
Hoài Linh (Theo RT)
Hàng chục chuyến bay đã bị hoãn ra và vào một thành phố đông bắc Nhật Bản hôm nay (30/10), sau khi các công nhân xây dựng tình cờ phát hiện một quả bom chưa phát nổ.
Hình ảnh vệ tinh của sân bay Sendai sau các chiến dịch dọn dẹp hậu sóng thần ngày 1/4/2011.
Quả bom này được tin là từ Thế chiến II, nằm vùi bên dưới một taxiway.
Các quan chức sân bay ở Sendai cho hay, họ đã phải hủy tổng cộng 92 chuyến bay, cả nội địa lẫn quốc tế, theo lịch sẽ sử dụng sân bay trong hôm nay sau khi phát hiện thiết bị nổ nằm bên cạnh taxiway.
Họ cho biết, các thành viên của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang nỗ lực di dời vật này - được cho là một quả bom do Mỹ chế tạo, rơi xuống hồi Thế chiến II. Các nhà chức trách hy vọng các chuyến bay sẽ được nối lại trong ngày mai.
Theo các nhà chức trách, quả bom dài gần 110cm, rộng 35cm và vẫn còn kíp nổ.
Sendai hiện nay vẫn đang trong quá trình phục hồi và tái thiết sau thảm họa kép động đất - sóng thần hồi tháng 3 năm ngoái, cơn thiên tai cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và tàn phá khắp khu vực đông bắc Nhật Bản.
Thanh Hảo (Theo CNN)
Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara sẽ từ chức để thành lập một đảng chính trị quốc gia mới trong bối cảnh Nhật Bản có thể sắp tổng tuyển cử.
Shintaro Ishihara tại một cuộc họp báo hồi tháng 9. (Ảnh: AP)
"Tính từ hôm nay, tôi sẽ từ chức thị trưởng Tokyo", ông thông báo với các phóng viên.
Chính trị gia 80 tuổi này - thị trưởng đang phục vụ nhiệm kỳ thứ 4 - nổi tiếng với những lời bình luận khiêu khích.
Trước đó trong năm, Shintaro Ishihara đã khơi mào một cuộc tranh cãi khi nói rằng ông sẽ dùng tiền công để mua một quần đảo vốn là trung tâm tranh cãi giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Tiểu thuyết gia chuyển sang làm chính trị này cho biết ông muốn trở lại đời sống chính trị quốc gia.
Shintaro Ishihara cho biết ông sắp thành lập một đảng với các chính trị gia cánh hữu khác để thách thức hai đảng lớn trong cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối năm tới. Các nguồn tin cho biết, nhiều khả năng ông sẽ tìm kiếm sự hợp tác với Nippon Ishin no Kai (Đảng Phục hồi Nhật Bản) do thị trưởng Osaka Toru Hashimoto đứng đầu.
Giống nhiều chính trị gia cánh hữu, ông Ishihara phản đối điều 9 của Hiến pháp Nhật vốn cấm quốc gia này phát động chiến tranh.
Thanh Hảo (Theo BBC, Yomiuri Shimbun)
Tàu tuần duyên Nhật Bản theo sát tàu hải giám Trung Quốc hôm 14/9 gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh minh họa: Kyodo |
Kyodo dẫn lời lực lượng tuần duyên Nhật Bản hôm nay cho biết 4 tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải gần chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản quản lý khoảng 8h30 sáng, sau khi rời khu vực này tối hôm trước.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng xung quanh tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, đặc biệt là sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa ba trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo này vào giữa tháng 9 vừa qua.
Trước đó, mạng Sankei ngày 21/10 dẫn báo cáo của Lignet, một tổ chức nghiên cứu tư nhân do các chuyên gia xuất thân từ Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành, cho biết quân đội Trung Quốc đang tiến hành chiến lược sử dụng các máy bay không người lái để đòi chủ quyền đối với quần đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Theo báo cáo này, phía Trung Quốc sẽ cho máy bay không người lái xuất phát từ tàu hải quân xâm nhập không phận phía trên quần đảo Senkaku và tiến hành do thám nhằm làm suy yếu sự kiểm soát của phía Nhật Bản.
Với tựa đề “Trung Quốc củng cố chủ quyền đối với các đảo tranh chấp bằng máy bay do thám”, báo cáo chỉ rõ hải quân Trung Quốc gần đây đã tăng cường sử dụng máy bay không người lái, đặc biệt có kế hoạch trong tương lai đưa máy bay không người lái tới hoạt động thường xuyên ở quần đảo tranh chấp.
Theo Vietnam+
Hôm nay ngày 11 tháng 10, Thầy đã ghé thăm trường Nhật ngữ Shizuoka,
và trường Đại học Shizuoka tại thành phố Hamamatsu.
Sáng sớm tôi đã theo Thầy bắt tàu từ ga Tokyo tới thành phố Shizuoka. Sau hi tới trường Nhật Ngữ tại thành phố này, Thầy đã gặp gỡ các thầy giáo ở đây để cùng trao đổi về tình hình hiện tại của các em học sinh tại đây. Thầy có vẻ an tâm vì lần này không có vấn đề gì nổi côm.
10h50 là giờ nghỉ giả lao của các em học sinh. Cũng như nhìêu nơi khác, ngay lập tức các em đã ùa vào ôm chầm lấy Thầy như những đứa con lâu ngày gặp lại cha.
Sau đó Thầy đã có cuộc nói chuyện dài 3 tiếng đồng hồ cùng các em.
Trước tiên, Thầy đã răn dạy các em học hành, và nhất là sự cần thiết của tiếng Nhật. Thông qua kết quả thi Ryu vừa rồi, những em đạt được điểm cao đã được tuyên dương, khen ngợi.Nhưng ngược lại các em diểm thập đã bị phê bình.
Tiếp đó Thầy đã lắng nghe tâm sự và những vướng mắc mà các em ở đây đang gặp phải. Đáp ứng với những điều đó Thầy đã đưa ra những lời khuyên, nhưng bí quyết sống để giúp các em có thể cải thiện và phấn đấu tốt hơn.
Giữa buổi nói chuyện còn có các sinh viên đang học tập tài thành phố Shizuoka tới để thăm Thầy.
Nhân đây, các Sempai cũng đã gửi gắm tới Kohai những lời khuyên chân thành nhất rút ra từ kinh nghiệm học hành, cũng như baito hay cách đôi nhân xử thế đối với người Nhật.
Lúc nào cũng vậy, Thầy luôn nói hang say, tới 2 giờ chiều mà quên cả ăn trưa.
Mặc dù các em còn muốn nghe Thầy nói chuyện thật nhiều, nhưng vì Thầy còn phải đi tới thăm các bạn ở những vùng tiếp theo.
Sauk Khi rời trường Nhật ngữ Shizuoka, Thầy đã ghé thăm ký túc xá của các bạn ở trường đại học Shizuoka tại thành phố Hamamatsu.
Các bạn sinh viên ở trường Toyohashi cũng về đây để được gặp và nghe Thầy nói chuyện.
Để giúp các bạn sinh viên có định hướng cho mình trong tương lai, Thầy đã kể cho các bạn nghe nhiều câu chuyện mà Thầy đã gặp đã thấy trên thự tế. Ngoài ra Thầy đã có những lời khuyên về cách học tập, nhìn nhặt những kiến thức thực tế.
Tiếp đó Thầy đã lắng nghe và đưa ra lời khuyên về những khúc mắc, những trăn trở mà những sinh viên sắp tốt nghiệp gặp phải.
Cuối cùng là tâm sự của Thầy về tương lai của Đông Du. Hy vọng chúng ta sẽ nối tiếp và phát triển được tâm nguyện của Thầy.
Mọi người ai cũng quyến luyến khi chia tay Thầy.
Như thông lệ hằng năm, cứ đến dịp tháng 9, các kohai từ Việt Nam lại sang Nhật để bắt đầu con đường du học của mình, một chặng đường hứa hẹn nhiều thành công nhưng cũng có không ít khó khăn ở phía trước. Để chuẩn bị cho kohai có sự chuẩn bị tốt nhất để bắt đầu chặng đường mới này, ngày 7/10 các sempai đi trước mà chủ yếu là sempai đã và đang phát báo, đã tổ chức buổi ra mắt cho kohai tại Hội trường ABK. Cũng đúng dịp này, thầy hiệu trưởng đang công tác tại Nhật, vì vậy dù rất bận nhưng thầy đã dành trọn một buổi chiều để gặp mặt anh em. Đi cùng thầy trong chuyến đi lần này, có cô Đàm Lê Đức, một người cô dù không trực tiếp giảng dạy nhưng cũng rất quen thuộc với anh em Đông Du chúng ta. Sau đây là hai bài tổng kết về buổi gặp mặt này.
1. Buổi ra mắt kohai. Nội dung buổi ra mắt do bạn Kì, sempai phát báo năm 2 tổng kết lại.
Chủ Nhật ngày 7/10 vừa qua, ban đại diện Kanto đã tổ chức gặp mặt thầy, cô Đức và chào mừng kohai khóa tháng 10 sang Nhật tại phòng hội nghị của ABK. Măc dù những cơn mưa lạnh lẽo cuối thu từ suốt những ngày qua vẫn rơi trên những chặng đường anh em phát báo, nhưng nó không khiến sự háo hức gặp mặt giữa sempai-kohai giảm đi dù chỉ một chút. Đúng 10h30, mọi người đã tập trung đầy đủ. Cái lạnh tê người đầu đông như báo trước một chặng đường khó khăn gian khổ mà các em phải vượt qua, nhưng tất cả đều rất háo hức. Buổi giao lưu giữa sempai-kohai bắt đầu bằng lời chia sẻ những kinh nghiệm học tập, làm việc đầy máu và nước mắt mà các anh đã dày công đúc rút. Được nghe những lời động viên, chia sẻ từ đáy lòng của các anh, nhiều kohai đã không cầm được nước mắt. Những thắc mắc, trăn trở, lo lắng của kohai đều được sempai tư vấn nhiệt tình. Mùa đông sắp tới, kohai chúng ta vô cùng lo lắng. Không biết áo ấm các em mang sang có đủ chống chọi với mùa đông khắc nghiệt hay không? Không biết những cơn bão tuyết sẽ cố gắng quật ngã các em như thế nào? Kohai ơi! Chỉ cần trong tim các em luôn giữ ngọn lửa nhiệt huyết thì không có khó khăn nào có thể cản bước các em được. Và sempai sẽ luôn sát cánh cùng các em trên chặng đường nhiều nước mắt nhưng cũng không ít niềm vui này, các em cứ yên tâm.
Buổi gặp mặt kết thúc bằng buổi tiệc chào đón kohai do sempai đích thân chuẩn bị,tình cảm mọi người đã được thắt chặt hơn. Trước sự đón tiếp tận tình và chu đáo của sempai, kohai đã có thể yên tâm bắt đầu một chặng đường mới. Và rồi một ngày nào đó, ở chính nơi đây, chính những kohai của ngày hôm nay sẽ tiếp tục đón những lớp đàn em kế tiếp. Chúc các em sống, làm việc và học tập thành công!
2.Bài nói chuyện của thầy hiệu trưởng và cô Đàm Lê Đức
Có đích đến sẽ có con đường
Chiều ngày 7-10 tại nhà ABK, Thầy và Cô Đàm Lê Đức – người bạn vong niên của Thầy, người gắn bó với mái nhà Đông Du từ những ngày đầu thành lập - đã có buổi gặp gỡ với DHS Đông Du vùng Kanto.
Hoạch định tương lai và cuộc đời để thành công là chủ để chính trong cuộc trò chuyện đậm ân tình, xúc động giữa Thầy Cô với các bạn trẻ.
Bằng cấp không phải là số 1
Thầy cho rằng: “Muốn thành công trước hết phải có mục đích, hướng đi rõ ràng”. Khi đã xác lập đươc mục tiêu, mỗi người sẽ tự lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp với sở thích, khả năng của bản thân và nỗ lực để đạt được. Minh chứng cho nhận định, Thầy đưa ra những tên tuổi sempai nhờ có định hướng phù hợp ngay từ ngày đầu lập nghiệp nay đã thành danh như bác Ngô Diệu Kế, bác Trần Ngọc Phúc…
Theo quan điểm của Thầy, trong xã hội ngày nay, năng lực là yếu tố tiên quyết gầy dựng sự thành công. Chủ tịch sáng lập tập đoàn Honda hay Panasonic... chính là những gương điển hình tiêu biểu cho sự thành đạt đến từ chính năng lực thực sự chứ không phải từ bằng cấp cao.
DHS Việt Nam muốn trở về nước lập thân lập nghiệp bằng kinh doanh hay nghiên cứu khoa học cũng phải dựa vào tình hình kinh tế, xã hội hiện thời của đất nước. Theo Thầy, hiện nước ta vẫn chưa có công nghiệp, kinh tế vẫn phụ thuộc vào các ngành thủ công, chế biến nông thuỷ sản... Tuy nhiên đất nước bắt đầu chuyển mình, tiến lên công nghiệp hóa – hiện đại hóa nên cơ hội cống hiến và xây dựng đất nước rất rộng mở ở phía trước. Nguyện ước các thế hệ học trò ăn học thành tài, đem trí tuệ và công sức trở về phụng sự quê hương Tổ quốc, trở thành những hiền tài cho đất Việt luôn là những trăn trở đau đáu và khôn nguôi của Thầy.
Vậy phải học như thế nào để có khả năng áp dụng vào thực tế? Thầy chia sẻ rằng: những kiến thức học trong sách vở chưa đủ, đôi khi còn xa rời thực tiễn. Để “học đi đôi với hành”, để khoa học ứng dụng thực sự có hiệu quả thì trước hết mỗi người phải biết, phải hiểu cuộc sống quanh ta. Vậy nên, tự mỗi người cần nâng cao hiểu biết, trau dồi kỹ năng thông qua cách quan sát cuộc sống, học những bài học từ chính cuộc sống hàng ngày, bắt đầu từ những việc đơn giản, nhỏ nhoi. Dần dần, “tích tiểu thành đại”, những bài học rất đời, rất người và rất tình từ cuộc sống muôn màu đó sẽ khơi gợi và nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho người trẻ.
DHS Đông Du đều phải đi làm baito để kiếm tiền ăn học, trang trải cuộc sống. Du học tự túc, hẳn sẽ nhiều thua thiệt với các DHS quốc phí vì nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” luôn đè nặng trên vai. Nhưng chỉ đi lên từ gian khó, mỗi người mới sớm khôn lớn và trưởng thành. Tuy không có nhiều thời gian để chuyên tâm cho việc học như DHS quốc phí nhưng DHS Đông Du sẽ có nhiều cơ hội tiếp xúc với con người, văn hóa và lối sống của người dân bản xứ qua từng tháng ngày làm thêm miệt mài và khổ cực. Đó là một cơ hội lớn mà mỗi DHS cần phải nắm bắt và tận dụng để học hỏi, mở mang tầm hiểu biết lẫn vốn sống. Những người bản xứ mà các bạn trẻ trò chuyện, làm việc sẽ chính là những người thầy cuộc sống mang lại những giá trị riêng mà chẳng có sách vở nào truyền đạt được. Tầm nhìn được mở mang, kinh nghiệm kinh doanh được truyền đạt, mối quan hệ được thiết lập – đó là điều mà không phải DHS Việt nào đi học nơi xứ người cũng có cơ hội tiếp cận. Tuy nhiên, học người ta và phải luôn tự nhắc nhở mình sống có ý thức, có trách nhiệm và thể hiện được hoài bão, ước vọng cuộc đời để nhận lại sự trân trọng, tôn kính của họ. Đó cũng là lời Thầy nhắn nhủ cho mọi thế hệ DHS Đông Du trên con đường hòa nhập để học hỏi.
Cứ đi ắt sẽ đến
Cô Đàm Lê Đức là tấm gương sáng của một nhà giáo dành cả cuộc đời tận tuỵ với sự nghiệp “trồng người”. Thời gian này, nhân dịp chuyến công tác tại Nhật, Cô đã dành thời gian gặp gỡ và nói chuyện với anh em sinh viên Đông Du ở vùng lân cận Tokyo.
Trong không khí trò chuyện ấm cúng, chân tình, Cô chia sẻ với mọi người công thức thành công của cô.
KKTN=THÀNH CÔNG
(KKTN = Kiên định, kiên trì, thời gian, niềm tin)
Theo Cô, để có được thành công, mỗi người cần quy tụ đủ bốn yếu tố trên. Trong bốn yếu tố đó, với Cô sự kiên trì chính là mấu chốt, là yếu tố quan trọng nhất. “Nếu người ta cho tôi chọn một phẩm chất hay một tư cách mà gần với thành công nhất thì tôi chọn đức tính kiên trì. Cứ mỗi lần mình gục ngã là mỗi lần mình đứng dậy, chắc chắn sẽ thành công. Nhưng kiên trì là một bông hoa không phải vườn nhà ai cũng mọc, điều này phụ thuộc vào ý chí, nghị lực của mỗi người. Không gì hèn bằng không có ý chí. Mất niềm tin thì không bao giờ lấy lại được. Hãy cứ làm và tin tưởng”, Cô bộc bạch. Cô cũng không ngần ngại kể về những va vấp, gian nan vất vả mà Cô phải trải qua, những bài học xương máu mà Cô phải đánh đổi để có ngày hôm nay. “Phải sống hết mình với tuổi trẻ, dù khó khăn, thử thách thế nào vẫn phải kiên định mục tiêu và không bao giờ bỏ cuộc”, Cô nhắn nhủ.
Trong buổi gặp gỡ, nhiều bạn trẻ thật sự xúc động khi lắng nghe những áng thơ Cô mới sáng tác về công ơn mẹ cha, thầy cô. Với Cô, người có hiếu không phải chỉ dừng lại ở phụng dưỡng cha mẹ mà phải cố gắng nuôi cái chí của cha mẹ. Qua những vần thơ da diết, lay động về công lao trời biển của mẹ cha, Cô đặt ra câu hỏi cho mọi người: “Tại sao ta phải hiếu thảo với cha mẹ?”. Và chính cô, đã trả lời câu hỏi đó bằng tấm lòng lẫn vốn sống của mình. Công ơn chín chữ cù lao được cô tóm gọn lại trong 5 công ơn lớn:
* Công sinh thành: Mẹ ta mang thai chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau, vất vả vô cùng. Cô gợi nhắc lại câu nói mà Cô luôn tâm huyết: “Khi ta chào đời, ta khóc, mọi người cười. Vậy hãy sống làm sao để đến phút cuối cùng của cuộc sống, ta cười, mọi người khóc”. Hãy sống xứng đáng với những gì tạo hoá ban cho. Bất hiếu cũng chính là bất nhân. Với du học sinh Đông Du, cả cuộc đời Thầy đã hy sinh để có được Đông Du như ngày hôm nay, vì vậy mình phải xây dựng Đông Du sao cho xứng đáng với công ơn của thầy cô.
* Công nuôi dưỡng: Cha mẹ không chỉ sinh thành mà còn hết lòng dạy dỗ ta. Hạnh phúc thay người nào còn cha mẹ để tôn thờ phụng dưỡng, hãy quý trọng những giây phút còn có thể dùng để báo đáp công ơn cha mẹ, đừng để sau này cha mẹ mất đi mới hối hận. Bất nhân là bất nghĩa.
*Công dạy dỗ: Cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ ta từ nhỏ. Cô trích dẫn bài học của mẹ cô: “Tiên trách kỉ, hậu cũng trách kỉ, không bao giờ trách cứ con người” =>Trước hết phải trách bản thân mình. Và của ba Cô: “Sống trong đời mình không nhất thiết phải nhất với đời mà phải nhất với chính mình”. Cô áp dụng vào công việc của mình, không bao giờ quên bài học cha mẹ. Bất nhân là bất trí. Cha mẹ là người thầy đầu tiên, suốt đời và toàn diện của mỗi chúng ta!!!
* Công chăm sóc, bảo vệ, giữ gìn: Cha mẹ đối với ta hết mình như vậy ta phải trên kính dưới nhường với cha mẹ. Bất hiếu chính là bất lễ.
* Công tin yêu, ước vọng kế thừa tương lai: Không kế thừa chí nguyện cha mẹ chính là bất tín, bất trung.
Cô nêu lên tấm gương đại hiếu Nguyễn Trãi và đặt câu hỏi “Làm thế nào cho tròn đại hiếu?” Cô khẳng định, cần giữ trọn chữ lễ và chữ trí.
Xuyên suốt buổi họp mặt, hình ảnh Cô xuất hiện không chỉ với tư cách một nhà giáo mà còn thấp thoáng dáng hình một người bà, người mẹ, một người bạn thân thiện, gần gũi.
Sau gần 5 tiếng trò chuyện đầy xúc cảm và nhiệt huyết, buổi gặp gỡ kết thúc trong sự nuối tiếc của Thầy Cô lẫn 80 anh em Đông Du (gồm kohai phát báo và sinh viên các trường Đại học). Còn nhiều lắm những tâm tình mà Thầy Cô muốn gửi gắm, sẻ chia cũng như những băn khoăn mà học trò chúng tôi muốn được tư vấn, tháo gỡ… Đối với những anh em đã sang Nhật, cơ hội được gặp Thầy, nghe Thầy nói chuyện là không nhiều và mỗi lần gặp gỡ lại thêm một bài học chúng tôi nhu nạp được. Đó là những cảm xúc rất thiêng liêng của tình thầy trò, là những kinh nghiệm quý báu của các sempai đi trước truyền lại cho lớp đàn em, là ý chí của ngọn lửa Đông Du được nuôi dưỡng, thắp sáng và chảy bền bỉ qua tầng tầng lớp lớp nhiều thế hệ… Tôi tin rằng sự “máu lửa” của Thầy Cô đã lan tỏa và sẽ mãi cháy sáng trong trái tim, trong khối óc của các anh em Đông Du. Tôi và các bạn - những người đã thụ hưởng tri thức và nhiệt huyết đó, nếu chỉ dừng lại ở sự kính trọng và khâm phục, nếu không nỗ lực để làm một điều gì đó sẽ thực sự là một điều có lỗi với Thầy Cô.
Hình ảnh:
Link
Trần Văn Thọ
GS Đại học Waseda, Nhật Bản
Năm 1853 hạm đội của Đô đốc Perry (Mỹ) đến bến cảng Uraga đòi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa mở của giao thương. Đến năm 1858, Nhật phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ và một số nước Tây phương khác. Mười năm tiếp theo đó là giai đọan cực kỳ rối ren. Nhật đứng truớc nguy cơ có khả năng trở thành thuộc địa của Âu Mỹ trong tình hình nội chiến bùng phát vì các phiên trấn ở phía Nam tập họp lực lượng để đánh đổ chế độ tướng quân Tokugawa, giành lại thực quyền cho thiên hòang. Trước nguy cơ ngoại xâm, lãnh đạo Nhật ở cả hai phe đã khôn khéo không để cho cuộc nội chiến kéo dài và tránh được cuộc đổ máu ở quy mô lớn. Chính quyền Minh Trị thiên hòang ra đời năm 1868, trọng dụng người tài của chế độ cũ và ra sức tiến hành cận đại hóa để theo kịp các nước phương Tây. Một trong những nỗ lực để khởi động công cuộc hiện đại hóa là dịch và phổ biến các sách kinh điển phương Tây, các sách giúp xây dựng chế độ pháp quyền, chế độ kinh tế tiên tiến và xây dựng lối sống văn minh. Qua những trang dưới đây ta sẽ thấy một phần nỗ lực phi thường và sự phấn đấu gian khổ của người Nhật trong nỗ lực tiếp nhận văn minh phương Tây qua dịch thuật.
Dịch thuật và cầu học trước sự tồn vong của quốc gia:
Công cuộc dịch thuật đã bắt đầu từ thập niên 1850, dưới thời Tokugawa. Do nhu cầu phải thuơng lượng với Mỹ, phải tìm hiểu công pháp quốc tế, Tokugawa lập ra Trường học tập phương Tây (Yogakko) năm 1855 để đào tạo cán bộ ngoại giao và thông dịch viên. Lúc đầu trí thức và quan chức Nhật đổ xô đến Nagasaki, thành phố duy nhất mở cửa giao lưu với Hà Lan trong thời thực hiện chính sách bế quan toả cảng của Tokugawa, để thu thập thông tin và sách báo Âu Mỹ. Sau đó trong các phái đoàn gửi sang Mỹ và Âu châu, các thành viên lo săn tìm sách quý và cố mang về Nhật thật nhiều. Từ năm 1863 Yogakko bắt đầu dịch các sách về thiên văn, địa lý, vật lý, hóa học, kinh tế, luật và thống kê. Năm 1868, chính quyền Minh Trị kế thừa và phát triển truờng nầy, các thức giả bên ngoài chính phủ cũng nao nức học tập phương Tây, từ đó công cuộc dịch thuật bước vào giai đọan triển khai mạnh mẽ.
Trong những năm cuối Mạc Phủ và đầu Minh Trị, bốn cuốn sách được đón nhận nồng nhiệt nhất là Tây dương sự tình (phát hành và tái bản trong thời gian từ 1866-1870) của Fukuzawa Yukichi, gồm các phần dịch Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp của Mỹ và các bài viết của tác giả sau chuyến đi khảo sát các nước phương tây; Vạn quốc công pháp (phát hành năm 1865 và năm 1870) do Nishi Amane và sau đó là Shigeno Yasutsugu dịch cuốn Elements of International Law (1836) của Henry Wheaton; Tây quốc lập chí biên (1870-71) của Nakamura Keiu dịch cuốn Self Help của Samuel Smiles (bản phát hành năm 1859); Dữ địa chí lược (xuất bản năm 1870) của Uchida Masao, dịch từ các sách về địa lý của các tác giả người Anh và Hà Lan. Đặc biệt Vạn quốc công pháp trở thành sách gối đầu giừơng của giới trí thức, quan chức và lãnh đạo chính trị.
Mười lăm năm đầu thởi Minh Trị có trên 1.500 cuốn sách xuất bản ở Âu Mỹ đã được dịch ra tiếng Nhật. Dân số của Nhật lúc đó chỉ hơn 30 triệu, điều kiện dịch thuật khó khăn (thiếu tự điển, thiếu người giỏi ngoại ngữ, tư tưởng, khái niệm hoàn toàn mới lạ, v.v.), mà mỗi năm dịch hơn 100 cuốn sách nước ngoài trong đó không ít thuộc loại kinh điển thì đúng là phi thường. Trong các thập niên 1870 và 1880, Tự do chi lý (phát hành năm 1872) dịch từ cuốn On Liberty (1859) của John Stuart Mill, Xã hội bình quyền luận (phát hành trong các năm 1881-84) dịch từ cuốn Social Statics (1851) của Herbert Spencer là những sách dịch bán ra với số lượng hàng trăm ngàn cuốn.
Lãnh đạo các giới của Nhật hồi đó tiếp xúc với văn minh phương Tây thấy cái gì cũng mới lạ, dị chất đối với văn hóa của mình. Đồng thời họ cũng thấy ngay được rằng nền văn minh mới và xa lạ đó chính là nguồn gốc của sức mạnh kinh tế, quân sự của các nước Âu Mỹ, những nước đương dùng sức mạnh đó đi xâm chiếm những nước yếu. Từ nhận định đó Nhật thấy rằng phải nhanh chóng tiếp thu văn minh phương Tây để canh tân đất nước mới tránh được thảm họa mất nước. Do đó phong trào dịch và phổ biến các sách hay của phương Tây lan rộng rất nhanh.
Việc dịch sách nước ngoài để nâng cao trình độ văn hóa của nước mình, để hấp thu những thành quả khoa học, kỹ thuật của nước khác không phải là chuyện mới đối với nhiều nước, nhất là giữa những nước tiên tiến. Nhật trước đó cũng đã dịch nhiều sách về lịch sử, văn học của Trung Quốc. Nhưng kinh nghiệm của Nhật trong nửa sau thế kỷ 19 rất độc đáo: Thực hiện trên quy mô cả nước, thực hiện trong khẩn trương, trong điều kiện khó khăn và nhất là dịch những sách đến từ một nền văn hóa hòan tòan khác mình. Có thể nói Nhật đã lập một kỳ tích và nhờ đó đã khởi động được quá trình cận đại hóa.
Những đặc trưng nhiều ấn tượng:
Thử điểm qua tình hình dịch thuật và sự đón nhận của quần chúng Nhật truớc làn gió mới từ phương Tây tới.
Thứ nhất, các dịch giả phải phấn đấu, vất vả không những chỉ để hiểu chính xác nội dung nguyên tác mà khó khăn không kém là tìm ra khái niệm thích hợp bằng tiếng Nhật. Fukuzawa Yukichi khi dịch câu “all men are created equal” trong Tuyên ngôn độc lập của Thomas Jefferson đã lúng túng với từ equal. Lúc đó chưa có từ bình đẳng, ông phải dịch ý là “con người trời sinh ra ai cũng cùng đi một con đường”. Ảnh hưởng tư tưởng nầy, ông đã nói một câu nổi tiếng (câu đầu tiên viết trong cuốn Gakumon no susume -Khuyến học): “Trời không sinh ra con người ở trên con nguời và không sinh ra con nguời ở dưới con người”. Một thí dụ khác, Nakamura Masanao khi dịch On Liberty của J.S. Mill, gặp từ society ông ta chỉ hiểu ý và hiểu không chính xác nên dịch là “nakama-uchi” hoặc “nakama-doshi” (có nghĩa là “tập hợp những người có quan hệ gần gũi”) và ghi chú thêm đó là “chính phủ”. Mãi đến năm 1878 ở Nhật mới có từ “xã hội” để dịch “society”.
Thứ hai, trong việc dịch thuật, người Nhật đã làm việc khẩn truơng nhưng với thái độ nghiêm túc, cầu thị. Nhiều bản dịch được thực hiện từng phần và hoàn thành qua nhiều năm. Chẳng hạn cuốn Traites de legislation civile et penale của Jeremy Bentham phải dịch nhiều kỳ (tuần tự xuất bản với các tiêu đề Lập pháp luận cương, Dân pháp luận cương và Hình pháp luận cương) bắt đầu từ năm 1876 đến năm 1879 mới hoàn thành. Cuốn Quốc phú luận (An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations) của Adam Smith được dịch một phần vào năm 1870 đến năm 1884 mới bắt đầu được dịch lại và hoàn tất vào năm 1888. Nhiều trường hợp khi phát hiện bản dịch cũ chưa chính xác, hoặc phần giải thuyết, phụ chú chưa đầy đủ, người đi sau lại thực hiện bản dịch mới. Thời kỳ cuối Tokugawa và đầu Minh Trị, do nhu cầu cấp bách, Nhật phải dịch ngay những sách cần thiết trong điều kiện hạn hẹp (thiếu tự điển, thiếu chuyên gia ngoại ngữ). Sau đó trong điều kiện tốt hơn, người sau lại thực hiện bản dịch tốt hơn. Cũng có trường hợp, nhất là về sau nầy khi kinh tế đã phát triển, đối với những cuốn sách kinh điển, nhiều bản dịch được thực hiện đồng thời bởi nhiều dịch giả khác nhau. Dựa theo tư liệu chưa đầy đủ ta cũng thấy cuốn On Liberty của Mill đã được dịch ít nhất là 8 lần qua các năm 1871, 1895, 1914, 1925, 1946, 1947, 1967 và 1971.
Thứ ba, tinh thần cầu học rất mạnh và lan ra cả xã hội nên sách dịch được phổ biến rộng. Vì vậy mà số lượng phát hành rất lớn, nhiều cuốn sách dịch tuy nội dung khó, văn dịch càng khó hiểu, mà lượng phát hành lên tới trên dưới 1% dân số. Đặc biệt giới lãnh đạo chính trị và quan chức là những người đi tiên phong trong việc học tập tư tưởng mới để xây dựng nước. Chuyện kể rằng Sakamoto Ryoma (1835-1867), một chí sĩ có công trong cuộc vận động thay chế độ tướng quân Mạc Phủ bằng chính quyền Minh Trị, đã nói với người bạn đồng hương lâu ngày mới gặp lại rằng “vũ khí quan trọng của thời đại bây giờ không phải là thanh gươm cây kiếm, cũng không phải là súng ống mà là cái nầy đây” (ông rút trong túi ra đưa cho bạn xem cuốn Vạn quốc công pháp vừa được dịch và phát hành năm 1865). Itagaki Taisuke (1836-1919), người lãnh đạo cuộc vận động tự do dân quyền thời Minh Trị, đã xem cuốn Xã hội bình quyền luận là giáo khoa thư về dân quyền, không những ông đã gối đầu giừơng cuốn sách mà còn cổ vũ nhiều người khác đọc. Nhà hoạt động chính trị Mutsu Munemitsu (1844-1897) bị bắt năm 1878 vì bị tình nghi có hoạt động chống chính phủ, ở trong tù ông đã dịch cuốn An Introduction to the Principles of Moral Legislation của Jeremy Bentham và sau khi ra tù đã xuất bản cuốn sách dịch đó (năm 1883). Thời đó dù chính kiến khác nhau, những người yêu nước ai cũng lo tìm cách cận đại hoá đất nước, tìm cách thương lượng thắng lợi với các cường quốc để bãi bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. Mutsu đã dịch cuốn sách của Bentham với hy vọng có thêm tri thức về công pháp quốc tế để chuẩn bị thương lượng với phương Tây về các hiệp ước bất bình đẳng.
Thứ tư, việc chọn sách dịch hầu như không bị hạn chế về mặt tư tưởng hay ý thức hệ nào. Tất cả các sách thuộc loại kinh điển, gói ghém trí tuệ của nhân loại, và sách giúp ích trực tiếp cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế hiện đại và lối sống văn minh đều được đón nhận. Chỉ trong giai đoạn giới quân phiệt lãnh đạo chính quyền với việc ban hành Luật duy trì an ninh năm 1925 (kéo dài đến năm 1945), một số sách không phù hợp với chính sách đối nội và đối ngoại của họ mới bị cấm đoán. Cuốn Tư bản luận của Karl Marx cũng được dịch và xuất bản năm 1919. So với các sách kinh điển khác, việc dịch và phổ biến Tư bản luận có thể nói là khá trễ. Có lẽ có hai lý do giải thích hiện tượng nầy. Một là, nội dung cuốn sách chưa phù hợp với nhu cầu cận đại hoá của Nhật thời Minh Trị. Thời đó giai cấp tư bản chưa thành hình, chưa có sự phân biệt rõ giữa hai giai cấp lao động và tư bản. Thứ hai, trình độ lý luận và khái quát của cuốn sách quá cao, trong nửa sau thế kỷ 19, Nhật chưa có nhiều người có thể dịch chính xác, trong lúc đó nhu cầu dịch những sách khác cao hơn.
Vài lời kết:
Điểm lại vài nét về tình hình dịch thuật của Nhật vào nửa sau thế kỷ 19 ta có thể hiểu được nguyên nhân thành công của công cuộc hiện đại hoá, của chiến lược theo kịp phương Tây của họ. Ngày nay ai cũng thấy sự quan trọng của tri thức trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhật đã khôn khéo hấp thu tri thức và các tư tưởng tiến bộ của nhân loại qua nỗ lực dịch thuật.
Tinh thần cầu học và sự nghiêm túc trong dịch thuật của Nhật Bản hơn 100 năm truớc đáng cho ta suy ngẫm.
Chú: Bài viết tham khảo các tư liệu như Kamei Shunsuke, Kindai Nihon no Honyaku Bunka (Văn hoá dịch thuật thời cận đại Nhật Bản), Chuo Koronsha, 1994; Maruyama Masao va Kato Shuichi, Honyaku to Nihon no Kindai (Dịch thuật và thời cận đại Nhật Bản), Iwanami Shinsho, 1998; Yamaoka Yoichi, Meiji Shoki no Daihonyaku Jidai (Thời đại đại dịch thuật thời sơ kỳ Minh Trị), http://homepage3.nifty.com/hon-yaku/tsushin/ron/bn/maiji.html ; và kết quả các cuộc trao đổi với các đồng nghiệp ở Đại học Waseda. Tác giả cám ơn các giáo sư Shima Yoshitaka (Sử Nhật Bản), Ikeo Aiko (Kinh tế sử), Ikeda Masayuki (Văn hoá Nhật), Koga Katsujiro (Triết học) và Nakano Tadashi (Kinh tế sử) ở Waseda đã dành thì giờ cho tác giả trong những ngày bận rộn cuối năm (2007). Tác giả cũng cảm ơn các anh Bùi Văn Nam Sơn và Nguyễn Xuân Xanh đã đọc bản sơ thảo và góp nhiều ý kiến hữu ích.
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP: Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN LÝ
Tổng hợp: Trịnh Đình Thắng
Ngày 29/8/2012
Chỉ đạo: Thầy Nguyễn Đức Hòe
<Khái quát>
Nhật Bản là một nước tư bản. Tuy nhiên, đất nước này lại không có nhiều tỷ phú. Thu nhập của các tầng lớp xã hội không quá lớn, thậm chí hầu như không có khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Có thể nói, Nhật Bản là một hình mẫu “xã hội chủ nghĩa” mà thế giới cần phải học hỏi. Một trong những nhân tố tạo ra điều này là sự thành công của hệ thống Hợp tác xã (Kyodo Kumiai), mà trong đó, mỗi thành viên là một người chủ, được vận hành theo nguyên tắc dân chủ. Hợp tác xã ở Nhật bao trùm hầu hết các lĩnh vực kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đặc biệt phát triển phải nói đến Hợp tác xã nông nghiệp mà đại diện là JA (Japan Agriculture – Liên hiệp các hợp tác xã toàn quốc Nhật Bản).
Ngược lại, ở Việt Nam, dù mô hình hợp tác xã đã được áp dụng từ lâu, nhưng hầu như nó không hoạt động theo đúng nghĩa. Người nông dân hầu như không hợp tác lẫn nhau, dẫn tới sản xuất nông nghiệp có xu hướng nhỏ lẻ, phân tán, không định hướng. Người nông dân làm ra của cải, nhưng họ chưa được hưởng thụ thành quả lao động đó. Càng làm ra nhiều sản phẩm, họ càng chịu thiệt nhiều. Lý do nằm ở chỗ, mỗi nông dân làm một kiểu, bán một kiểu, mua một kiểu, số lượng ít không tạo ra hiệu quả kinh tế đủ lớn. Để giải quyết vấn đề này, phải phổ biến mô hình Hợp tác xã bền vững, có lợi cho người nông dân.
<Ý nghĩa>
Nông nghiệp Việt Nam khác với Âu – Mỹ, diện tích đất nông nghiệp thường nhỏ, hiếm có nơi nào có đất nông nghiệp 100 ha trở lên. Vì thế, hiệu quả kinh tế thường kém hơn, khó áp dụng cơ giới hóa cho từng đơn vị kinh doanh, khó xây dựng thương hiệu vì lượng hàng quá nhỏ lẻ. Vì thế, các hộ nông dân của Việt Nam có nhu cầu hỗ trỡ lẫn nhau rất lớn.
Điểm quan trọng của Hợp tác xã là: sự hỗ trợ lẫn nhau. Nhu cầu hỗ trợ lẫn nhau thể hiện rất rõ trong lĩnh vực Nông nghiệp. Thí dụ: mua hạt giống, mua phân bón, áp dụng kỹ thuật, dùng chung máy móc, chế biến sau thu hoạch, bán sản phẩm… Mỗi cá thể mua cùng một mặt hàng thì nếu “mua chung” sẽ giảm được giá thành, chí phí vận chuyển. Ngoài ra, quá nhiều cá thể sản xuất sẽ triệt tiêu lẫn nhau, mất sức cạnh tranh. Muốn xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn ra thành thị để chiếm lĩnh thị trường, thì các cá thể phải kết hợp với nhau thành một pháp nhân. Khi đó, sản xuât nông nghiệp mới tạo ra hiệu quả kinh tế, có chiến lược cạnh tranh, nâng cao vị thế kinh tế, vị thế xã hội. Từ đó, mỗi cá thể sẽ ổn định kinh tế gia đình.
<Định nghĩa > (Hợp tác xã: Theo wikipedia tiếng Nhật – dịch sang)
Hợp tác xã (Co-operative) là một tổ chức kinh tế, do những cá nhân, hay nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ có chung mục đích thành lập ra, được sở hữu chung. Hợp tác xã là một tổ chức tương trợ phi lợi nhuận, được vận hành một cách dân chủ, là một phần quan trọng của kinh tế tập thể.
協同組合(きょうどうくみあい)は、共通する目的のために個人あるいは中小企業者等が集まり、組合員となって事業体を設立して共同で所有し、民主的な管理運営を行なっていく非営利の相互扶助組織。連帯経済の主要な担い手である。
(Wikipedia)
<Những nguyên tắc cơ bản của Hợp tác xã> (tham khảo từ Nhật Bản)
(1) Là tổ chức kinh tế có tính tự chủ (có tư cách pháp nhân)
(2) Là tổ chức của nông dân (người lao động), do nông dân chủ động lập ra.
(3) Là tổ chức do nông dân điều hành
(4) Là tổ chức có mục đích hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau
(5) Là tổ chức độc lập về chính trị
(6) V.v..
<Sự sụp đổ của Hợp tác xã kiểu cũ>
Nguyên nhân của sự sụp đổ này cần nói đến là: tính chất của Hợp tác xã kiểu cũ không hề thay đổi trong suốt hơn 25 năm kể từ khi áp dụng kinh tế thị trường (Đổi Mới – 1986). Hợp tác xã kiểu cũ có những quy định không còn phù hợp như: 1) Hợp tác xã là tổ chức kinh tế - hành chính Nhà nước; 2) Tham gia: không tự nguyện mà bắt buộc; 3) Lợi ích chia bình quân theo quy định của Nhà nước.
Rõ ràng là những tính chất trên là rào cản để sản xuất và kinh tế tập thể phát triển. Nếu theo kinh tế thị trường thì những quy định trên phải là: 1) Hợp tác xã là tổ chức kinh tế (tư cách pháp nhân); 2) Tham gia: tự nguyện; 3) Hợp tác xã thuộc về các xã viên, mọi lợi ích đều thuộc về các xã viên.
Ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hiện là chuyên gia tư vấn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cho rằng: “ Cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và đặc điểm kinh doanh của các hợp tác nông nghiệp trong thời kỳ mới, thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập. Đó là tổ chức lại các hợp tác xã theo hình thức vừa làm dịch vụ, vừa kinh doanh để có lợi nhuận cho xã viên và hợp tác xã. Xây dựng các hợp tác xã có khả năng mở rộng sản xuất và tự nó phải chủ động liên kết với thị trường, liên kết với các doanh nghiệp,liên kết với tư thương, thì khi đó mới bảo vệ được quyền lợi của nông dân, khi đó mới tạo điều kiện cho nền sản xuất hàng hoá lớn, khi đó mới có nền nông nghiệp phát triển ổn định gắn với thị trường ”.
<Chức năng của Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới> = những hoạt động chính của HTX (tham khảo từ Nhật Bản)
- Hoạt động mua: mua chung vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của xã viên.
- Hoạt động bán: bán chung những sản phẩm do xã viên làm ra, nhằm đảm bảo giá thành và đầu ra ổn định.
- Hoạt động gia công: thêm giá trị vào sản phẩm trước khi bán, như: cắt, rửa, đóng gói, chế biến thực phẩm…
- Hoạt động tài chính: giống như vai trò của 1 ngân hàng, phục vụ nhu cầu tài chính của xã viên.
- Hoạt động hướng dẫn: hỗ trợ về kỹ thuật, kinh doanh, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển.
- Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất: cùng đầu tư cơ sở vật chất có giá trị cao nhưng nhu cầu lớn, như: máy móc, phương tiện vận tải, bãi tập kết, nhà kho,… phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Các hoạt động khác như: phúc lợi xã hội, bảo hiểm nông nghiệp, mở doanh nghiệp kinh doanh chung, liên kết – hợp tác với các tổ chức kinh tế, xã hội khác…
<Kết luận>
Hợp tác xã do cá nhân tự nguyện đóng góp, nên họ là một nhà đầu tư. Những ý kiến của mỗi cá nhân đều được tôn trọng và thực thi khi nhận được sự đồng thuận của đa số. Hơn nữa, mỗi cá nhân sẽ nỗ lực tham gia, thể hiện trách nhiệm để lợi ích nhận được ngày càng lớn hơn.
Hợp tác xã thuộc sở hữu của các thành viên tham gia. Do đó, Hợp tác xã hoạt động chỉ nhằm phục vụ lợi ích của các thành viên đó. Những hỗ trợ của hợp tác xã sẽ giúp cho sản xuất nông nghiệp bền vững hơn, chất lượng hơn, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường. Hợp tác xã còn chăm lo đời sống của các thành viên, giúp cuộc sống địa phương thêm phong phú.
(Dịch thuật + Tổng hợp)
Cùng với việc phát hành hai cuốn sách Góp sức mùa thi,大学説明会là hoạt động hằng năm diễn ra vào khoảng cuối tháng 9,đầu tháng 10 tại các vùng trên khắp nước Nhật nhằm giúp đỡ kohai trong việc chọn trường,chọn ngành,chuẩn bị hồ sơ thi…Buổi 大学説明会2012-2013 tại Tokyo sẽ diễn ra từ 11:00~17:00 chủ nhật ngày 30/9.大学説明会năm nay không chỉ có sự góp mặt của các anh chị sempai các khóa trước,các kohai mà còn có cả đại diện của 高専 và một số trường 私立.Cuốn Góp sức mùa thi số 2 cũng sẽ được trao tại buổi lễ.
Buổi lễ sẽ được diễn ra vào đúng 11:00.Để không bỏ lỡ nhiều thông tin quan trọng,mong các bạn đến đúng giờ quy định.
Xem ドンズー大学説明会 ở bản đồ lớn hơn
Nội dung của buổi lễ gồm các phần chính sau(dự kiến):
Do điều kiện hội trường chỉ có thể sử dụng đến 17:00 nên chỉ có thể tổ chức buổi lễ đến 17:00,mong mọi người thông cảm.
11:00~12:00:Khai mạc
Tổng kết kết quả thi ryu tháng 6
So sánh sự khác nhau giữa trường quốc lập,công lập,tư lập
12:00~12:30:Nói chuyện của 日本電子専門学校
12:30~13:00:Nghỉ giải lao và phát sách Góp sức mùa thi
13:00~13:30:Hướng dẫn về các bước thi đại học
13:30~14:00:Giới thiệu về một số học bổng
14:00~14:30:Kinh nghiệm của sempai
14:30~17:00:Giao lưu giữa sempai và kohai.
Địa điểm:
神奈川県川崎市中原区今井南町 514-1 川崎市生涯学習プラザ 301号
Trang sự kiện trên Facebook
www.facebook.com/events/412854188773742/
Cơ quan Hải dương Nhà nước (SOA) và Bộ Dân sự của Trung Quốc hôm qua đã công bố danh sách các tên được tiêu chuẩn hóa cho các thực thể địa lý trên quần đảo Điếu Ngư và các đảo nhỏ đang trang tranh chấp với Nhật Bản.
Bản danh sách này là động thái mới nhất của Bắc Kinh đối với quần đảo tranh chấp hiện đang trong quyền kiểm soát của Tokyo tại biển Hoa Đông.
Nhật Bản gọi các đảo này là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Kế hoạch này nhận được phản ứng dữ dội từ phía truyền thông cũng như dư luận Trung Quốc.
Làn sóng biểu tình và thậm chí chống Nhật dâng cao tại các thành phố Trung Quốc. Trong khi đó, tân Đại sứ Nhật tại Bắc Kinh đã qua đời đột ngột chỉ vài ngày sau khi được bổ nhiệm và dự kiến nhậm chức vào tháng Mười tới.
Các doanh nghiệp Nhật tại Trung Quốc cũng tạm thời đóng cửa trước làn sóng biểu tình bạo lực của người dân.
Đáp lại, hôm nay, người dân Nhật cũng lên kế hoạch biểu tình chống Trung Quốc trước những căng thẳng liên quan tới quần đảo này.
Những người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo để phản đối "hành động xâm lược" và các cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc.
Đây được coi là cuộc tuần hành lớn nhất của Nhật kể từ khi nổ ra hàng loạt cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc và căng thẳng giữa hai nước leo thang.
Cây cầu mang tên Khủng Long ở Tokyo sẽ đi vào hoạt động từ cuối tuần này sau 10 năm xây dựng nhằm giảm tắc nghẽn giao thông.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, cầu có thể cho lưu thông 32.000 phương tiện/ngày, và giảm thời gian di chuyển tới các cảng container ở vịnh Tokyo. Ước tính, mỗi năm, cây cầu có thể mang lại 19 tỷ yên (246 triệu USD) lợi ích kinh tế cho Nhật Bản.
Mục đích xây dựng cây cầu ban đầu nhằm phục vụ nhu cầu đón du khách, theo dự tính Nhật Bản có thể đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympics 2016. Tuy nhiên, hiện cầu Khủng Long sẽ được sử dụng nhằm giảm tắc nghẽn giao thông ở thành phố Tokyo với dân số hơn 35 triệu người.
Đặc biệt, cầu được cho là sẽ hỗ trợ đáng kể cho hoạt động tại cảng container ở vịnh Tokyo, cảng sầm uất nhất của Nhật Bản.
Theo kết quả của một cuộc điều tra, cho tới cuối năm 2011, đã có khoảng 208 công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam, con số cao kỷ lục trong vòng 15 năm qua. Con số này còn được hy vọng là sẽ tăng mạnh vào năm 2012, với số vốn khoảng 1,8 tỷ USD sẽ được rót vào Việt Nam.
Theo số liệu của cơ quan xúc tiến thương mại tại Việt Nam – Jetro, mặc dù Nhật Bản đứng sau Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore xét về vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam, họ vẫn đứng đầu về tỷ lệ vốn được đầu tư thực tế.
Các công ty Nhật Bản có xu hướng đầu tư mạnh vào Việt Nam là bởi họ nhìn thấy được một tương lai rạng ngời từ thị trường của một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Hơn thế nữa, lí do còn bởi thế lực của đồng Yên hiện tại rất mạnh so với đồng Việt, số người ở độ tuổi lao động của Việt Nam lại dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu về lực lượng lao động cho các công ty Nhật, với mức lương thấp từ 1/3 đến ½ so với con số 300 USD mà lao động khu vực miền Nam Trung Quốc đòi hỏi.
Ông Tony Foster, giám đốc điều hành của công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer tại Việt Nam, khẳng định các công ty Nhật đã nhiệt tình đầu tư hơn từ sau trận động đất và sóng thần tác động xấu đến Nhật vào tháng 3/2011. Theo ông Foster: “Các công ty Nhật đang nhận ra rằng họ sẽ không tồn tại nếu chỉ ở Nhật. Chính phủ Nhật hỗ trợ doanh nghiệp vào Việt Nam bởi nhiều lý do, trong đó, có lý do bởi sự ổn định của chính trị tại Việt Nam”.
Làn sóng đầu tư mạnh mẽ này dấy lên nhu cầu về nhân viên biết và thông thạo tiếng Nhật. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Việt Nam, chưa có nhiều trường đại học, cao đẳng hay trung tâm đào tạo tiếng Nhật. Do đó, lực lượng này còn rất thiếu và yếu. Theo các chuyên gia, sự thực này cũng có thể coi là cánh cửa rộng lớn đối với những người biết tiếng Nhật hoặc đã từng đi du học Nhật Bản, đã có điều kiện tiếp xúc với văn hóa làm việc của người Nhật, và hiểu văn hóa Nhật Bản.
Mai Mai (Việt-SSE)
Nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có thể mang nhiều đồ dùng cá nhân hơn khi đi du học, VietNam airlines đã tăng mức tiêu chuẩn hành lý ký gửi dành cho khách hàng hạng dịch vụ phổ thông từ 30kg lên 40 kg, áp dụng cho hành trình giữa Nhật Bản và Việt Nam.
Việt-SSE xin thông báo để các vị phụ huynh và các em học sinh được biết, thuận tiện hơn cho việc sắp xếp, chuẩn bị hành lý đi du học.
(Việt-SSE)
Con người có thể du ngoạn vũ trụ bằng thang máy vào năm 2050 nếu tham vọng của một tập đoàn xây dựng Nhật Bản trở thành hiện thực.
Obayashi, tập đoàn có trụ sở tại thành phố Tokyo, muốn xây dựng một thang máy không gian trong khoảng thời gian từ nay tới giữa thế kỷ, báo Yomiuri Shimbunđưa tin. Thang máy này sẽ đưa con người lên phía trên với tốc độ khoảng 200 km/h. Với tốc độ đó, hành khách sẽ tới một trạm không gian ở độ cao 36.000 km trong vòng gần một tuần.
Theo tầm nhìn của tập đoàn Obayashi, một dây cáp sẽ được kéo từ mặt đất tới độ cao 96.000 km – tương đương khoảng một phần tư khoảng cách từ trái đất tới mặt trăng. Đầu phía trên của cáp sẽ được nối với một thứ gì đó, chẳng hạn như trạm không gian.
Hình minh họa một thang máy vũ trụ. Ảnh: thetechlusion.com.
Một khoang có khả năng chứa 30 người sẽ di chuyển dọc theo dây cáp. Có thể nó sẽ sử dụng các động cơ từ trường truyền động thẳng để tạo lực đẩy. Trạm không gian ở phía trên sẽ có khu vực sinh hoạt và nghiên cứu khoa học, cùng với những thiết bị sản xuất điện từ ánh sáng mặt trời. Điện trên trạm có thể được truyền xuống mặt đất.
Chi phí có thể là thách thức lớn nhất đối với dự án xây dựng thang máy vũ trụ.
“Vào thời điểm hiện tại chúng tôi không thể tính toán chi phí dành cho dự án. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ thực hiện từng bước vững chắc để đảm bảo rằng ý tưởng của chúng tôi sẽ không kết thúc giống một giấc mơ”, một nhà quản lý cấp cao của Obayashi phát biểu.
Ý tưởng của Obayashi không phải là duy nhất. Các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) từng đề cập tới khả năng sử dụng các ống nano carbon để dựng thang máy lên vũ trụ. Mới đây NASA đã tài trợ Space Elevator Games – một cuộc thi được tổ chức để tìm kiếm những ý tưởng thiết kế thang máy vũ trụ độc đáo và khả thi nhất.
Theo Vnexpress
Robot Telesar V của Nhật Bản đã tạo nên bước đột phá công nghệ mới với khả năng bắt chước người điều khiển như những chiến binh trong bộ phim Avatar nổi tiếng.
Người điều khiển chỉ cần đeo chiếc mũ gắn màn hình hiển thị 3D trên đầu, găng tay điều khiển đặc biệt là đã có thể ra lệnh cho robot Telesar V một cách chi tiết nhất những chuyển động theo ý muốn từ xa, thậm chí là nhìn, nghe và cảm nhận được những vật thể mà robot trải nghiệm.
Với cấu tạo 8 khớp trên cổ tay và 7 khớp trên cánh tay, robot thông minh có thể di chuyển theo 7 hướng khác nhau, cùng với chiếc máy camera gắn trên đầu kết nối với màn hình hiển thị 3D, người điều khiển có thể quan sát mọi sự việc xảy ra xung quanh con robot.
Robot Telesar V bắt chước chính xác yêu cầu hành động của người điều khiển
Đồng thời nhờ bộ găng tay mỏng làm từ vật liệu nhân tạo gắn các thiết bị bán dẫn và động cơ nhỏ xíu, người điều khiển hoàn toàn cảm nhận được vật thể mà bàn tay cơ khí của robot chạm vào từ lực ấn, độ mềm, hay nhiệt độ nóng, lạnh.
Microphone gắn trên robot sẽ thu nhận âm thanh và cho phép người điều khiển ra lệnh thông qua hệ thống loa của hình ảnh đại diện. Thậm chí, các đồ vật nhỏ như mảnh ghép xếp hình logo, robot Telesar V vẫn có thể cầm nắm một cách thuần thục theo yêu cầu của người điều khiển.
Các nhà khoa học hy vọng robot siêu thông minh Telesar V sẽ được ứng dụng trong những trường hợp nguy hiểm như sửa chữa và thăm dò các lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ phóng xạ. Ví dụ như trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima – nơi nồng độ phóng xạ quá cao có thể gây tử vong cho công nhân nhà máy. Trong tương lai, Telesar V còn được sử dụng để gỡ bom, khám phá vũ trụ và thậm chí phẫu thuật y tế.
Người điều khển có thể quan sát mọi góc nhìn của robot Telesar V
Hiện các nhà nghiên cứu tại Đại học Keio, Nhật Bản đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển robot Telesar V, giúp nó trở thành robot giống con người nhất từ trước tới nay.
Giáo sư Susumu Tachi tại Đại học Keio chia sẻ: “Robot Telesar V cho phép con người xuất hiện một cách an toàn ở những nơi cực kỳ nguy hiểm”.
Theo Infonet
1. Công cụ chống lão hóa “thú mỏ vịt”
Khi chị em phụ nữ đeo nó vào miệng, nó sẽ như một bài tập thể dục tăng cường điều hòa cơ môi, cơ mặt, ngăn ngừa nếp nhăn và giúp khuôn mặt trẻ trung hơn. Khi hình ảnh đầu tiên của dụng cụ này được đăng tải trên mạng, nhiều người đã tưởng đây chỉ là trò đùa. Nhưng nó là một sản phẩm có thật và giá cũng không hề rẻ, một chiếc khoảng 8,3 USD (tương đương 174.000 VNĐ).
2. Búp bê biết khóc
Công ty sản xuất đồ chơi Tomy ở Tokyo, Nhật Bản đã cho ra mắt một loại búp bê cực độc đáo tại triển lãm đồ chơi vào tháng 2 vừa qua. Sản phẩm đồ chơi này hoàn toàn khác với những kiểu dáng và tính năng của búp bê thông thường. Nhiều khách hàng đặc biệt là trẻ em bị thu hút bởi loại búp bê này không chỉ vì chúng sở hữu gương mặt xinh xắn mà còn biết… khóc khi bị tiêm. Theo kế hoạch, công ty Tomy sẽ đưa dòng búp bê đặc biệt này ra thị trường vào tháng 6 tới đây.
3. Thuốc làm thơm “sản phẩm cuối cùng của hệ bài tiết”
Có rất nhiều người không chịu nổi các chất bài tiết của chính mình, vì thế người ta đã tạo ra một loại thuốc giúp xóa tan nỗi lo lắng này. Đó là thuốc “Etiquette Up”, sản phẩm của thẩm mỹ viện Takano Yuri tại Nhật Bản. Những viên thuốc “Etiquette Up”này có tác dụng làm cho chất bài tiết của người sử dụng thải ra có mùi thơm liên tục trong 3 ngày.
Với những người luôn muốn ngửi thấy mùi thơm trong nhà vệ sinh thì loại thuốc này thật hữu hiệu phải không? Trong 6 tháng ra mắt, nhà sản xuất đã bán được 600.000 lọ. Tuy nhiên, sau đó “số phận” loại thuốc này đi về đâu không ai rõ…
4. Sản phẩm làm nhiễu “tiếng ồn” khi đi WC
Chắc hẳn ai cũng từng xấu hổ khi nghe những “tiếng ồn nhạy cảm” mà người khác đang sử dụng từ phòng tắm đúng không? Trên trang web của Japan Trend Shop có một sản phẩm độc đáo giúp bạn tránh khỏi những ngại nhùng khi đi WC. Đó là thiết bị xinh xắn có tên Eco-Otome.
Đây là một sản phẩm được thiết kế với hình dạng bé nhỏ, có thể đeo bên người như phụ kiện điện thoại. Khi dùng sản phẩm này, mỗi khi bạn đi WC, bạn chỉ cần ấn nút 2 lần để kích hoạt âm thanh nước xả trong 25 giây, điều này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề “tiếng ồn nhạy cảm” một cách hữu hiệu.
Người dùng duyệt diễn đàn này: Không có thành viên nào đang trực tuyến và 2 khách